Nhiều F0 nặng vượt ‘bão cytokine’

Sau hơn 10 ngày điều trị tích cực và lọc m.áu liên tục vì “ bão cytokine”, ba nam bệnh nhân Covid-19 nguy kịch đã hồi phục ngoạn mục.

Bệnh nhân trẻ t.uổi nhất, 33 t.uổi, ngụ quận Gò Vấp. Anh có kết quả xét nghiệm dương tính Covid-19, khi test nhanh trước khi vào viện để chăm sóc mẹ ốm tại Bệnh viện Xuyên Á. Lúc này bệnh nhân không có triệu chứng ho sốt, chỉ hơi mỏi cơ, sức khỏe hoàn toàn ổn định, nồng độ oxy m.áu (SpO2) đạt 99%, được chẩn đoán mắc Covid 19 thể nhẹ.

Tuy nhiên đến ngày 6/9, (sau nhập viện 7 ngày), bệnh nhân bắt đầu khó thở, SpO2 tụt còn 94%, nghe phổi ran nổ (dấu hiệu xẹp phổi), hình ảnh X-quang cho thấy phổi tổn tương hai đáy. Bệnh nhân được điều trị viêm phổi Covid-19 với thở oxy, dùng thuốc corticoid, kháng đông, kháng sinh.

Đến ngày 9/9, bệnh nhân khó thở nhiều hơn, thở nhanh 35 lần/phút, bứt rứt, hốt hoảng, tổn thương phổi tiến triển nhiều hơn, xét nghiệm chỉ điểm bão cytokine. Bệnh nhân được lọc m.áu hấp phụ trong hai ngày liên tục. Sau lọc m.áu bệnh nhân giảm khó thở, khỏe hơn, nhịp thở êm và giảm nhu cầu oxy, hình ảnh X-quang phổi thấy tổn thương giảm hẳn. Bệnh nhân tiếp tục được lọc m.áu ngày 12/9 và đang tiến triển tốt.

Hai nam bệnh nhân khác, 48 t.uổi, ngụ quận Tân Bình và 51 t.uổi, ngụ huyện Bình Chánh, không có bệnh nền. Cả hai được đưa đến Bệnh viện Xuyên Á trong tình trạng viêm phổi do Covid-19 mức độ nặng, suy hô hấp, SpO2 tụt. Họ được điều trị tích cực, bệnh cảnh vẫn tiến triển nặng hơn, phổi tổn thương thêm, khó thở nặng phải thở oxy lưu lượng cao. Các xét nghiệm cho thấy họ bị “bão cytokine”, có chỉ định lọc m.áu hấp phụ cytokine nhiều ngày. Riêng F0 51 t.uổi nặng hơn, phải điều trị kết hợp kháng sinh chống bội nhiễm, thở máy.

May mắn, các bệnh nhân đáp ứng điều trị, vượt “bão cytokine” thành công, giảm dần hỗ trợ oxy và hồi phục sức khỏe, xuất viện.

Nam bệnh nhân 33 t.uổi chụp ảnh cùng bác sĩ khi đã vượt “bão cytokine” thành công. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Vũ Lệ Anh, Trưởng Khoa điều trị Covid-19, Bệnh viện Xuyên Á, ngày 19/9 cho biết, “bão cytokine” phổ biến trong Covid-19. Bão xảy ra khi cơ thể đáp ứng miễn dịch thái quá để chống lại virus, tạo ra lượng lớn các chất trung gian gây viêm, kích hoạt đông m.áu, khiến tổn thương đa tạng và t.ử v.ong nhanh chóng. Lọc m.áu hấp phụ là kỹ thuật cao, dùng màng lọc đặc biệt có chức năng hấp phụ các cytokine ngay lập tức, nhằm giảm tổn thương các cơ quan do các chất trung gian viêm cơ thể tạo ra.

Theo bác sĩ Lệ Anh, bệnh viện điều trị rất nhiều ca F0 nặng, nguy kịch, như ba bệnh nhân trên đều trẻ (dưới 65 t.uổi), không có bệnh lý nền nhưng khi mắc Covid-19 thì rất nặng, nguy cơ t.ử v.ong cao. Do đó, việc điều trị, chăm sóc cho bệnh nhân cần tổng hợp các phác đồ, như hồi sức tích cực, theo dõi sát sao, chăm sóc toàn diện, miễn dịch thụ động, bổ trợ nâng cao thể trạng. Từ đó, phát hiện sớm các dấu hiệu trở nặng, để can thiệp kịp thời, nâng cao cơ hội sống và hồi phục cho người bệnh.

Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á là một trong số các cơ sở y tế tư nhân đầu tiên tại TP HCM tham gia “chia lửa” chống dịch cùng thành phố. Đơn vị hoạt động theo mô hình bệnh viện “tách đôi” với 125 giường Covid-19, hoạt động từ ngày 6/8. Bệnh viện đã điều trị khoảng 900 bệnh nhân Covid-19, trong đó hàng trăm ca nặng phải đưa vào hồi sức tích cực. Đến nay, khoảng 600 bệnh nhân đã được xuất viện, các trường hợp còn điều trị đa phần diễn tiến tốt.

F0 trẻ dễ gặp ‘bão cytokine’

Hiện tượng “bão cytokine” – phản ứng miễn dịch thái quá, chủ yếu ảnh hưởng đến người trẻ t.uổi, khỏe mạnh, gây tổn thương phổi, gan và có thể dẫn đến t.ử v.ong.

Trong làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai hồi giữa năm nay, bệnh viện tại Ấn Độ có nhiều bệnh nhân dưới 50 t.uổi, khỏe mạnh và không bệnh nền. Đặc điểm chung của họ là chuyển nặng rất nhanh, chỉ 3-5 ngày sau khi được chẩn đoán nhiễm nCoV.

Những bệnh nhân này bị tổn thương phổi lan rộng, lượng oxy giảm nhanh và lâu hồi phục. Hiện tượng này gọi là “bão cytokine”, phổ biến trên thế giới với bệnh nhân Covid-19. Khi cơ thể lần đầu tiếp xúc với virus hoặc vi khuẩn, hệ thống miễn dịch được kích hoạt “chiến đấu” với các yếu tố xâm nhập. Những phân tử cytokine có vai trò rất quan trọng, tạo ra một loạt tín hiệu để tế bào sắp xếp phản ứng virus hay vi khuẩn. Thông thường, phản ứng miễn dịch càng mạnh, cơ hội đẩy lùi mầm bệnh càng cao.

Khi virus bị bất hoạt, hệ thống miễn dịch đáng lẽ trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên, ở một số người, hệ miễn dịch vẫn làm việc ngay cả sau khi virus không còn hoạt động nữa, tiếp tục giải phóng cytokine. Số cytokine này tấn công trở lại nhiều cơ quan thay vì bảo vệ, bao gồm gan và phổi, gây rối loạn các chức năng cơ thể, khó thở, đông đặc phổi, rối loạn đông m.áu… cuối cùng dẫn đến t.ử v.ong.

Theo các bác sĩ, những người trẻ, khỏe mạnh, không bệnh nền, khi mắc Covid-19 dễ gặp biến chứng “bão cytokine”. Người cao t.uổi cũng có thể gặp, song do hệ miễn dịch của họ tương đối yếu, các tác động thường nhẹ và không gây t.ử v.ong.

Trong làn sóng Covid-19 thứ hai tại Ấn Độ, nhiều bệnh nhân 20-30 t.uổi có triệu chứng nghiêm trọng. Các chuyên gia cho rằng, một trong những lý do là họ chủ quan và khám bệnh muộn, song nguyên nhân trực tiếp là do “bão cytokine”.

Theo phó giáo sư Sreedhar Chinnaswamy của Viện Di truyền Y sinh Quốc gia Ấn Độ, người Ấn Độ thường xuyên tiếp xúc với các loại mầm bệnh nội bào khác nhau. Hệ thống miễn dịch luôn trong trạng thái cảnh giác và được huấn luyện để chống lại tác nhân gây bệnh. Vì vậy, ban đầu khả năng miễn dịch đủ để bảo vệ cơ thể trước chủng nCoV gốc, không nguy hiểm bằng biến thể Delta. Điều này khiến họ chủ quan trong đợt dịch sau, đến viện điều trị muộn nên dễ gặp biến chứng.

Bác sĩ kiểm tra kết quả chụp phổi của bệnh nhân Covid-19 tại ICU Bệnh viện Wockhardt, Mumbai hồi tháng 5. Ảnh: AP

Chuyên gia tư vấn nội khoa Rahul Jain của Phòng khám Belle Vue, cho rằng khi người già và trung niên đã được tiêm chủng đầy đủ, thanh thiếu niên trở thành nhóm dễ bị tổn thương nhất.

“Họ chưa được bảo vệ, còn tự tin rằng mình sẽ không chuyển nặng. Nhưng biến thể Delta khác với chủng nCoV đầu, nó nghiêm trọng hơn nhiều, không bỏ qua người khỏe mạnh. Thực tế phần lớn bệnh nhân của chúng tôi là thanh thiếu niên”, Jain nhận định.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Mỹ. Tại Philadelphia, một nửa số ca nhiễm là bệnh nhân dưới 40 t.uổi. Giai đoạn dịch vào năm ngoái, 20% người nhiễm nCoV nhập viện ở độ t.uổi 20-44.

Tại New South Wales, Australia, từ tháng 6 đến tháng 7, 26% số bệnh nhân nhập viện t.uổi 30-49 t.uổi, là nhóm tỷ lệ cao nhất. Có những thiếu niên phải điều trị tại khu hồi sức tích cực.

Hiện, các nhà khoa học chưa thể giải thích vì sao Covid-19 hay các bệnh do virus gây ra lại khiến hệ miễn dịch phản ứng thái quá. Theo tiến sĩ Julie Fitzgerald, Bệnh viện Nhi Philadelphia (CHOP), triệu chứng của “bão cytokine” là sốt, huyết áp cao, lượng oxy giảm và suy nội tạng. Số khác có thể hình thành sẹo hoặc xơ hóa phổi.

Tình trạng “bão cytokine” cũng được ghi nhận xuất hiện ở nhiều bệnh nhân Covid-19 tại Việt Nam. Trong đó, bệnh nhân cytokine nghiêm trọng được nhắc đến nhiều nhất là “bệnh nhân 91” – phi công người Anh 43 t.uổi, béo phì, ca nặng nhất Việt Nam vào giữa năm 2020.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *