Người phụ nữ bị sốc tim nặng do nhồi m.áu, 6 lần ngừng tim, gia đình có ý định xin cho bệnh nhân về trước Tết, nhưng quyết định “còn nước còn tát” của bác sĩ đã cứu sống bệnh nhân.
Người phụ nữ lớn t.uổi, nhập viện vì đau ngực trái, chẩn đoán sốc tim do nhồi m.áu cơ tim cấp, được chuyển từ Trung tâm y tế huyện Hạ Hòa lên Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.
Lúc vào viện cấp cứu, bệnh nhân đã trong tình trạng sốc tim rất nặng, huyết áp tụt thấp và mạch rời rạc. Sau 5 phút nhập viện, dù được hồi sức tích cực ngay nhưng người bệnh đã xuất hiện ngừng tim. Lập tức, quy trình cấp cứu ngừng tuần hoàn cho người bệnh được bác khoa Cấp cứu nhanh chóng kích hoạt.
Liên tục trong gần 1 giờ, bệnh nhân có nhịp tim trở lại sau mỗi lần cấp cứu, tổng cộng 6 lần trái tim ngừng đ.ập, mỗi lần đ.ập lại chỉ được khoảng 3-5 phút.
Người bệnh được chuyển đến khoa Hồi sức yêu cầu trong tình trạng rất nặng với 7 lần ngừng tim. Ảnh: BVCC
Tưởng chừng không còn hi vọng, gia đình có ý định xin cho người bệnh về. Tuy nhiên, với tinh thần “còn nước còn tát”, sau lần thứ 6 tim bệnh nhân đ.ập trở lại, bác sĩ nhanh chóng hội chẩn liên chuyên khoa. Người bệnh được chuyển thẳng lên phòng can thiệp tim mạch với tình trạng hôn mê sâu, đồng tử 2 bên giãn tối đa, huyết áp phụ thuộc 3 thuốc vận mạch liều rất cao.
Kết quả chụp động mạch vành cho thấy tổn thương nặng 3 thân động mạch vành, trong đó có nhánh động mạch vành phải tắc hoàn toàn. Bệnh nhân được đặt stent khẩn trương tái thông dòng m.áu cấp nuôi cho tim và đặt máy tạo nhịp tạm thời.
Tuy nhiên, sau can thiệp người bệnh tiếp tục ngừng tim lần thứ 7. Bác sĩ tiếp tục cấp cứu ngừng tim trong 10 phút. Khi có tim đ.ập trở lại, người bệnh được chuyển về khoa hồi sức yêu cầu.
Nhận định đây là một trường hợp người bệnh rất nặng, cần được can thiệp các kỹ thuật chuyên sâu, kíp trực đã khẩn trương chuẩn bị máy thở máy lọc m.áu liên tục, máy thăm dò huyết động xâm lấn, hệ thống bơm tiêm điện… để nhanh chóng hồi sức tích cực cho người bệnh.
Lúc này, bệnh nhân hôn mê sâu, đồng tử giãn tối đa, phản xạ ánh sáng rất yếu, sốc nặng. Các kết quả xét nghiệm cho thấy người bệnh toan chuyển hoá rất nặng, suy đa cơ quan, rối loạn điện giải nặng. Hệ thống hồi sức tim phổi ngoài màng cơ thể (ECMO) cũng được chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống diễn biến xấu hơn.
Sau 24 giờ liên tục hồi sức tích cực, những tín hiệu của sự sống phục hồi dần. Các thuốc vận mạch được giảm liều, chức năng thận dần hồi phục, người bệnh có nước tiểu trở lại. Đặc biệt khi dừng t.huốc a.n t.hần người bệnh bắt đầu có đáp ứng đau khi kích thích.
Ba ngày sau, người bệnh được rút ống nội khí quản, kết thúc lọc m.áu và tháo rời các thiết bị y tế hỗ trợ. Đến ngày 5/2, ngày thứ 5 sau điều trị, tình trạng hô hấp, huyết áp ổn định. Đặc biệt người bệnh hoàn toàn tỉnh táo, không có bất kỳ di chứng thần kinh nào.
Sau 1 ngày sốt nhẹ, b.é g.ái 5 t.uổi bị nguy kịch do viêm cơ tim tối cấp
Bệnh nhi đau ngực, ói, tay chân lạnh, lơ mơ, môi tái, chi mát và rơi vào tình trạng nguy kịch… chỉ sau 1 ngày sốt nhẹ.
Chiều 22.1, BSCK2 Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho hay, các bác sĩ ở đây vừa kịp thời cứu sống b.é g.ái bị nguy kịch do viêm cơ tim tối cấp, sốc tim.
Bệnh nhi Đ.T.T.T (5 t.uổi, ngụ huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ) đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố – Ảnh: BVCC
Theo bác sĩ Tiến, b.é g.ái này là cháu Đ.T.T.T (5 t.uổi, ngụ huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ). Cách nhập viện 2 ngày, bé T. bị sốt nhẹ, than mệt, nhức đầu nhưng một ngày sau đó, bệnh nhi đau ngực, ói, tay chân lạnh. Bé được đưa vào bệnh viện địa phương trong tình trạng sốc, rối loạn nhịp tim, xét nghiệm troponin I tăng cao nên được hỗ trợ hô hấp đặt nội khí quản để thở, truyền adrenalin và chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
Bác sĩ Tiến cho biết, lúc này, bệnh nhi lơ mơ, môi tái, chi mát, CRT dưới 3 giây, huyết kẹp tụt 70/50mmHg, tĩnh mạch cổ nổi, mạch quay nhẹ khó bắt, nhịp tim không đều. Monitor nhịp nhanh 200 – 220 lần/phút, đo ECG ghi nhận nhịp nhanh thất, thở qua nội khí quản.
Bệnh nhi được tiến hành xét nghiệm men tim Troponin I, CK-MB tăng cao, siêu âm tim giảm phân suất tống m.áu EF còn 20 – 24% (bình thường EF 60 – 80%). Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị viêm cơ tim tối cấp, sốc tim, rối loạn nhịp tim.
Bệnh nhi tiếp tục được thở máy, vận mạch adrenalin, dobutamin, dopamine, sử dụng thuốc chống loạn nhịp lidocain nhưng tình hình vẫn không cải thiện.
Bệnh viện tiến hành hội chẩn và quyết định tiến hành đặt cannula động mạch đùi và tĩnh mạch đùi, mồi dịch hệ thống máy ECMO (oxy hóa m.áu qua màng ngoài cơ thể), kết nối với bệnh nhân chế độ V-A ECMO.
“Chúng tôi tiếp tục điều trị thuốc chống loạn nhịp, truyền m.áu, tiểu cầu, điều chỉnh điện giải, toan kiềm, chống đông hệ thống ECMO bằng heparine, sử dụng lợi tiểu để giảm tải thất trái, kháng sinh điều trị bội nhiễm phổi. Nhưng tình trạng sức khỏe của bệnh nhi vẫn phức tạp, huyết áp dao động, nhịp tim dao động, tổn thương gan, thận”, bác sĩ Tiến nói.
Sau 12 ngày đêm chạy ECMO, các bác sĩ đã nỗ lực xử trí các chuyển biến bất thường của nhịp tim, cơ tim và huyết động; điều trị hỗ trợ các cơ quan gan, thận, điều chỉnh điện giải, kiềm toan nên tình trạng tim của bệnh nhi đã hồi phục dần.
“Hiện rối loạn nhịp của bệnh nhi chuyển sang nhịp xoang bình thường, cải thiện phân suất tống m.áu EF 48 – 54%, huyết áp ổn định khi làm nghiệm pháp calibre máy ECMO. Bệnh nhi được cai ECMO, rút cannula mạch m.áu và tiếp tục điều trị hỗ trợ tại Khoa Hồi sức tích cực”, bác sĩ Tiến cho biết.
Qua trường hợp trên, bác sĩ Tiến cảnh báo, vào thời điểm giao mùa như hiện nay, thời tiết thất thường: sáng nóng, tối lạnh, có thể xuất hiện các trường hợp nhiễm siêu vi biến chứng viêm cơ tim t.rẻ e.m và người lớn với biểu hiện như: sốt nhẹ, người mệt mỏi, đau đầu, ói, đau bụng, sắc mặt xanh tái, tay chân tái, móng chân tay tái, ngất, đau ngực… Nếu xảy ra các hiện tượng trên, chúng ta nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa nhi để được thăm khám, định bệnh chẩn đoán sớm viêm cơ tim và xử trí thích hợp.