Khi bị táo bón, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống và bổ sung men vi sinh vào thực đơn.
Nếu trường hợp táo bón kéo dài, người bệnh cần tới cơ sở y tế vì đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm.
Táo bón là một triệu chứng thường gặp ở nhiều độ t.uổi, đối tượng. Táo bón khiến người bệnh khó đi đại tiện, phân thường ở tình trạng khô, cứng, khi đi đại tiện cần dùng nhiều sức để rặn, thời gian đi đại tiện lâu và nhiều ngày mới đi một lần.
Vì sao bị táo bón?
Một số nguyên nhân thường gặp gây ra táo bón như:
– Ăn uống không đủ chất xơ
– Uống không đủ nước
– Nhịn đi đại tiện trong một thời gian dài lúc này đại tràng tái hấp thu lại nước cũng gây ra tình trạng táo bón.
Có lỗi xảy ra!.
Error code: 4
ThS.BSCKII Nguyễn Thị Song Thao hướng dẫn cách khắc phục táo bón tại nhà.
Đối với những trường hợp này, nếu điều chỉnh chế độ ăn uống hoặc sử dụng các loại thuốc có tác dụng nhuận tràng nhẹ, bổ sung thêm chất xơ… sẽ khắc phục được tình trạng táo bón. Tuy nhiên, có một số trường hợp cảnh báo cần thăm khám sớm để không bỏ sót các triệu chứng nguy hiểm như:
– Táo bón kéo dài: khi người bệnh điều chỉnh chế độ ăn uống và dùng thuốc không có tác dụng. Hoặc trong trường hợp dùng thuốc bệnh có tiến triển, tuy nhiên khi dừng thuốc lại tái diễn tình trạng táo bón thì trong vòng 2-3 tuần người bệnh nên tới cơ sở y tế.
– Có các triệu chứng khác đi kèm như: Đi ngoài ra m.áu, gầy sút cân, sốt kéo dài…
Lúc này, người bệnh nên thăm khám tại cơ sở y tế vì đó có thể là cảnh báo của một số bệnh lý như ung thư đại tràng.
Thông thường, đi ngoài táo bón đến khoảng 4-5 ngày không thể đi ngoài, người bệnh cảm thấy khó chịu và nên đến bệnh viện. Lúc này người bệnh sẽ được làm một số xét nghiệm như: nội soi đường tiêu hóa và một số thăm dò khác để chẩn đoán.
Việc táo bón kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý nguy hiểm.
Cách chữa táo bón tại nhà
Để khắc phục tình trạng táo bón tại nhà, đầu tiên người bệnh nên cải thiện chế độ ăn uống. Nên bổ sung các loại rau xanh hoặc trái cây tươi vào thực đơn hàng ngày.
Người bị táo bón nên ăn gì? Một số loại rau có tác dụng nhuận tràng tốt cho người bị táo bón như lá rau lang (rau khoai lang), bí đỏ, bắp cải…
Người bị táo bón không nên ăn gì? Trong một số loại rau xanh có thể gây tình trạng táo bón như rau ngót hoặc rau cải xanh. Bên cạnh đó, người bệnh cần uống đủ nước và duy trì chế độ ăn uống điều độ. Việc ăn ít quá cũng có thể gây táo bón vì thức ăn luân chuyển trong ruột quá lâu có thể gây ra tình trạng tái hấp thu lại nước.
Để cải thiện tình trạng táo bón người bệnh có thể bổ sung men vi sinh vào thực đơn hàng ngày.
Người bị táo bón có thể bổ sung men vi sinh trong thực đơn hàng ngày như sữa chua hoặc một số loại thuốc không kê đơn như forlax.
Trong những trường hợp táo bón quá không thể đi ngoài được, có bít tắc ở phía dưới thì người bệnh không nên uống nhuận tràng ngay mà cần xử lý để đường tiêu hóa thông. Ở các hiệu thuốc hiện có bán các loại thuốc thụt, người bệnh có thể mua về và tự thụt ở nhà.
Nếu trong trường hợp xử lý tại nhà không có hiệu quả thì cần tới cơ sở y tế để được thăm khám.
Loại rau quả có thể ngừa táo bón
Khẩu phần ăn giàu chất xơ, điển hình là các loại rau, củ có tác dụng hiệu quả trong cải thiện táo bón.
ThS.BS Nguyễn Ngọc Đan, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn chia sẻ trên Báo Sức khỏe và đời sống rằng, có nhiều nguyên nhân gây bệnh táo bón, trong đó táo bón chức năng là dạng thường gặp nhất.
Nguyên nhân chính gây táo bón chức năng là do chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý như ít vận động, uống không đủ nước, ăn thiếu chất xơ.
Để điều trị hiệu quả táo bón, bên cạnh việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt, tăng cường vận động thì người bệnh cần có chế độ ăn phù hợp cân đối, cung cấp đủ nước, tăng cường thực phẩm giàu chất xơ.
Chất xơ có nhiều trong các loại rau củ quả. Hàm lượng chất xơ dồi dào trong cac loại thực phẩm này vừa tăng cường hoạt động của nhu động ruột, vừa giúp làm mềm phân. Nhờ đó có thể khắc phục hiệu quả tình trạng táo bón, giúp người bệnh đại tiện dễ dàng hơn.
Dưới đây là một số loại rau quả có thể ngừa táo bón:
Rau mồng tơi có nhiều chất nhầy, nhiều nước giúp trị táo bón.
Mồng tơi
Rau mồng tơi là loại rau quen thuộc, thường xuất hiện phổ biến trong bữa cơm hàng ngày của người Việt. Rau sở hữu hàm lượng dinh dưỡng chứa vitamin C, A, PP, B1, B2, B12, B9, pectin; saponin; polysaccharide; tinh bột; protein; chất béo, khoáng chất (canxi, sắt,…) và giàu chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa hiệu quả.
Rau mồng tơi nhiều chất nhầy, nhiều nước giúp làm mềm phân và tăng nhu động ruột, từ đó người bị táo bón có thể đi đại tiện dễ hơn. Mồng tơi thường được chế biến trong các món canh cua, tôm khô hoặc rau mồng tơi xào tỏi, xào bò.
Đậu bắp
Đậu bắp là loại rau giàu chất xơ, bên cạnh đó chúng còn chứa collagen và mucopolysacarit. Đây là các hoạt chất tạo độ nhầy trong đậu bắp, tác dụng tạo môi trường để lợi khuẩn phát triển.
Nhờ đó, thường xuyên sử dụng đậu bắp giúp làm mềm phân, bôi trơn ruột giúp cải thiện triệu chứng táo bón, đồng thời tăng sức đề kháng cho hệ tiêu hóa. Các món ăn thường chế biến từ đậu bắp như luộc chấm các món kho, nấu canh, đậu bắp nướng, đậu bắp xào bò.
Rau đay nấu canh ăn có thể hỗ trợ điều trị táo bón.
Rau đay
Rau đay là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, giúp giải độc, làm mát cơ thể. Vì vậy, thường dùng tốt cho người kém ăn, chán ăn, khó tiêu, táo bón.
Rau đay chứa nhiều sắt, chất xơ, canxi. Rau đay cũng chứa nhiều nước và chất nhầy, tác dụng bôi trơn, làm mềm phân, làm tăng lưu chuyển ruột, giúp tống đẩy phân ra ngoài dễ dàng.
Cách sử dụng rau đay rất đơn giản bằng cách nấu canh rau đay suông hoặc nấu rau đay với cua đồng vừa giúp dễ tiêu, chống táo bón, vừa cung cấp thêm canxi cho cơ thể.
Rau dền
Rau dền là loại rau mùa hè, tác dụng mát gan, thanh nhiệt. Ngoài ra, rau dền có chứa hàm lượng chất xơ cao giúp phòng và cải thiện hiệu quả tình trạng táo bón.
Rau dền có nhiều loại như dền cơm, dền gai, dền trắng. Loại lá lớn có màu đỏ tía là dền đỏ, đặc điểm là thân mọng nước, nấu chóng nhừ, nấu canh ăn ngon. Rau dền đỏ chứa nhiều protid, glucid, nhiều vitamin và chất khoáng.
Ăn rau dền đỏ luộc trộn với dầu vừng hoặc bột vừng đen, ăn kèm với cơm. Hoặc dùng rau dền đỏ nấu canh ăn cũng rất hiệu quả với các trường hợp bị táo bón.
Khoai lang cũng là món ăn tốt cho người táo bón.
Khoai lang
Khoai lang rất giàu vitamin A, C, D, E, K, B6 cùng các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể giúp tăng cường hệ miễn dịch. Khoai lang cũng giàu chất xơ và khá nhiều protein thực vật.
Ngoài việc cung cấp hàm lượng dinh dưỡng, là nguồn năng lượng tốt cho cơ thể, khoai lang còn được sử dụng phổ biến cho người bị táo bón vì nó có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa.
Khoai lang chứa nhiều chất xơ giúp điều hòa nhu động ruột, thúc đẩy qua trình tống chất thải ra khỏi đường tiêu hóa. Chất xơ trong khoai lang còn tạo môi trường để vi khuẩn có lợi trong ruột kết phát triển và giữ cho các tế bào niêm mạc ruột luôn khỏe mạnh.
Bí ngô
Bí ngô là một nguồn chất xơ tốt giúp cơ thể cảm thấy no, đồng thời thúc đẩy quá trình tiêu hóa lành mạnh, giúp điều hòa nhu động ruột, phòng ngừa táo bón.
Hàm lượng chất xơ trong bí ngô làm chậm quá trình hấp thu carbohydrate, gồm cả đường tự nhiên. Từ đó còn giúp cơ thể cân bằng tốt hơn lượng đường trong m.áu.
Do chứa tới 90% là nước nên bí ngô hỗ trợ cho nhu động ruột hoạt động tốt hơn. Từ đó sẽ kích thích hoạt động tiêu hóa, làm giảm nguy cơ chướng bụng, đầy hơi hay táo bón.
Bí ngô thường được sử dụng để nấu canh ăn hay nấu chè bí ngô kết hợp với đậu xanh cũng rất tốt cho người bị táo bón do đậu xanh cũng là thực phẩm có tính mát và giàu chất xơ giúp duy trì hệ thống tiêu hóa luôn ổn định, tốt cho sức khỏe đường ruột.