Phân biệt các triệu chứng mắc COVID-19 và sốt xuất huyết

Một số triệu chứng của bệnh này có thể giống với bệnh cúm hoặc một số bệnh nhiễm virus khác như virus SARS-CoV-2.

Khi đại dịch đang diễn ra trên diện rộng, các triệu chứng của sốt xuất huyết cần được lưu ý vì một số biểu hiện rất dễ nhầm lẫn với COVID-19. Nhiều người cho rằng mình bị nhiễm COVID-19 sau khi nhận thấy các triệu chứng như sốt cao và đau đầu.

Tại Ấn Độ, có báo cáo chẩn đoán sai đến từ các bệnh viện cấp ba của thành phố Hyderabad liên quan đến việc nhầm sốt liên tục do COVID-19 thay vì sốt xuất huyết. Do đó, hiểu biết về hai căn bệnh này và sự khác nhau giữa chúng là điều rất quan trọng.

Khác biệt giữa sốt xuất huyết và COVID-19

Sốt, nôn mửa, đau đầu, đau nhức cơ thể và cực kỳ suy nhược là một số triệu chứng phổ biến nhất của COVID-19 và sốt xuất huyết. Do đó, ban đầu có thể khó xác định xem bạn có nhiễm virus SARS-CoV-2 hay sốt xuất huyết hay không.

Tuy nhiên, bệnh nhân có thể bị các biến chứng nặng như tổn thương thận, c.hảy m.áu trong hoặc số lượng tiểu cầu thấp nếu bệnh sốt xuất huyết không được điều trị. Để tránh những biến chứng này, hãy lưu ý những điều sau:

– Không có khả năng bạn mắc bệnh sốt xuất huyết nếu bạn gặp các triệu chứng như khó thở, đau ngực hoặc ngạt mũi. COVID-19 liên quan đến những dấu hiệu và triệu chứng này.

– Bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 nhiều khả năng bị mất vị giác và khứu giác.

– Vì COVID là một bệnh đường hô hấp, nó có thể gây ra các triệu chứng như viêm và kích ứng cổ họng, thay đổi giọng nói và ho, những triệu chứng này không phổ biến trong bệnh sốt xuất huyết.

– Nếu nhiều người trong gia đình của bạn có các triệu chứng, đó có thể là nhiễm COVID-19, vì đây là một bệnh truyền nhiễm, trong khi sốt xuất huyết thì không.

– Cả hai bệnh đều có thời gian ủ bệnh khác nhau. Thời gian ủ bệnh để các triệu chứng sốt xuất huyết xuất hiện là 4-10 ngày sau khi bị muỗi nhiễm bệnh đốt, trong khi thời gian ủ bệnh của COVID-19 là 1-14 ngày.

– Bệnh nhân bị sốt xuất huyết có thể bị phát ban trên da và c.hảy m.áu nhẹ (c.hảy m.áu mũi, c.hảy m.áu nướu răng hoặc dễ bị bầm tím).

Ngoài COVID-19, cần lưu tâm đến bệnh sốt xuất huyết

Nếu xét nghiệm COVID-19 âm tính, điều quan trọng là phải thực hiện xét nghiệm sốt xuất huyết. Sốt rét, sốt xuất huyết phải được kiểm tra trước khi bắt đầu điều trị kháng sinh vì sốt cao dai dẳng có thể do nhiều yếu tố gây ra, bao gồm cả thay đổi theo mùa.

Bệnh sốt xuất huyết đang được phát hiện ở mọi lứa t.uổi và ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Việc phát hiện và điều trị sớm tình trạng bệnh là rất cần thiết để tránh các biến chứng như số lượng tiểu cầu thấp, nôn ra m.áu và phân đen,…

Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh là tránh bị muỗi nhiễm bệnh đốt, đặc biệt nếu bạn đang sống hoặc đi du lịch đến một khu vực nhiệt đới. Điều này liên quan đến việc bảo vệ bản thân và nỗ lực để giảm số lượng muỗi. Bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:

– Sử dụng thuốc diệt muỗi, ngay cả trong nhà.

– Khi ra ngoài trời, hãy mặc áo sơ mi dài tay và quần dài.

– Khi ở trong nhà, hãy sử dụng điều hòa nhiệt độ nếu có.

– Đảm bảo cửa sổ và cửa ra vào chắc chắn và không có lỗ. Nếu chỗ ngủ không có màn che hoặc máy lạnh, hãy sử dụng màn chống muỗi.

– Nếu bạn có các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết, hãy đi khám.

– Để giảm số lượng muỗi, hãy loại bỏ những nơi muỗi có thể sinh sản bao gồm lốp xe cũ, vỏ lon hoặc chậu hoa còn đọng nước mưa. Thường xuyên thay nước trong các đĩa nước của chim và các vật nuôi khác.

Người bệnh ung thư nên làm gì khi phát hiện có triệu chứng của Covid-19?

Diễn biến dịch Covid-19 đang rất phức tạp, bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc Covid-19, bệnh nhân ung thư cũng không ngoại lệ.

Vậy khi phát hiện bản thân có triệu chứng mắc Covid-19, người bệnh cần làm gì?

Theo Bộ Y tế, bất kể đối tượng nào, người khỏe mạnh hay người bệnh mãn tính, bệnh nhân ung thư, khi phát hiện bản thân có các triệu chứng cảnh báo Covid-19, cần thực hiện ngay 7 bước dưới đây:

Đeo khẩu trang và tự cách ly ở một phòng riêng, thoáng khí hoặc ở một vị trí trong nhà, giữ khoảng cách với mọi người ít nhất 2 mét.

– Gọi điện cho đường dây nóng của cơ quan y tế địa phương hoặc của Bộ Y tế (số điện thoại 19009095) để được tư vấn, hướng dẫn phù hợp với tình hình địa phương nơi bệnh nhân sinh sống.

– Che kín mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khủyu tay áo, hoặc khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy; Thải bỏ khẩu trang, khăn giấy sau khi sử dụng vào thùng rác có nắp đậy kín hoặc vào túi và buộc kín miệng.

– Rửa tay thường xuyên với xà phòng đặc biệt sau khi ho, hắt hơi, sau khi thải bỏ khẩu trang, khăn giấy.

– Sử dụng riêng đồ dùng cá nhân như cốc uống nước, bát đũa…

– Hạn chế sử dụng phương tiện công cộng; không đến chỗ đông người, nơi làm việc, trường học.

– Thông báo với người sử dụng lao động, nhà trường và những người liên quan.

Triệu chứng mắc Covid-19

Các triệu chứng điển hình nhất của Covid-19 gồm: Sốt, ho, đau họng, mất vị giác/khứu giác, đau cơ, đau đầu.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể có chảy mũi, ngạt mũi hoặc tiêu chảy. Các biểu hiện ban đầu khá nhẹ nhàng. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, nếu có các triệu chứng trên, nên gọi nhân viên y tế để được tư vấn, xét nghiệm.

Tại Hà Nội, nhiều ca Covid-19 được phát hiện nhờ sàng lọc cộng đồng, bệnh nhân có biểu hiện ho, sốt, đau đầu… chủ động đến viện khám, được phát hiện dương tính SARS-CoV-2.

Tại Việt Nam, theo thống kê của Tiểu ban điều trị, Bộ Y tế, trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị khoảng 57% chưa có triệu chứng lâm sàng, gần 30% có triệu chứng lâm sàng nhẹ, khoảng 5% biểu hiện lâm sàng ở mức trung bình, còn lại là các trường hợp nặng, nguy kịch.

Bệnh nhân ung thư có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 cao hơn so với người không mắc bệnh ung thư. Người bệnh ung thư (đặc biệt là ung thư phổi) đang hoặc vừa được điều trị phẫu thuật hay hóa chất, khi nhiễm SARS-CoV-2 có nguy cơ gặp biến cố lâm sàng nặng cao hơn người không ung thư.

Vì thế, bệnh nhân ung thư/đã từng mắc ung thư nên thực hiện 5K, tiêm vắc xin, tăng cường dinh dưỡng, sức khỏe… để giảm nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2.

Trong mùa dịch Covid-19, để phòng nguy cơ mắc bệnh, người bệnh ung thư cần tránh đến nơi đông người; chủ động đeo khẩu trang khi đến bệnh viện và những nơi đông người; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước (trong 20 giây) hoặc bằng dung dịch vệ sinh tay khô có ít nhất 60% cồn; Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng….

Cùng với đó, người bệnh cần được chăm sóc dinh dưỡng tích cực để duy trì sức khỏe, tăng cường miễn dịch vừa điều trị bệnh ung thư vừa phòng ngừa dịch bệnh. Bệnh nhân ung thư cũng nên đăng kí tiêm phòng vắc xin Covid-19 để giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm nguy cơ diễn biến nặng nếu không may mắc Covid-19.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *