Bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch quy mô 500 giường tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 đầu tiên, chiều 15/9.
Bệnh nhân nam 72 t.uổi, ở Minh Khai, Hai Bà Trưng, xét nghiệm dương tính ngày 10/9, điều trị tại Bệnh viện Bắc Thăng Long. Ngày 11/9, bệnh nhân khó thở, chuyển sang Bệnh viện Thanh Nhàn, chỉ định dùng thuốc corticoid, chống đông, kháng sinh, thở máy, nội khí quản, lọc m.áu. Chiều 15/9, bệnh nhân chuyển cấp cứu đến Bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19, ở Yên Sở, quận Hoàng Mai.
Bệnh viện điều trị Covid-19 hoạt động sau 30 ngày khởi công. Đây là tuyến cuối trong tháp điều trị người bệnh Covid-19 tại thành phố và một số tỉnh phía Bắc (bao gồm Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh và Lạng Sơn); cũng là bệnh viện thực hiện chức năng Trung tâm hồi sức tích cực (ICU) Covid-19 quốc gia.
Bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 tiếp nhận bệnh nhân từ chiều 15/9. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Hà Nội đã trải qua hơn 6 tuần giãn cách toàn xã hội theo chỉ thị 16. Hôm nay, Sở Y tế Hà Nội ghi nhận 14 trường hợp dương tính nCoV. Tổng số ca nhiễm trong đợt dịch thứ tư là 3.856, trong đó 1.596 ca nhiễm cộng đồng, 2.260 ca ghi nhận ở khu cách ly.
“Số ca nhiễm tại TP Hà Nội đang ở mức an toàn đối với hệ thống y tế, chưa có nguy cơ quá tải”, phó giáo sư Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, nói với VnExpress.
Thành phố đang tăng cường tiêm chủng thần tốc, xét nghiệm diện rộng. Đến nay, Hà Nội tiêm được 5.126.569 mũi tiêm, sử dụng 4.687.618 tổng số 5.359.676 liều được cấp, đạt tiến độ 87,5%.
Tổng mẫu xét nghiệm c ộng dồn từ ngày 9/9 đến nay là 3.262.842 mẫu, trong đó 2.227.630 mẫu gộp RT-PCR, 1.035.212 test nhanh, phát hiện 19 ca dương tính.
Đà Nẵng cảnh báo tình trạng sợ COVID-19 ‘né’ bệnh viện dẫn đến nguy kịch
Ngày 4-6, Bệnh viện Đà Nẵng cảnh báo về việc một số người bệnh sợ COVID-19 nên “né” bệnh viện, dẫn đến trường hợp người bệnh nhập viện trong tình trạng rất nguy kịch, ảnh hưởng đến tính mạng.
Một trường hợp bệnh mãn tính được đưa đến bệnh viện trong tình trạng nguy kịch – Ảnh: BV cung cấp
Cụ thể tuần qua, Bệnh viện Đà Nẵng liên tục tiếp nhận các trường hợp người bệnh nhập viện trong tình trạng rất nguy kịch, ảnh hưởng đến tính mạng vì không được đưa đến bệnh viện kịp thời.
Bệnh nhân X.L. (66 t.uổi, ngụ quận Liên Chiểu) có t.iền sử đái tháo đường, suy tim. Trước đó gần một tuần, bà L. có dấu hiệu mệt, đau âm ỉ vùng thượng vị nhưng không đến bệnh viện khám, mà tự ý điều trị tại nhà. Khi có dấu hiệu mệt nhiều hơn, khó thở tăng, bà L. mới nhập viện cấp cứu. Lúc này, tình trạng bà đã nguy kịch, ngưng tuần hoàn.
Các bác sĩ chẩn đoán bà L. bị nhồi m.áu cơ tim cấp, chuyển khoa hồi sức tích cực – chống độc (HSTC-CĐ) làm VA ECMO (tim phổi nhân tạo). Tuy nhiên, bà đã không qua khỏi.
Tương tự, bệnh nhân Đ.H. (57 t.uổi, ngụ Đà Nẵng) cũng nhập Bệnh viện Đà Nẵng cấp cứu trong tình trạng ngưng tuần hoàn hô hấp. Ông H. có t.iền sử đái tháo đường, tăng huyết áp, hạ đường m.áu, suy tim. Ông hôn mê tại nhà nên người nhà đưa vào cơ sở y tế địa phương, sau đó chuyển Bệnh viện Đà Nẵng.
Các bác sĩ cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp sau gần 5 phút, bệnh nhân có nhịp tim trở lại và được chuyển vào khoa HSTC-CĐ. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi. Mặc dù đã được thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ tim phổi tối đa nhưng bệnh nhân đã không qua khỏi.
Theo bác sĩ Hà Sơn Bình – trưởng khoa HSTC-CĐ, đây là hai trong số các trường hợp nguy kịch được khoa tiếp nhận trong tuần qua. Các trường hợp này đều có bệnh lý nền, đưa đến bệnh viện muộn và đã không qua khỏi hoặc có biến chứng nặng.
Theo bác sĩ Bình, tâm lý quá sợ hãi COVID-19 đã khiến nhiều người bệnh mãn tính không dám đến bệnh viện khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ, mà tự ý theo dõi tại nhà hoặc bỏ điều trị khiến bệnh diễn biến nặng hơn, khi đó việc điều trị sẽ nhiều khó khăn, tốn kém.
“Người bệnh có các bệnh lý mãn tính khi có các biểu hiện bất thường phải báo người nhà đưa đi cấp cứu kịp thời. Và nên đến bệnh viện để tái khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ để được các bác sĩ theo dõi, tránh trì hoãn để xảy ra các biến chứng đáng tiếc”, bác sĩ Bình khuyến cáo.