Cứu chữa bệnh nhân thông thường mắc COVID-19 đã vất vả thì với bệnh nhân ung thư mắc COVID-19, các y bác sĩ phải gắng sức hơn gấp nhiều lần để cứu họ.
Trong quá trình điều trị bệnh nhân ung thư mắc COVID-19, các điều trị đặc hiệu như hóa trị, xạ trị phải tạm hoãn, chỉ tập trung điều trị triệu chứng, giảm đau, giảm nhẹ – Ảnh: XUÂN MAI
Trong thời gian mắc COVID-19, bệnh nhân ung thư phải tạm hoãn hóa trị, xạ trị nên rất đau. Các bác sĩ vừa điều trị COVID-19 vừa tập trung giảm đau cho bệnh nhân.
Điều trị triệu chứng ung thư phải duy trì song song trong quá trình điều trị COVID-19. Khi phối hợp tốt thì bệnh nhân đỡ rất nhiều. Đối với bệnh nhân ung thư không thể đi lại và tự chăm sóc được, nhân viên y tế phải làm tất cả các công việc, từ thay tã, cho ăn, xoay trở… Một số bệnh nhân có người nhà cũng mắc COVID-19 nên vào bệnh viện chăm sóc người nhà, hỗ trợ một phần cho nhân viên y tế.
Bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ
Bệnh nhân COVID-19 mới tăng “đột biến” nhập viện xuyên đêm
Bác sĩ Phan Bá Chung – phụ trách Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 TP Thủ Đức số 1, TP.HCM – cho biết những ngày gần đây, trùng với thời điểm TP triển khai chiến lược xét nghiệm trên diện rộng theo từng vùng nguy cơ, số lượng bệnh nhân mắc COVID-19 nhập viện tại Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 TP Thủ Đức số 1 tăng “đột biến”.
Hiện bệnh viện đang điều trị gần 1.000 bệnh nhân mắc COVID-19. Trong đó có khoảng 70-80 bệnh nhân COVID-19 nặng, với gần 40 bệnh nhân phải thở máy, nguy kịch, trong số này có 3 bệnh nhân ung thư trở nặng đang điều trị tích cực tại phòng hồi sức.
Từ ngày 26-8, khoa điều trị bệnh nhân ung bướu Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 TP Thủ Đức số 1 với quy mô 50 giường bệnh chính thức đi vào hoạt động để chăm sóc chuyên biệt đối với bệnh nhân ung thư, tạo điều kiện cho các bệnh nhân được điều trị tốt nhất theo chuyên khoa.
Cùng bệnh nhân “chiến đấu”
Bà Tr.T.Y.T (56 t.uổi) bị ung thư buồng trứng giai đoạn cuối. Cách đây hơn 2 tuần, khi đang điều trị ở Bệnh viện TP Thủ Đức, bà T. phát hiện mình dương tính với COVID-19 qua xét nghiệm định kỳ.
Trong 2 tuần điều trị COVID-19 song song với bệnh ung thư, bà T. không khỏi xúc động khi thấy vị bác sĩ trưởng khoa lăn từng bình oxy từ tầng trệt đến lầu 9 trong đêm để hơi thở của bà tiếp tục được duy trì.
“Bước chân vô đây, tôi nhận được sự quan tâm, chăm sóc tận tình của các y bác sĩ. Nhất là bác sĩ Vũ, tối đến bác Vũ lăn từng bình oxy cho bệnh nhân. Bác làm đủ thứ hết, tôi rớt nước mắt luôn” – bà T. thở dốc nhưng không giấu được vui mừng trong buổi xuất viện.
Bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ – trưởng khoa ung bướu Bệnh viện TP Thủ Đức, kiêm trưởng khoa điều trị bệnh nhân ung bướu Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 TP Thủ Đức số 1 – cho biết trước khi phát hiện dương tính, bệnh nhân T. được tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 1 tại khoa ung bướu Bệnh viện TP Thủ Đức vào tháng 8 vừa qua nên trong quá trình điều trị cả bệnh ung thư và COVID-19 đều không diễn tiến quá nặng.
Ngay khi phát hiện dương tính, bệnh nhân T. được chuyển đến Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 TP Thủ Đức số 1 để điều trị COVID-19 song song với triệu chứng ung thư.
Thời gian này, bệnh nhân hay bị khó thở, đau nhiều; các bác sĩ phối hợp điều trị giảm đau và rút dịch ổ bụng để bụng bớt báng và căng.
Sau gần 3 tuần khoa ung bướu Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 TP Thủ Đức số 1 đi vào hoạt động, khoa đã tiếp nhận và điều trị khoảng 45-50 bệnh nhân ung thư mắc COVID-19, trong đó có một số bệnh nhân đã được xuất viện và một số bệnh nhân không qua khỏi.
Đây là bệnh viện dã chiến đầu tiên tại TP.HCM có khoa điều trị bệnh nhân ung thư mắc COVID-19.
Hầu hết bệnh nhân ung thư mắc COVID-19 tại bệnh viện đều có diễn tiến bệnh nhanh, nặng, nguy kịch, tỉ lệ t.ử v.ong và nguy kịch xấp xỉ tỉ lệ chung của thế giới, chiếm 25-30%.
So với bệnh nhân mắc COVID-19 thông thường, bệnh nhân ung thư mắc COVID-19 t.ử v.ong có thể gấp 10 lần.
Điều trị COVID-19 song song với triệu chứng ung thư
Theo bác sĩ Vũ, các bác sĩ phải theo sát dấu hiệu của bệnh nhân. Hiện việc điều trị bệnh nhân ung thư mắc COVID-19 tuân thủ theo phác đồ của Bộ Y tế, tức là điều trị hỗ trợ hô hấp, thuốc kháng viêm, kháng đông.
Hầu hết bệnh nhân ung thư giai đoạn trễ thường rất đau nên các bác sĩ chú ý điều trị giảm đau cho họ bằng cách sử dụng morphine một cách khéo léo, không quá nhiều vì có thể gây suy hô hấp.
Nếu không điều trị giảm đau cho bệnh nhân, chỉ tập trung điều trị COVID-19 thì bệnh nhân rất đau.
Tại bệnh viện, với khoảng 30 bệnh nhân ung thư đang điều trị thì hơn phân nửa cần phải hỗ trợ hô hấp, theo dõi sát chỉ số SpO2 và liên tục sử dụng thuốc đặc trị như thuốc kháng viêm, kháng đông…
Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị bệnh nhân ung thư mắc COVID-19 (thường kéo dài 10-14 ngày), các điều trị đặc hiệu như hóa trị, xạ trị phải tạm hoãn, thay vào đó tập trung điều trị triệu chứng, giảm đau, chú ý điều trị giảm nhẹ các triệu chứng do bệnh ung thư gây ra.
Như bệnh nhân ung thư phổi, tràn dịch màng phổi thì biến chứng suy hô hấp rất cao. Nếu phát hiện và rút dịch màng phổi thì giải áp một phần đáng kể cho bệnh nhân.
Hoặc bệnh nhân ung thư buồng trứng thường có dịch ổ bụng, khi rút được dịch ổ bụng thì cũng giải áp, giúp bệnh nhân đỡ đau, đỡ khó thở.
Làm sao để người bệnh ung thư phòng ngừa COVID-19, bác sĩ Vũ cho biết tốt nhất vẫn là tiêm vắc xin.
Thực tế cho thấy ở những bệnh nhân ung thư mắc COVID-19 đã tiêm vắc xin trước đó thì diễn tiến bệnh nặng giảm nhiều so với bệnh nhân ung thư mắc COVID-19 nhưng chưa được tiêm.
Phẫu thuật u đại tràng cho bệnh nhân nhiễm COVID-19
Bệnh nhân G.N. (60 t.uổi) được tiếp nhận ngày 31-8 trong tình trạng nhiễm COVID-19 và suy hô hấp.
Các bác sĩ tại Bệnh viện hồi sức COVID-19 (TP Thủ Đức) phát hiện ra bệnh nhân bị tắc ruột, sau khi chụp CT thì kết luận bệnh nhân bị choáng n.hiễm t.rùng, tắc ruột do u đại tràng góc lách, bội nhiễm Acinetobacter baumannii đa kháng, suy mòn hạ kali m.áu nặng, viêm phổi nguy kịch.
Tận dụng đội ngũ phẫu thuật và gây mê có sẵn, bệnh viện đã tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân trong ngày Quốc khánh 2-9.
Ca phẫu thuật kéo dài hơn 3 giờ đồng hồ, sau mổ bệnh nhân rơi vào tình trạng suy hô hấp phải chuyển xuống phòng ICU, được hồi sức tích cực, 5 ngày sau mổ bệnh nhân đã được rút ống nội khí quản, đến nay có thể ăn uống qua miệng, sức khỏe có tiến triển rõ rệt.
“Khi triển khai phòng mổ tại đây, chắc chắn điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị sẽ không hoàn chỉnh như tại các bệnh viện đã phẫu thuật thường xuyên. Do đó chúng tôi phải mang những dụng cụ phẫu thuật của Bệnh viện Chợ Rẫy sang đây để thực hiện ca mổ.
Việc phẫu thuật cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 nguy cơ lây nhiễm sẽ cao. Khi phẫu thuật viên vào phòng mổ ngoài trang phục bảo hộ để tránh lây nhiễm chéo, chúng tôi phải mặc thêm đồ phẫu thuật bên ngoài.
Thao tác sẽ khó khăn hơn vì thể lực của đội ngũ bị ảnh hưởng, nếu cuộc mổ kéo dài thì chắc chắn chúng tôi phải tính toán phương án khác” – bác sĩ Trần Thanh Linh, trưởng khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, phó giám đốc Bệnh viện hồi sức COVID-19 (TP Thủ Đức) chia sẻ.
Không giấu được sự xúc động, bệnh nhân G.N. dù việc nói còn gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn muốn gửi lời cảm ơn đến đội ngũ y bác sĩ đã cứu mạng mình.
Triệu người đang mắc sai lầm trong uống trà, cà phê
Thức dậy uống ly cà phê cho một ngày tỉnh táo, bữa trưa xong uống cốc trà cho sạch miệng, đó là thói quen của hàng triệu người Việt. Tuy nhiên, đây là những thói quen hết sức sai lầm…
Uống trà ngay sau bữa ăn có đúng? (Ảnh minh hoạ)
Trà, cà phê là thức uống phố biến đứng hàng thứ 2, thứ 4 trên thế giới với lịch sử sử dụng rất dài (trà xuất hiện từ 5.000 trước trong khi cà phê cũng là loại thức uống phát triển từ thế kỷ thứ 9).
Tại Việt Nam việc ăn xong uống trà, cà phê khá phổ biến. Tuy nhiên, theo TS. BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, đây là một thói quen “không mang lại ích lợi” mà còn làm “giảm hấp thu sắt và các vi chất khác”.
Uống trà chỉ tốt sau bữa ăn 1h
Chia sẻ với phóng viên, TS. BS Trương Hồng Sơn thông tin, không thể phủ nhận vai trò to lớn của hai loại thức uống khá phổ biến này. Theo đó, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở vùng nào, người dân sử dụng trà thì nơi đó t.uổi thọ dân số cao. Vì trong trà có một số thành phần rất quan trọng có tác dụng chống lão hoá; lợi tiểu – khi uống trà sẽ giúp người uống đi tiểu nhiều hơn vì tăng việc lọc của cầu thận, chính vì vậy cơ thể có thể đào thải được nhiều độc tố hơn và có thể giảm được huyết áp.
“Không những thế trà còn có thêm nhiều vai trò khác như phòng chống một số loại ung thư (tuyến t.iền liệt, đại trực tràng..); giúp cải thiện trí nhớ chống lại các bệnh của người già như Alzheimer, Parkinson.. hay có vai trò đốt mỡ khi trà tham gia vào quá trình tăng cường chuyển hoá cơ bản từ 3-4%”, TS. BS Trương Hồng Sơn cho hay.
Măc dù nhiều lợi ích như vậy nhưng vị chuyên gia dinh dưỡng này cũng nhấn mạnh không phải vì tốt mà chúng ta lại uống thật nhiều bởi “cái gì quá cũng không tốt”. Theo đó, mỗi ngày mỗi người chỉ nên uống từ 1- 3 ly trà xanh. Nếu uống 10 ly thì nhịp tim sẽ tăng lên kéo theo một số ảnh hưởng không có lợi về mặt sức khoẻ.
“Thông thường sau bữa sáng một giờ thì đó là thời điểm tốt nhất để chúng ta uống trà”, TS. BS Trương Hồng Sơn nói.
Ông cũng cho rằng loại thức uống này không phù hợp với t.rẻ e.m dưới 3 t.uổi, phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú. Với trẻ dưới 3 t.uổi và phụ nữ đang mang thai việc hấp thu sắt rất quan trọng trong khi trà xanh có đặc điểm hạn chế hấp thu sắt. Vì thế hai nhóm này nên hạn chế trà xanh.
Trong khi đó đối với phụ nữ cho con bú, chất caphein sẽ có trong sữa nếu mẹ uống trà có chất này khiến trẻ khó ngủ. Ngoài ra, một số người mắc bệnh loãng xương, tâm thần kinh cũng nên hạn chế uống trà.
Ngoài việc chú ý giờ uống thì người uống trà cũng nên chú ý cách uống trà, TS. BS Trương Hồng Sơn cho rằng cách uống trà thông thường ở nhiệt độ tốt nhất 40-50 độ và sử dụng nước đầu còn những nước sau tỷ lệ những hợp chất tốt ngày càng giảm dần. Do đó, người dân không nên chế nước nhiều lần cho một ấm trà.
Cà phê sáng có giúp tỉnh táo hơn?
Một thức uống khác cũng được khá nhiều người, đặc biệt các bạn trẻ, giới văn phòng ưa dùng là cà phê sáng. Mọi người thường chọn cho mình một cốc cà phê sáng nhằm có sự tỉnh táo cho ngày làm việc năng động.
Chỉ ra vai trò to lớn của loại thức uống phổ biến hàng thứ 4 xuất hiện từ đầu thế kỷ thứ 9 và đến Việt Nam vào thế kỷ thứ 19, TS. BS Trương Hồng Sơn cho rằng trong cà phê có caphein, một số vitamin, khoáng chất quan trọng.
“Do đó lợi ích đầu tiên của cà phê hay được nhấn mạnh chính là sự tỉnh táo. Vì thế, người ta sẽ muốn sử dụng cà phê trong những lúc làm việc, chống lại những cơn buồn ngủ, giúp tỉnh táo…
Ngoài ra, cà phê còn làm kích thích hóc môn làm cho cơ thể của chúng ta tập trung, hoạt động cơ bắp tốt hơn. Chính vì thế, nếu dùng ca phê trước khi tập luyện thể thao 30 phút – 1h thì làm cho chúng ta tập trung và khoẻ mạnh.
Mỗi người chỉ nên uống từ 1-2ly cà phê mỗi ngày (Ảnh minh hoạ)
Ca phê cũng có tác động tốt cho tim mạch, chống lão hoá, thần kinh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người mắc bệnh Alzheimer, Parkinson có thể giảm được 1/3 – 2/3 các nguy cơ của bệnh nếu chúng ta dùng cà phê”, TS. BS Trương Hồng Sơn nói.
Tuy nhiên, uống nhiều quá sẽ có những tác hại khi lượng caphein nạp vào cơ thể quá nhiều sẽ gây ra những ảnh hưởng tới sức khoẻ như: mất ngủ, hoa mắt, run chân tay, vã mồ hôi…
“Do đó, cũng giống như trà, mỗi người chỉ nên uống từ 1- 2ly cà phê/ngày. Tôi từng chứng kiến có những người uống tới 10ly cà phê/ngày, điều này cũng không nên. Đặc biệt, phụ nữ mang thai, t.rẻ e.m dưới 3 t.uổi hoặc những người có phản ứng quá mẫn đối với caphein thì không uống cà phê”, TS. BS Trương Hồng Sơn nói.
Về thời điểm uống, BS Trương Hồng Sơn khuyên “không nên vào sát giờ ngủ hay uống sau buổi sáng thức giấc. Đây không phải là thời điểm lý tưởng mà khoảng thời gian giữa giờ sáng mới là tốt nhất.
Lý do, bởi buổi sáng một số hóc môn tăng lên vì vậy vào giữa giờ sáng lượng hóc môn này giảm xuống thì đó là thời điểm lý tưởng để uống caphe. Uống đầu giờ chiều vừa cách bữa ăn một giờ cũng là thời điểm hoc mon này xuống thấp cũng làm cho nạp caphein tốt hơn. Đối với người chơi thể thao nên uống trước khi tập luyện khoảng 1h.
“Đừng vừa ăn xong lại uống trà hoặc cà phê vì thói quen này sẽ làm giảm hấp thu sắt và các vi chất khác”, TS. BS Trương Hồng Sơn nhấn mạnh.