Chăm sóc người bình thường mắc COVID-19 vốn đã vất vả, người bị tâm thần mắc COVID-19 càng không hề đơn giản.
Bác sĩ Bệnh viện dã chiến huyện Bình Chánh tại khu vực điều trị cho bệnh nhân tâm thần mắc COVID-19 – Ảnh: Bác sĩ Nguyễn Viết Thịnh
Không uống thuốc, không đeo khẩu trang, gây rối, trốn về nhà, thậm chí cả n.hảy l.ầu… là những ám ảnh mà các nhân viên y tế đối diện mỗi ngày.
Mới đây, Bệnh viện (BV) điều trị COVID-19 Thủ Đức (TP.HCM) tiếp nhận một nam bệnh nhân mắc COVID-19, 44 t.uổi, với lưu ý từ BV tuyến dưới là “người bệnh có biểu hiện bệnh lý tâm thần”.
Quả nhiên lưu ý này có cơ sở, bởi từ lúc nhập viện, người này thường xuyên lang thang trong khu vực cách ly dù đã được các nhân viên y tế nhắc nhở nhiều lần. Và chỉ sau 11 giờ nhập viện, không hiểu bằng cách nào mà người này đã vượt qua “hàng rào an ninh”, trèo tường rào trốn về quận Tân Phú… thăm gia đình.
Dở khóc dở cười
Bác sĩ Nguyễn Viết Thịnh – BV Nhân dân 115, phụ trách BV dã chiến huyện Bình Chánh (TP.HCM) – cho biết kể từ khi đi vào hoạt động từ cuối tháng 7-2021, đến nay BV đã tiếp nhận điều trị cho 12 bệnh nhân tâm thần mắc COVID-19, trong đó có 9 người được điều trị khỏi bệnh xuất viện.
“Chăm sóc bệnh nhân COVID-19 bình thường đã vất vả. Với những bệnh nhân tâm thần, đặc biệt tâm thần phân liệt, còn khó khăn và nguy hiểm hơn nhiều” – bác sĩ Thịnh nói.
Gần đây các bác sĩ của BV một phen hú vía trước hành vi mạo hiểm của nam bệnh nhân 37 t.uổi (ngụ xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh) bị tâm thần phân liệt.
“Giờ trưa khi các y bác sĩ đang tranh thủ ăn cơm, bệnh nhân đã tự ý ra khỏi phòng bệnh, leo lên lầu 2 tòa nhà và nhảy xuống dẫn đến gãy cả chân và tay” – bác sĩ Thịnh kể và cho biết các bác sĩ liền sau đó đã vội bỏ bữa cơm, lao đến sơ cứu nẹp vị trí chấn thương, đồng thời chuyển bệnh nhân đến BV Nhân dân 115 cấp cứu.
Không chỉ vậy, bác sĩ Thịnh còn nói rằng do không ý thức được hành vi nguy hiểm của mình, nhiều bệnh nhân tâm thần “tự do” đi lại trong khu vực điều trị; không phân biệt được đâu là khu vực dành cho nhân viên y tế, bệnh nhân. Việc đeo khẩu trang, bình oxy cho họ rất khó khăn, cộng thêm việc thiếu ý thức tự ăn uống nên rất dễ rơi vào trạng thái suy dinh dưỡng.
“Thậm chí nhiều bệnh nhân, khi được bác sĩ đưa sữa cho uống, đã bực tức ném luôn bịch sữa vào người bác sĩ. Rồi khi bác sĩ đang ngủ, không hiểu bằng cách nào họ băng qua khu vực dành cho nhân viên y tế đến tận phòng kéo chân chọc ghẹo bác sĩ” – bác sĩ Thịnh cười nói.
Tuy vậy, thấu hiểu họ không có đầy đủ nhận thức về mối nguy hiểm do COVID-19 gây ra, không tự chủ được bản thân, do đó các bác sĩ thường phải túc trực sâu sát 24/24.
Nguyễn Cao Huy Thành (sinh viên Trường ĐH Y dược TP.HCM), trực tiếp chăm sóc cho nhiều bệnh nhân tâm thần mắc COVID-19, cho biết ban đầu hơi lo lắng bởi chưa có kinh nghiệm. Tuy nhiên, theo Thành, trừ lúc lên cơn hoảng loạn, còn bình thường không lên cơn người bệnh tâm thần cũng rất “dễ chịu”.
Bệnh nhân đặc thù nên chăm sóc cũng phải đặc thù, thường phải nhờ người nhà hoặc bệnh nhân khác hỗ trợ cho uống thuốc; những lúc thăm khám cần nhẹ nhàng lắng nghe, tâm sự và trấn an để họ bình tĩnh hợp tác hơn.
Ưu tiên số 1 là điều trị COVID-19
Bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển – BV Tâm thần TP.HCM – cho biết trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, ngoài ghi nhận người bệnh tâm thần mãn tính như tâm thần phân liệt, còn có những người có t.iền sử trầm cảm, rối loạn lo âu… đã được điều trị ổn định nay bỗng nhiên tái phát bệnh khi bản thân hoặc gia đình mắc COVID-19.
Trước một stress quá lớn, họ trở nên kích động, la hét, đ.ập p.há và bỏ chạy ra khỏi khu cách ly. Đặc biệt, theo bác sĩ Hiển, còn có những người hoàn toàn bình thường nhưng trước một biến cố quá lớn như mất cùng lúc nhiều người thân, bản thân mắc COVID-19, cuộc sống cách ly, giãn cách quá ngột ngạt cũng dẫn đến tâm thần.
Ông chia sẻ có nhận được cuộc gọi về trường hợp một bà mẹ đơn thân đang chăm sóc cha mẹ mắc COVID-19 cùng con nhỏ. Chỉ một thời gian ngắn cô ấy rơi vào trạng thái lo âu, trầm cảm, khóc suốt ngày. “Nói vậy để thấy rằng khi đối diện với COVID-19, trước sức ép và sự mất mát quá lớn thì người thần kinh vững cũng có thể bị rối loạn tâm thần”.
Theo ông, bệnh tâm thần thường không trực tiếp gây t.ử v.ong, trừ khi họ t.ự s.át. Do đó với F0 bị bệnh tâm thần vẫn phải ưu tiên điều trị COVID-19 như những bệnh nhân khác, song song với việc điều trị các rối loạn về tâm thần và giám sát, tránh để bệnh nhân kích động gây nguy hiểm cho chính bản thân và người xung quanh.
Nhóm người yếu thế cần được quan tâm
Trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 ngày càng tăng, trong đó nhiều trường hợp là người bệnh tâm thần, ngành y tế TP.HCM đã chuyển đổi một phần công năng của BV Tâm thần cơ sở 2 (huyện Bình Chánh) thành BV điều trị COVID-19 Lê Minh Xuân quy mô 100 giường (10 giường hồi sức) cho người bệnh tâm thần mắc COVID-19. Tính từ đầu tháng 7-2021 đến nay, BV đã tiếp nhận gần 100 trường hợp mắc COVID-19 có vấn đề tâm thần cần nhập viện và khoảng 10 trường hợp xuất viện.
Bác sĩ Tống Quốc Đăng Khoa, giám đốc BV, cho biết ngoài chăm sóc bệnh nhân tại đây, đơn vị đã hội chẩn hơn 100 lượt và hỗ trợ thuốc, điều trị cho 3 – 10 bệnh nhân/ngày tại các BV dã chiến trong thành phố. Đây là một số trường hợp có rối loạn tâm thần cấp, có những lo lắng, mất ngủ hoặc rối loạn cảm xúc…
“Những bệnh nhân tâm thần ý thức kém hoặc cá biệt hoàn toàn không có ý thức về phòng dịch, yêu cầu đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc chắc chắn không thực hiện được. Vấn đề để người bệnh nằm im và tuân thủ trị liệu rất khó, đặc biệt khi sử dụng thiết bị hỗ trợ hô hấp” – bác sĩ Khoa chia sẻ.
Cân nhắc tiêm vắc xin cho người tâm thần
Ông Nguyễn Tuấn Hưng, giám đốc BV Tâm thần T.Ư 1 (Bộ Y tế), cho hay việc tiêm vắc xin COVID-19 cho bệnh nhân tâm thần vẫn đang được cân nhắc rất kỹ lưỡng. Theo ông, khi dịch bệnh đang diễn biến căng thẳng, việc tiêm vắc xin cho bệnh nhân tâm thần mắc COVID-19 rất cần thiết.
Nhưng vấn đề này đang gặp phải một số tồn tại nhất định, chưa có quy định pháp lý cũng như quy định về người nhà bảo hộ cho bệnh nhân tâm thần. Ngoài ra, khó có thể phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn, phức tạp sâu khi khám sàng lọc trước tiêm cho bệnh nhân tâm thần.
Theo ông Nguyễn Tuấn Hưng, giám đốc BV Tâm thần T.Ư 1 (Bộ Y tế), người bệnh tâm thần khi mắc COVID-19 không thể tự chăm sóc, bảo vệ bản thân trước bệnh tật, do đó nhân viên y tế ngoài chăm sóc còn phải làm “bảo mẫu” cho ăn, tắm, giặt, vì vậy nguy cơ lây nhiễm rất cao.
“Nhóm bệnh nhân này rất đặc thù nên cần chuẩn bị phương án tối ưu để chăm sóc, điều trị, cách ly riêng biệt. Cần chú trọng ưu tiên dùng thuốc điều trị, đồng thời tăng cường quản lý bằng hệ thống camera không để bệnh nhân trốn ra ngoài” – ông Hưng nói.
Bệnh viện điều trị Covid-19 ‘hạ nhiệt’
Hầu hết bệnh viện điều trị Covid-19 ở TP.HCM đang có xu hướng hạ nhiệt khi F0 tại nhà được chăm sóc, cấp phát túi thuốc.
Bệnh viện dã chiến số 13. Ảnh CẮT TỪ VIDEO CLIP
Ý thức phòng ngừa rất quan trọng
Ngày 12.9, bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, kiêm phụ trách Bệnh viện dã chiến Q.8) cho biết vào thời điểm hơn 1,5 tháng trước, Q.8 là điểm nóng về F0 ngoài cộng đồng chuyển nặng vào bệnh viện. Nhưng thời điểm hiện nay, dù F0 được phát hiện nhiều, nhưng số F0 nặng chuyển đến đã hạ nhiệt rõ ràng. Để có được kết quả như hiện nay, bác sĩ Phong nhận định là nhờ các biện pháp quyết liệt từ chính quyền địa phương, các đội phản ứng nhanh, tổ Covid-19 cộng đồng, trong đó vai trò của các trạm y tế lưu động là rất quan trọng trong điều trị tại nhà.
“Ý thức người dân về phòng ngừa dịch bệnh rất quan trọng, đó là làm sao để không nhiễm bệnh, tăng cường tiêm vắc xin 5K. Bệnh Covid-19 thì khoảng 70% không có triệu chứng, nếu có triệu chứng thì biểu hiện sốt, sổ mũi, ho, đau họng; giai đoạn 5 – 7 ngày tiếp theo là mất vị giác, khứu giác; sau đó là viêm phổi, suy hô hấp gây khó thở, mệt. Nếu trở nặng qua theo dõi ô xy m.áu giảm thì nhập viện ngay. Do đó nếu phát hiện mắc bệnh thì báo y tế địa phương để quản lý, theo dõi nhằm giảm chuyển nặng, tử vong”, bác sĩ Phong khuyến nghị.
Sau 15.9, TP.HCM tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 chống Covid-19
Xoay chuyển đúng hướng
Theo bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Chợ Rẫy), ngăn chặn F0 chuyển nặng ngay từ đầu, đó mới là chiến lược đúng của ngành nhiễm. Do đó, đặt ra vấn đề quản lý F0, TP.HCM tạo điều kiện cho F0 ở nhà, hướng dẫn theo dõi sức khỏe tốt hơn, gọi y tế khi nào… Kèm theo đó là cung cấp gói thuốc an sinh, y tế phường hỗ trợ, các bác sĩ dù không chuyên khoa nhiễm nhưng sau thời gian học hỏi thì hỗ trợ các F0 tại nhà.
“Cách ly tập trung có ưu điểm là cách ly F0 ra khỏi cộng đồng, nhưng với bệnh nhân thì không tốt lắm. Xoay chuyển của TP.HCM là cách ly F0 tại nhà là đi đúng hướng, kết hợp điều trị sớm cho bệnh nhân tại nhà, nhờ đó số bệnh nhân nặng vào bệnh viện giảm hẳn, thực tế điều đó cũng giúp kéo giảm t.ử v.ong xuống”, bác sĩ Hùng nói.