TP.HCM xin rút ngắn khoảng cách 2 mũi tiêm AstraZeneca còn 6 tuần

Sở Y tế TP.HCM gửi văn bản khẩn đến Bộ Y tế, đề nghị lãnh đạo bộ xem xét và có ý kiến về việc có thể rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm đối với vắc xin AstraZeneca từ 8 đến 12 tuần xuống tối thiểu 6 tuần.

Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người dân TP.HCM – Ảnh: XUÂN MAI

Sở Y tế cho hay, theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại quyết định số 3588 và công văn số 6030, công văn số 7252 và theo các tài liệu hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng cách giữa 2 mũi tiêm đối với vắc xin AstraZeneca là từ 8 đến 12 tuần.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ bao phủ mũi 2 vắc xin ngừa COVID-19, Sở Y tế đề nghị lãnh đạo Bộ Y tế có ý kiến chỉ đạo về việc có thể rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm đối với vắc xin AstraZeneca từ 8 đến 12 tuần xuống tối thiểu 6 tuần.

Hiện TP.HCM đang trong ngày thứ 5 của 7 ngày triển khai chiến dịch cao điểm tiêm vắc xin COVID-19 tại TP.HCM. Tốc độ tiêm những ngày qua tăng cao, duy trì trên dưới 200.000 liều/ngày. TP đặt mục tiêu đến ngày 15-9 phải đạt 100% người dân được tiêm vắc xin mũi 1.

Đề xuất của Sở Y tế đưa ra trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp tại TP.HCM. Tính đến 18h ngày 11-9, TP có 292.403 ca COVID-19. Hiện các bệnh viện trên địa bàn TP đang điều trị 39.296 bệnh nhân, trong đó có 2.690 bệnh nhân nặng đang thở máy, 23 bệnh nhân can thiệp ECMO và có 2.914 t.rẻ e.m dưới 16 t.uổi. Tổng số t.ử v.ong cộng dồn từ đầu năm đến nay là 11.992.

Về tiến độ tiêm vắc xin, tính đến hết ngày 11-9, TP đã triển khai tiêm 7.776.452 mũi, trong đó có 6.472.848 mũi 1 (đạt 89,8%) và 1.303.604 mũi 2 đạt (18,1%).

Trong đó, với vắc xin AstraZeneca, TP đã tiêm 4.880.580 liều (mũi 1: 4.281.368 liều, mũi 2: 599.212 liều); vắc xin Pfizer là 355.075 liều (mũi 1: 93.219 liều, mũi 2: 261.856 liều); vắc xin Moderna là 628.770 liều (mũi 1: 552,409 liều, mũi 2: 76.361 liều), vắc xin Vero Cell là 1.912.027 liều (mũi 1: 1.545.852 liều, mũi 2: 366.175 liều).

Theo thống kê của Chi cục Dân số – kế hoạch hóa gia đình vào ngày 30-6, tổng số người từ 18 t.uổi trở lên tại TP là 7.208.800 người.

Nhà khoa học giúp các nước mua vắc xin AstraZeneca giá rẻ

Mỗi liều vắc xin Covid-19 do Oxford/AstraZeneca phát triển hiện chỉ có giá khoảng 3 USD. Điều này là nhờ vào bà Sarah Gilbert, nhà khoa học tại Đại học Oxford và mẹ đẻ của loại vắc xin trên.

Sarah Gilbert, giáo sư về vắc xin tại Viện Jenner của Đại học Oxford. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH NPR

Theo BBC, ngày 23.11.2020, Đại học Oxford và đối tác AstraZeneca công bố thông tin quan trọng với thế giới: vắc xin ngừa Covid-19 do họ hợp tác sản xuất có hiệu quả từ 70-90%. Trước đó, hai hãng dược Pfizer và Moderna đã công bố hiệu quả của loại vắc xin họ đang phát triển lần lượt là 95% và 94,5%.

Thông báo của Oxford/AstraZeneca đã đặt bước đệm cho quá trình phê duyệt loại vắc xin tiếp theo giúp thế giới đối phó với đại dịch Covid-19. Gần 8 tháng sau, tính đến ngày 16.8, vắc xin của Oxford/AstraZeneca đã được 121 quốc gia và vùng lãnh thổ cho phép sử dụng, theo thống kê của Wego Travel Blog.

Khác với các loại vắc xin ngừa Covid-19 do Pfizer và Moderna sản xuất đang được bán với giá gần 20 USD/liều, các nước có thể mua vắc xin của Oxford/ AstraZeneca với giá chưa đến 3 USD/liều. Công ty AstraZeneca cũng hứa sẽ không thu lợi khi đại dịch đang diễn ra, giúp các nước đang phát triển và nước nghèo có thể tiếp cận vắc xin.

Ít ai biết rằng người đứng sau thành công của vắc xin Oxford/AstraZeneca và giúp các liều tiêm được bán với giá rẻ là một người phụ nữ 3 con tên là Sarah Gilbert. Bà hiện là giáo sư về vắc xin tại Viện Jenner của Đại học Oxford.

Nghiên cứu bệnh sốt rét

Bà Gilbert sinh vào tháng 4.1962 tại hạt Northamptonshire của nước Anh. Cha bà làm việc trong lĩnh vực kinh doanh giày và mẹ bà là giáo viên tiếng Anh.

Bà Gilbert lấy bằng cử nhân ngành sinh học tại Đại học East Anglia rồi tiếp tục học tiến sĩ hóa sinh chuyên ngành di truyền học tại Đại học Hull. Lúc đó, bà nhận ra rằng mình không thích chuyên ngành đã chọn và có ý định từ bỏ, theo BBC.

May mắn thay cho thế giới, bà Gilbert đã không làm vậy và vẫn tiếp tục con đường nghiên cứu của mình. Sau khi hoàn thành chương trình tiến sĩ, bà làm việc tại trung tâm nghiên cứu bia và tập trung vào cách kiểm soát men bia rồi mới chuyển sang làm việc trong lĩnh vực liên quan đến sức khỏe con người.

Bà Gilbert chưa từng có ý định trở thành một chuyên gia về vắc xin. Tuy vậy, vào giữa những năm 1990, bà nghiên cứu về bệnh sốt rét tại Đại học Oxford. Cơ duyên này đã dẫn đến việc bà Gilbert bắt đầu nghiên cứu vắc xin sốt rét với giáo sư Adrian Hill, Giám đốc Viện Jenner.

Bà Gilbert và giáo sư Adrian Hill. Ảnh ĐẠI HỌC OXFORD

Sự nghiệp khoa học của bà Gilbert gián đoạn vào năm 1998, khi bà sinh ba, 2 gái và một trai. “Tiền đưa chúng đi nhà trẻ còn nhiều hơn thu nhập của tôi lúc đó”, bà Gilbert chia sẻ. Vì vậy, chồng bà, nhà khoa học Rob Blundell, đã hy sinh sự nghiệp để chăm sóc con cái.

Dù các con của bà Gilbert được tự do lựa chọn con đường riêng của mình, họ đều chọn ngành hóa sinh tại trường đại học. Hai con gái của bà Gilbert, Caitlin và Susannah, theo học tại Oxford và con trai bà, Freddie, là sinh viên Đại học Bath, theo Business Insider .

Vắc xin Covid-19 giá rẻ

Sau khi quay lại Oxford, Tiến sĩ Gilbert thăng tiến nhanh chóng. Bà trở thành giáo sư tại Viện Jenner danh giá của Đại học Oxford. Nhà khoa học này cũng thành lập nhóm nghiên cứu riêng để nỗ lực tạo ra một loại vắc xin có hiệu quả với mọi chủng virus cúm.

Năm 2014, bà dẫn dắt cuộc thử nghiệm vắc xin đầu tiên ngừa Ebola. Và khi dịch MERS-CoV (hội chứng hô hấp Trung Đông) bùng phát, bà Gilbert đến Ả Rập Xê Út để phát triển một loại vắc xin cho loại virus corona này.

Tuy nhiên, vắc xin MERS chỉ mới thử nghiệm lần thứ hai thì đại dịch Covid-19 xuất hiện vào đầu năm 2020 ở Trung Quốc. Bà Gilbert nhanh chóng nhận ra rằng mình có thể tạo ra vắc xin Covid-19 tương tự cách đã làm với MERS.

“Chúng tôi đã hành động nhanh chóng”, Giáo sư Teresa Lambe, đồng nghiệp của bà Gilbert tại Oxford, cho biết. Chỉ trong một tuần sau khi các nhà khoa học Trung Quốc công bố cấu trúc di truyền của loại virus mới, nhóm của bà Gilbert đã thiết kế xong vắc xin Covid-19, theo BBC.

Tình hình khẩn cấp trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành khắp thế giới khiến bà Gilbert phải tăng giờ làm việc. Giáo sư Lambe cho biết bà Gilbert làm việc từ sáng sớm đến tận tối muộn. Đôi khi, bà Lambe nhận được email bà Gilbert gửi lúc 4 giờ sáng.

Vắc xin Covid-19 của Oxford/AstraZeneca hiện được bán với giá “phi lợi nhuận”. Ảnh REUTERS

Các con của bà Gilbert cũng thể hiện sự ủng hộ mẹ bằng cách tình nguyện tham gia thử nghiệm vắc xin Oxford/AstraZeneca. Thử nghiệm đạt kết quả tốt, bà Gilbert và nhóm của mình đứng trước cơ hội kiếm hàng triệu USD. Tuy vậy, bà Gilbert chọn từ bỏ bằng sáng chế vắc xin để có thể cứu sống hàng chục triệu người trên thế giới.

“Ngay từ đầu, chúng tôi coi đây là một cuộc chạy đua với virus chứ không phải một cuộc chạy đua với các nhà phát triển vắc xin khác. Chúng tôi là trường đại học và chúng tôi không làm việc này để kiếm tiền”, BBC dẫn lời bà Gilber.

“Là người đã phát minh ra loại vắc xin này, tôi có thể kiếm được một khoản lợi nhuận khổng lồ. Nhưng tôi từ chối nhận bằng sáng chế vắc xin. Tôi không muốn độc quyền sáng chế vì tôi muốn chia sẻ công nghệ này để mọi người có thể sản xuất vắc xin”, tờ The Star Malaysia dẫn lời bà Gilbert cho biết trong một video.

Nhóm nghiên cứu của Oxford đã đạt được thỏa thuận phát triển, sản xuất và phân phối vắc xin trên toàn cầu với công ty dược Anh/Thụy Điển AstraZeneca. Theo mong muốn của bà Gilbert, AstraZeneca cam kết không thu lợi nhuận từ vắc xin Covid-19 trong đại dịch. Và giá vắc xin này vẫn sẽ được giữ nguyên với các nước đang phát triển, kể cả khi đại dịch kết thúc. Tinh thần nhân văn tuyệt vời của bà Gilbert đã giúp các nước nghèo có thêm công cụ để chống lại đại dịch này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *