Trong dự thảo được Sở Y tế TP.HCM gửi UBND TP mới đây có đề cập việc cấp thẻ xanh COVID-19 cho đối tượng F0 đã khỏi bệnh.
Tuy nhiên, nhiều F0 tự điều trị khỏi tại nhà chưa được quản lý đang loay hoay chứng minh mình là F0 và đã khỏi bệnh.
Người dân TP.HCM tự làm xét nghiệm test nhanh COVID-19 tại nhà – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Ngày 8-9, Sở Y tế TP.HCM có tờ trình gửi UBND TP về việc ban hành kế hoạch chống dịch sau ngày 15-9. “Thẻ xanh COVID-19″ là 1 trong 7 chiến lược trọng tâm của TP.HCM sau ngày 15-9.
Theo dự thảo điều kiện sử dụng “thẻ xanh COVID-19″ mà Sở Y tế đưa ra, đối tượng được áp dụng là người đã được tiêm chủng đầy đủ theo khuyến nghị của hãng vắc xin và đủ thời gian để tạo kháng thể. Bên cạnh đó, người nhiễm bệnh trong vòng 6 tháng cũng là đối tượng được sử dụng “thẻ xanh COVID-19″.
Người dân sử dụng “thẻ xanh COVID-19″ tham gia các hoạt động lao động sản xuất và sinh hoạt xã hội tùy theo mức độ kiểm soát dịch.
Thực tế, nhiều trường hợp F0 cách ly và điều trị tại nhà chưa được cập nhật lên danh sách hệ thống quản lý, do vậy việc chứng minh mình từng là F0 đã khỏi bệnh còn gặp nhiều khó khăn. Thậm chí, nhiều trường hợp F0 đã khỏi bệnh bắt buộc phải tiêm vắc xin ngừa COVID-19 trong khi sức khỏe hoàn toàn an toàn.
Ông Phan Đình An – chủ tịch UBND phường 6, quận Gò Vấp – cho biết với các trường hợp F0 cách ly, điều trị tại nhà báo phường và được quản lý, sau khi điều trị khỏi bệnh, bệnh nhân sẽ được phường cấp giấy xác nhận đã khỏi COVID-19. Các trường hợp F0 điều trị tại các cơ sở y tế cũng tương tự.
Tuy nhiên, với các F0 tự cách ly và điều trị tại nhà nhưng không báo thì việc phường cấp giấy chứng nhận đã khỏi COVID-19 là không thể.
“Để chứng minh mình đã từng là F0 đã khỏi bệnh, người dân có thể đi làm xét nghiệm kháng thể, kết quả xét nghiệm này sẽ tương đương với giấy xác nhận đã khỏi COVID-19″, ông An cho biết.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh – chuyên gia truyền nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1 – cho biết với các trường hợp test nhanh, có kết quả xét nghiệm dương tính tự cách ly và điều trị tại nhà nhưng chưa được quản lý có thể làm xét nghiệm kháng thể để chứng minh.
Tuy nhiên, phải có chuẩn xét nghiệm kháng thể bởi vì hiện nay người dân đang rất hoang mang để tìm nơi làm xét nghiệm kháng thể, chứng minh mình là F0 đã khỏi bệnh.
“TP phải thống nhất để đưa ra được phương án xét nghiệm, dùng xét nghiệm gì, chỉ số ra sao… để chứng minh là F0 đã từng khỏi bệnh. Hiện nhiều F0 đã khỏi bệnh bắt buộc phải tiêm vắc xin ngừa COVID-19, trong khi những trường hợp này không cần tiêm, rất an toàn, vắc xin rất cần cho những người chưa chích ngừa”, bác sĩ Khanh cho biết.
Các nhà quản lý phải có quy định rõ ràng gọi là chuẩn cho xét nghiệm, cần nói rõ loại xét nghiệm, bệnh viện nào, chỉ số ra sao…
“Xét nghiệm kháng thể hiện nay rất dễ làm, chỉ cần lấy m.áu để làm xét nghiệm và hiện nay tại TP.HCM rất nhiều đơn vị có thể làm xét nghiệm kháng thể”, bác sĩ Khanh nói.
Độ chính xác test nhanh Covid-19 như thế nào?
Kết quả test nhanh dương tính có đủ khẳng định người đó chắc chắn mắc Covid-19? Nhờ bác sĩ hướng dẫn cách tự test nhanh đúng. (Trần Trung Đức, 46 t.uổi, Bình Dương)
Trả lời:
Về mặt xét nghiệm, test nhanh kháng nguyên có độ nhạy khá cao khi người nhiễm trong giai đoạn toàn phát (lúc bệnh phát triển rầm rộ nhất), nguy cơ lây nhiễm cao. Tức là, nếu có kết quả test nhanh dương tính thì xác suất nhiễm là rất cao, và người này đang có nguy cơ lây nhiễm mạnh cho người khác.
Tuy nhiên, test nhanh thường không phát hiện được người mới nhiễm hoặc từng mắc Covid-19 đã hồi phục, đây là điểm hạn chế của test nhanh so với với phương pháp RT-PCR. Ở phương Tây, nơi có cúm mùa đang lưu hành, test nhanh có thể cho kết quả dương tính giả, tức là người nhiễm một loại virus cúm mùa khác, không phải nCoV.
Mặt khác, RT-PCR là “tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán Covid-19, được áp dụng để nhập viện, điều trị và có có ý nghĩa pháp lý đối với các đối tượng mua bảo hiểm.
Dù vậy, nếu test nhanh cho kết quả dương tính, cá nhân này nên tự cho mình là F0 và tự cách ly tại nhà, báo cho các trung tâm y tế để có hướng xử lý tiếp theo.
Nhân viên y tế hướng dẫn người dân quận 3, TP HCM thí điểm tự lấy mẫu xét nghiệm nhanh Covid-19 tại nhà, chiều 22/8. Ảnh: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC)
Hiện kỹ thuật test nhanh khá đơn giản , người dân có thể tự làm test nhanh tại nhà khi có bất kỳ các triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19, đặc biệt là sốt, ho, khó thở, hoặc tiếp xúc với F0, hay người nghi nhiễm. Đối với t.rẻ e.m hay quấy khóc thì người nhà cần chú ý hơn, hoặc một số người đang c.hảy m.áu cam thì không nên làm ngay.
Người nghi ngờ nhiễm có thể tự thực hiện lấy mẫu cho chính mình, nếu không lấy được dịch tỵ hầu, lấy dịch mũi vẫn cho kết quả tương đối, có thể chấp nhận được.
Nếu lấy giúp người khác trong gia đình, người lấy mẫu cần tối thiểu găng tay, khẩu trang, kính chắn giọt b.ắn, (có trang phục bảo hộ cấp 1, cấp 2 thì càng tốt, tránh lây nhiễm). Để giữ an toàn cho người lấy mẫu, người được lấy mẫu cần đeo khẩu trang che miệng, chỉ lộ mũi. Người lấy mẫu đứng một bên người nghi nhiễm, tránh tình huống người nghi nhiễm hắt hơi trực diện. Khi lấy mẫu xong rửa tay bằng cồn 70 độ sát khuẩn. Rác thải sau lấy mẫu nên bỏ hết vào túi nilon, cột chặt túi để riêng vào thùng rác thải y tế.
Mỗi bộ test kit bao gồm que lấy mẫu, lọ kèm dung dịch và khay thử. Các bước lấy dịch hầu họng được thực hiện như sau: đưa que chậm, nhẹ nhàng vuông góc với xương mặt, đến khi chạm tỵ hầu bằng cảm giác tay thì ngưng, xoay nhẹ que từ 5-10 vòng rồi rút ra. Cắm que vào lọ chứa dung dịch, khóa nắp lọ, hoặc bóp chặt miệng lọ, xoay nhẹ 5-10 vòng, rồi nhỏ dung dịch vào khay. Đọc kết quả sau 15-30 phút.
Cách đọc kết quả: Khay test phải hiện vạch C (control) thì mới đọc kết quả, nếu không hiện vạch C, test hỏng, cần thực hiện lại. Nếu khay chỉ hiện vạch C (một vạch) thì kết quả âm tính, người này khả năng cao không mắc Covid-19. Nếu khay hiện hai vạch gồm vạch C và vạch T (test), thì kết quả dương tính, người này có khả năng cao đã mắc Covid-19 và cần nhanh chóng tự cách ly tại nhà, báo thông tin tới cơ sở y tế địa phương.
Nếu khay test chỉ hiện vạch C (một vạch) thì kết quả test nhanh âm tính, người này khả năng cao không mắc Covid-19. Ảnh: Thư Anh
Trung úy, bác sĩ Vũ Đức Hiếu
Trung tâm điều trị Covid-19, Bệnh viện Quân y 175