Nên ăn gì trước và sau khi tiêm vắc xin Covid-19

Ngoài việc uống nhiều nước, bạn nên ăn các thực phẩm chống viêm, giúp ngủ ngon trước và sau khi tiêm.

Các loại vắc xin Covid-19 đều được thử nghiệm trên những người ăn theo chế độ thông thường của họ. Điều đó đồng nghĩa vắc xin đã được chứng minh có hiệu quả mà không cần bất kỳ loại thực phẩm đặc biệt nào.

Tuy nhiên, có một số chiến lược ăn uống tốt cho cơ thể bạn cả trước và sau khi tiêm vắc xin.

Trái cây, hạt bổ sung các loại vitamin cần thiết. Ảnh minh họa: JBTC

Ăn để ngủ ngon

Nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp hệ miễn dịch của bạn hoạt động hết khả năng. Để tăng chất lượng giấc ngủ của bạn trước khi tiêm chủng, hãy quan tâm tới bữa tối.

Một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Y học Giấc ngủ Lâm sàng cho thấy ăn quá ít chất xơ (trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, hạt) và quá nhiều chất béo bão hòa, đường (thịt mỡ, các sản phẩm từ sữa, đồ ngọt) có thể dẫn đến phục hồi kém hơn, giấc ngủ bị xáo trộn.

Ngược lại, lượng chất xơ hấp thụ cao hơn dẫn đến giấc ngủ sâu, chất lượng. Trong nghiên cứu, các tình nguyện viên cũng nhanh đi vào giấc ngủ hơn sau khi thưởng thức bữa ăn do chuyên gia dinh dưỡng cung cấp, so với những người tự chọn bữa ăn cho mình.

Nếu bạn muốn một bữa ăn nhẹ giữa bữa tối và trước khi đi ngủ, hãy mua trái cây tươi, các loại hạt. Nhưng để thức ăn được tiêu hóa đúng cách, hãy dùng trước khi đi ngủ 3 giờ. Đối với đồ uống, đảm bảo cắt giảm caffeine ít nhất 6 giờ trước khi đi ngủ. Hạn chế uống nước vào buổi tối để không phải thức dậy vào giữa đêm.

Chọn thực phẩm chống viêm

Chưa có đủ nghiên cứu để chứng minh rằng thực phẩm hoặc chất chống viêm như vitamin C sẽ làm cho vắc xin Covid-19 hiệu quả hơn. Nhưng nói chung, ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng và bổ sung vitamin C sẽ giúp ích cho hệ miễn dịch.

“Một chế độ ăn uống lành mạnh được duy trì lâu dài có thể tăng cường phản ứng miễn dịch khi tiêm vắc xin, chống lại các bệnh viêm nhiễm”, Tiến sĩ Louis Malinow cho hay.

Sử dụng thực phẩm toàn phần và giảm tiêu thụ thực phẩm chế biến quanh năm, không chỉ khi chủng ngừa, sẽ tốt cho sức khỏe của bạn. Tiến sĩ Malinow khuyên: “Cần tránh thực phẩm chế biến sẵn bởi đó là những chất độc nhất, gây viêm. Hãy tập trung vào thực phẩm toàn phần như các loại hạt, cá, trái cây và rau củ”.

Uống nước đầy đủ giúp ích khi bạn bị sốt nhẹ sau tiêm vắc xin. Ảnh minh họa: Tasteofhome

Không đi tiêm vắc xin khi đói bụng

Không cần nhịn ăn trước khi tiêm vắc xin Covid-19 như khi đi làm một số xét nghiệm y khoa. Điều này có thể khiến bạn chóng mặt và dễ ngất xỉu. Tiến sĩ Malinow cho biết: “Lời khuyên của tôi là ăn những món tự làm ở nhà, chế biến càng ít càng tốt, chẳng hạn như sữa chua, trái cây, trứng hoặc thanh dinh dưỡng”.

Uống nhiều nước

Các bác sĩ đồng ý rằng việc cung cấp đủ nước cho cơ thể trước và sau khi chủng ngừa Covid-19 cực kỳ quan trọng. Tiến sĩ Malinow cho biết: “Các cơ quan sẽ hoạt động tốt hơn khi cơ thể được cấp nước đầy đủ”.

Người đi tiêm cũng được khuyến khích tiêu thụ các loại thực phẩm như trái cây, rau và súp chứa nhiều nước để tăng cường hệ miễn dịch. Nếu bạn cảm thấy khó chịu vì sốt nhẹ sau tiêm, việc bù nước rất cần thiết.

5 lời khuyên về ăn uống trước và sau khi tiêm vaccine COVID-19

Các loại vắc xin COVID-19 hiện đang áp dụng tiêm hai liều cách nhau và chúng có một số tác dụng phụ như mệt mỏi đau đầu, buồn nôn,,,. Sau đây là 5 lời khuyên về ăn uống trước và sau khi tiêm giúp bạn khắc phục phần nào sự cố này.

1. Không tiêm vắc xin khi bụng đói

Thật ra, ăn trước tiêm dường như không liên quan gì đến hiệu quả của vắc xin, nhưng giúp bạn đủ năng lượng, tránh bị ngất xỉu hoặc cảm thấy chóng mặt, đặc biệt nếu bạn thuộc típ người hay sợ kim tiêm.

Trong quá trình hoàn thành tiêm chủng, thời gian chờ đợi trước tiêm có thể mất vài chục phút đến một giờ, và sau tiêm ít nhất 30 phút để theo dõi bất kỳ phản ứng dị ứng tiềm ẩn nào. Trong khi các cơ sở tiêm chủng không cho phép bạn ăn đồ ăn nhẹ trong khu vực chờ theo dõi. Vì vậy, các thức ăn dễ tiêu, bao gồm carbohydrate chưa tinh chế, chất béo lành mạnh và protein trước tiêm là rất cần thiết giúp bạn duy trì năng lượng trong chờ đợi, nhất là nếu bạn có cơ địa dễ hạ đường huyết.

2. Giữ đủ nước cho cơ thể

Đau đầu là một tác dụng phụ phổ biến của tiêm vắc xin COVID-19 và việc bị mất nước có thể làm cơn đau đầu trầm trọng hơn. Bạn cần uống nhiều nước như nước ép trái cây, trà hoặc các chất lỏng khác không quá nhiều đường, nên có chai nước bên cạnh để có thể uống trong ngày đi tiêm. Thông thường bạn nên uống đủ 8 ly nước cho mỗi ngày.

Mất nước có thể làm cơn đau đầu trầm trọng hơn sau khi tiêm, vì vậy bạn nên uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây, trà hoặc các chất lỏng khác.

3. Không uống bia rượu

Không uống bia rượu trước khi tiêm vắc xin COVID-19. Sự kết hợp bia rượu với các tác dụng phụ có thể gặp sau khi tiêm làm các triệu chứng nặng lên. Bia rượu cũng gây khó khăn cho việc phân biệt giữa tác dụng phụ của vắc xin và tác dụng phụ của uống quá nhiều bia rượu. Mặt khác, bia rượu có thể làm gia tăng phản ứng viêm trong cơ thể. Cần tránh xa bia rượu để hỗ trợ sức khỏe tổng thể và hệ thống miễn dịch của mình sau khi tiêm vắc xin COVID-19.

Nói KHÔNG với bia rượu trước và sau tiêm vắc xin COVID-19 để hỗ trợ sức khỏe tổng thể và hệ thống miễn dịch.

4. Tăng cường các thực phẩm chống viêm

Sau khi tiêm vắc xin COVID-19, bạn cần hỗ trợ hệ thống miễn dịch của mình. Nên tăng cường các loại thực phẩm chống viêm, tránh thực phẩm tinh chế nhiều. Trong một bài báo xuất bản trên Tạp chí Dinh dưỡng của Anh, cho thấy, chế độ ăn uống chống viêm có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh COVID-19. Tốt nhất nên tập trung vào chất béo lành mạnh và thực phẩm ít chế biến. Theo website về sức khỏe của trường Đại học Havard, những thực phẩm có tác dụng chống viêm là: Cà chua; dầu ô liu; Rau lá xanh: rau bina, cải xoăn, rau cải, bắp cải và các loại rau lá xanh khác; Các loại hạt: hạnh nhân, quả óc chó và nhiều loại hạt khác; Cá béo như cá hồi, cá thu, cá mòi; Trái cây, đặc biệt là dâu tây, quả việt quất, anh đào và cam.

Các thực phẩm chống viêm như cá béo, các loại hạt, rau lá xanh; quả dâu, cà chua… giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể trong quá trình tiêm vắc xin COVID-19.

5. Dùng một số thực phẩm chống buồn nôn

Trong khi một số người sẽ cảm thấy khỏe mạnh bình thường sau khi tiêm vắc xin, nhưng một số người có thể cảm thấy mệt mỏi buồn nôn. Bạn có thể sử dụng một số thực phẩm chống buồn nôn như trà gừng hoặc gừng tươi, bạc hà, hạt thì là…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *