Ngày mới với tin tức sức khỏe: Lợi ích của gừng có thể bạn chưa biết

Gừng rất giàu dưỡng chất thực vật, chất chống ô xy hóa, các hợp chất có lợi khác giúp hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ chức năng não, giảm viêm…. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm lợi ích của gừng!

Gừng tươi có hàm lượng gingerol cao hơn với nhiều lợi ích cho cơ thể. Ảnh SHUTTERSTOCK

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các thông tin: Tỷ lệ bệnh nặng và t.ử v.ong giữa người đã và chưa tiêm vắc xin Covid-19; Người bị ngừng tim được cấp cứu theo cách này dễ được cứu sống hơn; Kiểm soát các bệnh mạn tính thế nào trong thời kỳ đại dịch Covid-19?…

Nước gừng làm được điều kỳ diệu gì cho cơ thể?

Gừng rất giàu dưỡng chất thực vật, chất chống ô xy hóa và các hợp chất có lợi khác giúp hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ chức năng não, giảm viêm…

Gừng rất giàu dưỡng chất thực vật, chất chống ô xy hóa. Ảnh SHUTTERSTOCK

Củ gừng đã được sử dụng hàng ngàn năm trong y học châu Á, Ấn Độ và Ả Rập. Gừng tươi là tốt nhất vì nó có hàm lượng gingerol cao hơn với nhiều lợi ích cho cơ thể.

Giúp não khỏe mạnh. Tình trạng viêm mạn tính trong não có thể gây rối loạn não, gừng có đặc tính chống viêm có lợi hơn cho chức năng não. Dùng gừng có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe đối với chứng lo âu, trầm cảm, sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer, tâm thần phân liệt và rối loạn căng thẳng.

Gừng còn làm tăng mức các “hoóc môn hạnh phúc” serotonin và dopamine, đồng thời giảm chứng viêm có thể gây ra trầm cảm.

Uống bổ sung gừng cũng có thể cải thiện trí nhớ, sự chú ý, có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer. Những lợi ích tiếp theo của gừng sẽ có trên trang sức khỏe ngày 12.9.

Tỷ lệ bệnh nặng và t.ử v.ong giữa người đã và chưa tiêm vắc xin Covid-19

Kể từ tháng 7, số ca Covid-19 ở Mỹ đã gia tăng nhanh chóng. Và những người không được tiêm chủng đầy đủ đã mắc bệnh nặng và t.ử v.ong với tỷ lệ cao hơn so với người đã tiêm chủng.

Số liệu so sánh tổng thể đến ngày 26.8 của bảng điều khiển. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH

Hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh sau khi tiêm chủng đều không nghiêm trọng.

Y tế công cộng Hạt Seattle và King, Washington (Mỹ) đã tạo bảng điều khiển mới để bất kỳ ai cũng có thể theo dõi và so sánh tỷ lệ các trường hợp nhiễm bệnh, nhập viện và t.ử v.ong giữa những người chưa tiêm chủng và người đã tiêm chủng.

Cụ thể, số liệu đến ngày 26.8 của bảng điều khiển cho thấy:

– Số lượng nhiễm bệnh ở người đã tiêm chủng thấp hơn 7 lần so với người chưa tiêm

– Số ca nhập viện ở người đã tiêm chủng thấp hơn 49 lần so với những người chưa tiêm

– Số ca t.ử v.ong ở người đã tiêm chủng thấp hơn 32 lần so với những người chưa tiêm.

Những thông tin tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 12.9.

Người bị ngừng tim được cấp cứu theo cách này dễ được cứu sống hơn

Nếu bạn chứng kiến một người lên cơn đau tim, hành động của bạn có thể cứu một mạng người vì lúc này mỗi giây đều rất quý giá.

Nếu bạn chứng kiến một người lên cơ đau tim, hành động của bạn có thể cứu một mạng người vì lúc này mỗi giây đều rất quý giá. Ảnh SHUTTERSTOCK

Trình bày tại Đại hội của Hiệp hội Tim mạch châu Âu năm 2021, tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Martin Jonsson thuộc Viện Karolinska, Stockholm, Thụy Điển, cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nếu kết hợp các công tác cấp cứu với sự tham gia của người dân tạo thành một hệ thống, thì nạn nhân ngừng tim có nhiều khả năng sống sót hơn”.

Ngừng tim sẽ khiến tim ngừng bơm m.áu, có thể gây c.hết người trong vòng vài phút nếu không có sự trợ giúp. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nghiên cứu này!

Uống nước chanh, gừng, sả như trên mạng có ngừa được COVID-19?

Nhiều ngày nay, các trang mạng xã hội liên tục chia sẻ hàng trăm bài viết về việc nấu nước chanh, sả, gừng để uống có thể ngừa được COVID-19, nhiều người chia sẻ công thức với nhiều cách nấu khác nhau mà chưa được kiểm chứng.

Nhiều bài viết trên các trang mạng xã hội chia sẻ về cách uống chanh, gừng, sả có thể ngừa được COVID-19 – Ảnh: Chụp màn hình

Bác sĩ Phạm Ánh Ngân – Bệnh viện Đại học Y dược, cơ sở 3 (TP.HCM) – cho biết qua thông tin việc sử dụng chanh, sả, gừng để uống và xông mũi họng có tác dụng ngăn ngừa virus đã khiến người dân tập trung mua những loại thực phẩm này, tạo sự thiếu hụt hàng hóa, giá các loại này tăng cao gấp 2 – 3 lần so với bình thường, và việc sử dụng sai cách cũng đem lại nhiều phản ứng có hại.

Hiện nay, ngoại trừ các vắc xin được cấp phép sử dụng, chưa có khuyến cáo về thuốc, thức ăn nào có khả năng dự phòng COVID-19.

Trong danh sách thuốc điều trị nhiễm COVID-19, cũng không có khuyến cáo dành cho các loại vitamin, hoặc thực phẩm như chanh, gừng, sả. Việc sử dụng chanh, gừng, sả hay bổ sung các loại vitamin nhiều lần trong ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa.

Chanh (Citrus aurantifolia) chứa hàm lượng lớn vitamin C và các vitamin khác như B1… Tuy nhiên, vị chua từ chanh gây ảnh hưởng đến người có bệnh lý dạ dày do tăng lượng acid. Việc uống nhiều nước chanh với lượng vitamin C sẽ kích thích đi tiểu nhiều lần, khiến người mệt mỏi.

Sả (Cymbopogon nardus Rendl) và sả chanh (Cymbopogon flexuosus. Stapf) có thành phần chủ yếu là tinh dầu. Sả có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Tinh dầu sả giúp hỗ trợ tiêu hóa, khai vị.

Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều sả như nấu thành nước uống thay nước lọc sẽ làm tăng cảm giác nóng vùng dạ dày, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày, thực quản, nóng và đổ ghèn hai mắt. Việc nấu nước sả với đường phèn nếu sử dụng lượng nhiều sẽ tăng cảm giác khát nước, nguy cơ tăng đường huyết ở những người có bệnh lý về rối loạn đường huyết.

Gừng tươi (Zingiber offcinale Rosc) dùng chữa ngoại cảm, bụng đầy trướng, tiêu chảy, đàm ẩm sinh ho. Khi sử dụng nhiều gừng, ảnh hưởng từ tính cay nóng của gừng cũng sẽ tác động đến dạ dày và tiêu hóa, đôi khi khiến người dùng bị táo bón, đi cầu cảm giác nóng rát h.ậu m.ôn.

Bác sĩ Ngân cho biết việc sử dụng các loại thực phẩm như chanh, gừng, sả nên được đưa về mức hài hòa như thói quen ăn uống hằng ngày, có thể sử dụng trong quá trình chế biến thực phẩm. Không nên nấu riêng các loại gừng sả để uống liên tục trong ngày.

Nếu trà gừng, trà cam sả hoặc nước sả là một thức uống quen thuộc của gia đình, chỉ nên uống xen kẽ trong tuần, không thay thế nước lọc. Trong tuần có thể bổ sung 2-3 ly nước cam/chanh, kèm theo việc ăn các loại rau trái, là đủ để cung cấp vitamin cần thiết cho cơ thể.

Nếu sử dụng vitamin C dạng viên sủi, không dùng quá 2.000mg/ngày và không dùng liên tục trừ trường hợp có chỉ định của bác sĩ.

Bác sĩ Ngân cho biết trong giai đoạn chống dịch hiện nay, chúng ta cố gắng giữ mình bình tĩnh trước những thông tin tư vấn, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc, kể cả các thực phẩm chức năng, cũng như lắng nghe đáp ứng của cơ thể với các loại thực phẩm, để duy trì sức khỏe và tinh thần ổn định.

HỎI – ĐÁP về dịch COVID-19

Từ ngày 8-7, báo T.uổi Trẻ tổ chức chuyên mục HỎI – ĐÁP về dịch COVID-19 . Chuyên mục này sẽ đáp ứng nhu cầu thông tin cụ thể của bạn đọc về các vấn đề dân sinh. Bạn đọc có thể đặt câu hỏi trong phần comment của mỗi bài.

Các câu hỏi sẽ được báo T.uổi Trẻ chuyển đến các chuyên gia, các nhà quản lý, các cơ quan có chức năng để phần nào giải đáp những thắc mắc của bạn đọc liên quan đến chính sách, cơ chế, quy định… đang được triển khai, đặc biệt trong mùa dịch COVID-19 khi TP.HCM thực hiện chỉ thị 16 của Chính phủ trong 15 ngày để dập dịch.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *