Ngày 11/9, Hà Nội tiêm được gần 235.000 liều, nâng tổng số vaccine đã tiêm lên 3,7 triệu mũi (đạt 73,3% số vaccine được cấp).
Tối 11/9, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Hà Nội cho biết trong ngày, TP ghi nhận thêm 35 trường hợp dương tính mới, trong đó có 3 ca ngoài cộng đồng. Tính từ ngày 29/4, Hà Nội có 3.760 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng là 1.591 người.
Đến chiều 11/9, 2.220 bệnh nhân đã được điều trị khỏi, hiện còn 1.108 ca bệnh đang điều trị tại cơ sở y tế.
Về kế hoạch xét nghiệm diện rộng, đến 12h ngày 11/9, các đơn vị đã lấy 876.427 mẫu. Trong ngày 11/9, 234.698 mũi vaccine ngừa Covid-19 đã được tiêm cho người dân. Toàn TP Hà Nội tiêm được 3,7 triệu liều trong tổng số gần 4,6 triệu liều được cấp, đạt 73,3%.
2.220 F0 tại Hà Nội đã được điều trị khỏi trong đợt dịch thứ 4. Ảnh minh họa: Quỳnh Danh.
30 quận, huyện, thị xã tại Hà Nội có 80 điểm phong tỏa với khoảng 20.000 người. Số điểm phong tỏa như sau: Đống Đa 20, Thanh Xuân 19, Hoàng Mai 12, Đan Phượng 5, Hà Đông 5, Thanh Trì 4, Hai Bà Trưng 4, Ba Đình 2, Đông Anh 2, Phú Xuyên 1, Bắc Từ Liêm 1, Tây Hồ 1, Gia Lâm 1, Hoàn Kiếm 1, Long Biên 1, Nam Từ liêm 1.
Sau ngày 6/9, Hà Nội chia 3 phân vùng giãn cách xã hội để vừa chống dịch vừa phục hồi sản xuất. Vùng 1 có nguy cơ rất cao (tập trung ở nội đô) tiếp tục thực hiện theo Chỉ thị 16, còn lại 2 vùng (khu vực ngoại thành) áp dụng biện pháp theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng.
Trao đổi với báo chí trước đó, Phó bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết việc phải kéo dài giãn cách xã hội là tình thế bắt buộc nhằm bảo vệ an toàn, tính mạng của người dân, nhất là khi nguy cơ còn cao và lượng vaccine chưa đủ.
Tuy nhiên, lãnh đạo Thành ủy Hà Nội cho rằng dịch bệnh đang có dấu hiệu được kiềm chế. Những ngày gần đây, bình quân mỗi ngày có 30-40 ca, nhưng chủ yếu trong khu cách ly, phong tỏa. Bên cạnh đó, TP đã nâng cao năng lực của ngành y tế, sẵn sàng đối phó với dịch bệnh ở mức cao hơn.
Về nhiệm vụ sau ngày 15/9, Phó bí thư Thành ủy cho biết quan điểm của thành phố là không thể và không nên giãn cách mãi. Vì vậy, toàn TP phải quyết liệt thực hiện giãn cách xã hội, tranh thủ từng ngày để kiểm soát dịch theo từng khu vực.
“Việc nới lỏng giãn cách hay không; nới lỏng tới đâu, thành phố sẽ căn cứ vào tình hình dịch tễ và nguy cơ của từng vùng. Mục tiêu quan trọng nhất vẫn là bảo vệ sức khỏe và an toàn tính mạng của người dân”, ông Phong nói.
Bị dị ứng sau tiêm vaccine mũi một có được tiêm mũi hai?
Tôi đã tiêm vaccine Moderna mũi một. Sau tiêm trong hai tuần đầu hầu như không có phản ứng gì. Sang đến tuần thứ ba, tôi mới bị sốt nhẹ 37,8 độ C.
Sau đó tôi bị dị ứng, lúc thì sưng môi, lúc bị sưng mí mắt, ngứa vùng mặt, đầu, lưng và tay. Đặc biệt luôn bị dị ứng về đêm, gây mất ngủ. Dị ứng nhiều trong tuần thứ ba, hiện nay đã qua tuần thứ 4, dị ứng đã giảm gần hết hẳn, chỉ còn 1, 2 nốt ngứa đỏ ở cánh tay. Vậy tôi có thể tiêm mũi thứ hai vaccine Moderna được không? (Nguyễn Việt Cường, 61 t.uổi, 29 Liễu Giai, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội)
Trả lời:
Sau tiêm vaccine Moderna 3 tuần, bác xuất hiện biểu hiện dị ứng. Nếu không có t.iền sử tiếp xúc với bất kỳ dị nguyên nào khác, rất có thể bác đang bị phản ứng dị ứng muộn với vaccine Moderna.
Theo hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng mới nhất, được Bộ Y tế ban hành ngày 10/8, những trường hợp có t.iền sử rõ ràng bị dị ứng (phản vệ) với vaccine phòng Covid-19 mũi một thì sẽ chống chỉ định tiêm mũi hai cùng loại đó.
Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Minh Điền
Phó giám đốc Trung tâm Phòng, chống dịch và Tư vấn tiêm chủng vaccine
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương