Covid-19 một lần nữa làm thay đổi cuộc sống của chúng ta, do biến thể Delta mới, siêu lây lan.
Được xác định lần đầu tiên ở Ấn Độ vào tháng 12 năm 2020, Delta hiện chiếm hơn 83% các trường hợp mắc mới ở Mỹ.
Biến thể này đang lây lan rộng trong số những người chưa được tiêm chủng, đẩy tỷ lệ ca bệnh nói chung lên cao và một lần nữa tạo sức ép lên các bệnh viện.
Dưới đây là những gì mà những người đã được tiêm chủng đầy đủ và chưa được tiêm chủng cần biết về biến thể Delta.
Delta dễ lây nhiễm hơn
Đặc điểm đáng lo ngại nhất của biến thể Delta là nó lây lan dễ dàng hơn nhiều so với các chủng virus trước.
Trung bình một người bị nhiễm virus “chủng cũ” sẽ lây nhiễm cho 2,5 người khác.
Trong khi đó, Delta sẽ lây nhiễm cho 5 đến 8 người khác.
Theo các tài liệu nội bộ của CDC, biến thể này dễ lây như thủy đậu và dễ lây hơn MERS, SARS, Ebola, cảm lạnh thông thường, virus cúm mùa và đậu mùa.
Nó không hiệu quả trong đột biến như HIV.
Delta sẽ thúc đẩy nhiều ca nhiễm “đột phá” hơn
Người đã tiêm vắc xin vẫn ít bị bệnh hơn, nhưng dễ bị nhiễm hơn so với chủng virus “cũ”. Đây chỉ đơn giản là hệ quả của số ca nhiễm nói chung cao hơn.
Hiện tại, các ca nhiễm đột phá chỉ chiếm khoảng 0,01% tổng số ca nhiễm Covid-19.
Tỷ lệ này không có khả năng thay đổi, nhưng khi các ca nhiễm nói chung tăng lên, thì số những người được tiêm chủng bị nhiễm virus cũng sẽ tăng.
Vắc xin vẫn có thể bảo vệ
Số liệu hiện có là sơ bộ nhưng cho đến nay, có vẻ như hai liều vắc xin Pfizer mRNA có hiệu quả khoảng 88% trong việc ngăn chặn các triệu chứng của Covid-19.
Con số này giảm so với hiệu quả 95% đối với biến thể “cũ”, nhưng vẫn cao đáng kinh ngạc.
Vắc xin Moderna cũng có hiệu quả cao đối với Delta, có thể cao hơn Pfizer.
Vắc xin Johnson & Johnson một mũi tiêm ít hiệu quả hơn đối với Delta, nhưng vẫn rất tốt trong việc ngăn ngừa nhập viện và t.ử v.ong, như Pfizer và Moderna.
Mọi người có thể sẽ cần mũi tiêm tăng cường vào một ngày nào đó
Vào ngày 12 tháng 8, FDA Mỹ đã cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp cho mũi tiêm tăng cường thứ ba của Pfizer và Moderna cho những người có hệ miễn dịch suy yếu, bao gồm cả những người ghép tạng.
Những người bị suy giảm miễn dịch không đáp ứng tốt với vắc xin và có nguy cơ cao mắc bệnh nặng và t.ử v.ong do Covid-19.
Mũi vắc xin tăng cường có thể cung cấp cho những người bị suy giảm miễn dịch mức độ bảo vệ tương tự như hệ thống miễn dịch không bị tổn hại.
Vắc xin đầu tiên có thể không phải là vắc xin cuối cùng, một số chuyên gia tin rằng tất cả chúng ta sẽ cần mũi tiêm tăng cường vào một thời điểm nào đó. Khi một loại virus trở thành dịch địa phương, bạn sẽ phải tiêm phòng hàng năm.
Delta có lẽ không gây bệnh nặng hơn
Một số nghiên cứu gợi ý rằng Delta thực sự gây bệnh nặng hơn với nhiều bệnh nhân nhập viện hơn so với virus “cũ”, nhưng những nghiên cứu khác lại trái ngược với ý kiến này.
Một số chuyên gia không cho rằng Delta gây bệnh nặng hơn, song số ca nhập viện và t.ử v.ong nhiều hơn là vì có nhiều trường hợp nhiễm hơn.
Delta có vẻ gây ra các triệu chứng giống những phiên bản virus trước, gồm sốt, ớn lạnh, ho, khó thở, mất vị giác hoặc khứu giác, đau đầu, nghẹt mũi.
Có một số gợi ý ban đầu rằng ho và mất khứu giác có thể ít phổ biến hơn với Delta.
Cũng giống như các trường hợp đột phá trước đây, những người được tiêm chủng thường có các triệu chứng nhẹ hơn nhiều và ít phải nhập viện hoặc t.ử v.ong do nhiễm.
Delta đ.ánh mạnh vào t.rẻ e.m
Một nghiên cứu của Anh cho thấy các bài kiểm tra Covid-19 dương tính ở t.rẻ e.m từ 5 đến 12 t.uổi dường như đang thúc đẩy phần lớn sự phát triển của biến thể Delta.
Đây có lẽ là do tốc độ lây lan của virus, chứ không phải do bất kỳ đột biến đặc hiệu nào nhắm vào t.rẻ e.m.
Cũng chưa có vắc xin nào được chấp thuận cho t.rẻ e.m. Nhìn chung, hầu hết những người thuộc mọi lứa t.uổi đang phải nằm viện hoặc nguy kịch đều chưa được tiêm chủng.
Trên thực tế, họ có thể dễ lây nhiễm hơn do tải lượng virus từ Delta có thể cao gấp 1000 lần so với các chủng trước đó, theo một nghiên cứu trên tạp chí Genomic Epidemiology.
Delta làm tăng số lượng virus ở họng và mũi, cả ở những người đã được tiêm và chưa được tiêm vắc xin.
Tin tốt là những người đã được tiêm chủng có thể không bị nhiễm lâu như những người chưa được tiêm chủng.
Delta không phải là đột biến đầu tiên và sẽ không phải là đột biến cuối cùng
Là một virus RNA, SARS-Cov-2 gần như chắc chắn sẽ đột biến. Hầu hết các đột biến không có tác động thêm đến sức khỏe con người so với chủng virus đầu tiên, nhưng một số thì có.
Một là biến thể Alpha, lần đầu tiên được xác định ở Anh.
Beta (Nam Phi) và Gamma (Brazil) cũng là “các biến thể đáng lo ngại”. Phiên bản Lambda mới xuất hiện, được chú ý lần đầu tiên ở Peru, là một “biến thể đáng lo ngại”.
Tiêm phòng cho thật nhiều người là cách duy nhất để ngăn chặn sự lây lan của các biến thể mới, có khả năng gây c.hết người và lây nhiễm nhiều hơn. Càng nhiều người dân được tiêm phòng, chúng ta càng tiến gần đến khả năng miễn dịch quần thể. (Miễn dịch quần thể là khi có đủ số người được chủng ngừa trong một cộng đồng để phá vỡ chuỗi lây nhiễm.)
Khẩu trang vẫn rất quan trọng
CDC gần đây đã cập nhật hướng dẫn để khuyến cáo rằng ngay cả những người được tiêm chủng cũng phải đeo khẩu trang ở những nơi công cộng trong nhà tại những khu vực có khả năng lây truyền cao hoặc nghiêm trọng.
Tầm quan trọng của khẩu trang, giữ khoảng cách, không tụ tập đông người cả trong nhà và ngoài trời được nhấn mạnh.
Trên thực tế, khẩu trang có thể quan trọng hơn bao giờ hết, bất kể bạn đã tiêm vắc xin hay chưa.
Có nên lo lắng khi nhiễm Covid-19 dù đã tiêm vắc xin?
Hiện tại, trong số những người tiêm đã vắc xin Covid-19 vẫn có một tỷ lệ mắc bệnh.
Nhìn bề ngoài, điều này có vẻ đáng lo ngại nhưng bạn đừng quên mục đích của các loại vắc xin Covid-19 hiện tại không phải giúp miễn dịch với virus mà để ngăn ngừa bệnh trở nặng.
Ngoài ra, không có vắc xin nào hiệu quả 100%, nên có thể sẽ xảy ra một số trường hợp nhiễm bệnh ở những người được tiêm chủng đầy đủ. Tuy nhiên, việc này dường như không quá phổ biến và một tỷ lệ cao có thể không có triệu chứng.
Theo một nghiên cứu của Mỹ, trong tất cả những quân nhân đã được tiêm phòng bị nhiễm Covid-19, không ai cần điều trị tại bệnh viện.
Nói chung, những người đã được tiêm chủng đầy đủ vẫn có thể nhiễm virus, nhưng vắc xin kích hoạt phản ứng miễn dịch giúp bệnh nhân bị nhẹ hoặc không có triệu chứng.
Vắc xin giúp hệ miễn dịch của con người nhận ra và t.iêu d.iệt virus SARS-CoV-2 trước khi chúng có cơ hội ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân.
Trước đây, các nhà khoa học cho rằng những người được tiêm chủng đầy đủ ít có khả năng truyền virus cho người khác hơn vì họ có tải lượng virus thấp hơn. Tuy nhiên, hiện tại, giới chuyên môn đang xem xét lại kết luận trên khi biến thể Delta trở nên phổ biến.
Vắc xin dường như giảm hiệu quả ở người lớn t.uổi với tỷ lệ nhiễm bệnh dù đã tiêm phòng cao hơn ở những người từ 65 t.uổi trở lên. Hệ miễn dịch suy yếu tác động tới khả năng mắc bệnh – như bệnh nhân ung thư, người dùng thuốc làm suy giảm hệ miễn dịch…
Sự xuất hiện của biến thể Delta cũng làm tăng nguy cơ vì cả vắc xin mRNA (Pfizer, Moderna) và vắc xin AstraZeneca đều kém hiệu quả hơn đối với Delta khi so sánh với biến thể gốc và biến thể Alpha.
Virus SARS-CoV-2 vẫn phổ biến trong dân cư dẫn tới khả năng cao những người được tiêm chủng đầy đủ vẫn có thể nhiễm bệnh với triệu chứng nhẹ hơn.
Hiện tượng này cũng gặp trong nhiều bệnh khác. Hai liều vắc xin MMR có hiệu quả 97% với bệnh sởi và 88% với bệnh quai bị. Các đợt bùng phát bệnh quai bị vẫn có thể xảy ra trong các cộng đồng được tiêm chủng cao, đặc biệt là ở những nơi mọi người tiếp xúc gần gũi và kéo dài.
Các trường hợp nhiễm virus cúm theo mùa xuất hiện ở những người được tiêm vắc xin. Tỷ lệ hiệu quả của vắc xin cúm thay đổi theo từng năm, trong khoảng 40-60%.
Nhiễm bệnh dù đã tiêm phòng là một thực tế cần phải đối mặt. Theo các nhà khoa học, điều quan trọng là toàn thế giới được chủng ngừa để giảm số lượng ca nhiễm và bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Đó là câu thần chú cho tất cả các chương trình tiêm chủng trước đây và cả Covid-19 hiện nay.