Sáng 3/2, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang cho biết, vừa tiếp nhận cấp cứu bà LTM (SN 1965) và con gái là HTL (SN 1989, cùng ngụ phường Mỹ Quý, TP Long Xuyên) ngộ độc khí CO do đốt than sưởi ấm trong phòng kín.
Theo thông tin ban đầu, vào tối 1/2, sản phụ L. cùng hai con gái (2 t.uổi và mới sinh) và bà M. (mẹ ruột L.) ngủ trong phòng kín, đốt than sưởi ấm. Đến sáng hôm sau, hàng xóm thấy gia đình bà M. không mở cửa nên sang xem, thấy b.é g.ái 2 t.uổi đã t.ử v.ong, 3 người còn lại đang nguy kịch.
Bệnh nhân bị ngộ độc khí đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang.
Ngay lập tức, sản phụ L. và mẹ là bà M. được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang cấp cứu, bé sơ sinh đang điều trị tại Bệnh viện Sản – Nhi An Giang.
Theo Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang, hiện hai bệnh nhân L. và M. đang thở máy oxy liều cao, kết hợp điều trị nâng đỡ, có dấu hiệu hồi phục.
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang cảnh báo, sưởi ấm hoặc nấu nướng trong không gian kín, oxy sẽ tiêu hao dần. Phản ứng đốt cháy trong điều kiện thiếu oxy sẽ hình thành khí CO ngày càng nhiều. Hai tác động đồng thời này là nguy cơ khiến những người sưởi trong phòng kín nhanh chóng rơi vào hôn mê, t.ử v.ong.
Cẩn trọng đốt than sưởi ấm mùa lạnh
Việc đốt than trong phòng kín sưởi ấm để ngủ đã được các chuyên gia y tế liên tục cảnh báo nguy hiểm, thế nhưng có không ít người vẫn dùng cách sưởi ấm này và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Chẩn đoán bị ngộ độc khí CO tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
Gần nhất là vụ việc 3 người ở thôn Phù Ích, xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) bất tỉnh do đốt than sưởi ấm trong căn phòng đóng kín cửa.
Cụ thể, do thời tiết lạnh và cháu nhỏ mới sinh nên tối 3/12, nhà anh N.X.T. đã sử dụng than để sưởi ấm trong phòng ngủ đóng kín cửa. Đến sáng 4/12, khi gia đình gõ cửa thì không thấy ai trả lời, người thân đã trèo vào phòng để kiểm tra thì phát hiện 3 người đã ngất xỉu.
Căn phòng rộng hơn 10 m2, trên có trần, xung quanh ốp gạch, cửa chính và cửa sổ đều đóng kín. Trong nhà có nồi đất đựng than sưởi ấm nhưng lửa đã tàn. Ngay sau đó cả 3 người được đưa vào khoa Cấp cứu Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh.
Đây là vụ ngộ độc khí CO mới nhất xảy ra trên địa bàn Hà Tĩnh do việc đốt than, củi để sưởi ấm trong phòng kín. Vào đầu năm 2023, hai vợ chồng ở huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa t.ử v.ong do đốt than sưởi ấm trong phòng kín.
Nhiều năm qua, tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cũng thường xuyên tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị ngộ độc khí CO do đốt than, đốt củi sưởi ấm ở trong nhà vào thời điểm miền Bắc rét đậm, rét hại. Đáng báo động, hầu hết bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nặng, bị tổn thương não, dẫn tới hôn mê, thậm chí t.ử v.ong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Theo các chuyên gia y tế, tình trạng ngộ độc khí than là do thiếu oxy não, trong khi các tế bào chất xám chỉ huy hoạt động của con người, chịu trách nhiệm về hoạt động tinh thần, tình cảm, lý trí lại rất nhạy cảm với tình trạng thiếu oxy.
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) CO không màu, không mùi vị do đó con người không thể tự nhận ra cho đến khi có triệu chứng sớm của ngộ độc CO như đau đầu, buồn nôn, khó thở, đau ngực, lú lẫn.
Khi hít phải khí CO, nạn nhân nhanh chóng bị giảm oxy trong m.áu, gây đau đầu, chóng mặt, đau ngực, di chứng thần kinh hoặc có thể bị tâm thần. Thậm chí, hít phải lượng lớn khí CO, nạn nhân có thể nhanh chóng đi vào hôn mê, lịm dần và t.ử v.ong.
Di chứng thần kinh, tâm thần gặp ở nhiều trường hợp ngộ độc CO, sau khi hồi phục người bệnh thay đổi tính cách, giảm trí nhớ, giảm tập trung, liệt nửa người, vận động bất thường, đi đứng khó khăn, cử động chậm, tay chân cứng và run, cơ mặt bị liệt. Những biểu hiện này được gọi là hội chứng thần kinh – tâm thần muộn, chiếm tới 40% trường hợp nạn nhân bị ngộ độc khí CO.
Còn theo bác sĩ Phạm Ánh Ngân – Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM – Cơ sở 3, khói than chứa nhiều thành phần độc hại như cacbon monoxit (CO), CO2, nitơ oxit (NOx) và một số chất khác như lưu huỳnh oxit (SOx), muội than, hydrocacbon chưa cháy hết (CnHm), fomandehit (HCHO)…
Các chất này khi tỏa ra trong không khí sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Khói than có thể là tác nhân gây khởi phát cơn khó thở đối với người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), người bệnh hen suyễn, gây ngạt rất nguy hiểm với hệ hô hấp non nớt của t.rẻ e.m. Tiếp xúc thường xuyên với khói than làm tăng nguy cơ n.hiễm t.rùng hô hấp như viêm phổi.
Khói than, bụi bồ hóng, cũng là tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe người lớn t.uổi, đặc biệt những người có bệnh lý tim mạch, bệnh nhân ung thư, thể trạng suy yếu. Phụ nữ mang thai nếu tiếp xúc với khói than lâu ngày có nguy cơ sẩy thai, dị tật bào thai.
Để phòng tránh những vụ tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân tuyệt đối không được đốt các loại than, củi trong phòng kín, hay không gian chật hẹp để sưởi ấm. Khi người thân phát hiện nạn nhân bị nhiễm độc khí CO do sưởi ấm bằng than, củi, cần nhanh chóng mở rộng cửa, làm thoáng khí, đưa nạn nhân ra khỏi nơi nhiễm độc càng nhanh càng tốt. Nếu bệnh nhân thở yếu hoặc ngừng thở, phải tiến hành ngay việc thổi ngạt bằng hô hấp nhân tạo, hoặc nếu nạn nhân không còn tỉnh táo thì đặt bệnh nhân nằm nghiêng ở tư thế an toàn rồi vừa hà hơi thổi ngạt, vừa nhanh chóng chuyển đến bệnh viện.
Đối với gia đình sử dụng chất đốt là nhiên liệu rắn như than, củi…, vị trí đun nấu nên cách xa phòng ngủ, có ống thông khói và đặt ở nơi thoáng đãng, vệ sinh thường xuyên.
Để làm ấm cơ thể vào mùa lạnh, mọi người có thể thêm chút gia vị vào món ăn như gừng, tiêu, tỏi; sử dụng trà quế, trà gừng để vừa giữ ấm cơ thể, vừa tăng sức đề kháng. Giữ thói quen tập luyện thể thao mỗi ngày cũng là một phương pháp giúp giữ ấm trong thời tiết lạnh.