90% người mắc nấm phổi chưa được phát hiện

Nấm phổi được coi là ‘kẻ g.iết n.gười giấu mặt’. Đây là căn bệnh có tỷ lệ t.ử v.ong lên tới 50-70%, bệnh khó phát hiện đối với cả người bệnh và nhân viên y tế.

Báo động là hiện nay, 90% người mắc nấm phổi chưa được phát hiện.

Đây là thông tin tại Hội thảo khoa học “Những thách thức trong chẩn đoán và điều trị nấm phổi” do BV Phổi Trung ương tổ chức chiều ngày 1/2/2024 nhằm cập nhật kiến thức về chẩn đoán và điều trị nấm phổi cho đội ngũ y, bác sĩ công tác tại các cơ sở y tế trên phạm vi cả nước. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và trực tuyến với khoảng 1.000 khách mời là các chuyên gia y tế đầu ngành trong nước và quốc tế.

TS.BS Đinh Văn Lượng, Giám đốc BV Phổi Trung ương trình bày báo cáo tại hội thảo khoa học “Những thách thức trong chẩn đoán và điều trị nấm phổi”.

Mỗi năm, trên thế giới có khoảng hơn 2 triệu người t.ử v.ong do các bệnh nấm và gây ra bệnh lâu dài cho hàng trăm triệu người. Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh nấm mạn tính đứng thứ 5 trên thế giới với khoảng 15.000 ca nấm phổi xâm lấn mỗi năm, nấm phổi mãn tính do Aspergillus có khoảng 55.000 trường hợp. Tỷ lệ t.ử v.ong do mắc nấm phổi xâm lấn rất cao dao động 30-80%, đặc biệt nếu không được điều trị 100% bệnh nhân sẽ t.ử v.ong. Nấm phổi mãn tính do Aspergillus nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sau 5 năm tỷ lệ t.ử v.ong xấp xỉ 50%.

Khoảng 50% người đã từng mắc bệnh lao đến khám lại tại các cơ sở chuyên khoa hô hấp đều mắc nấm phổi do Aspergillus. Đáng báo động hơn, 90% người nhiễm nấm phổi còn sót ngoài cộng đồng, nếu không được tầm soát và phát hiện sớm để điều trị kịp thời, nguy cơ bệnh nặng và t.ử v.ong rất cao.

Các chuyên gia, y bác sĩ tham dự Hội thảo khoa học “Những thách thức trong chẩn đoán và điều trị nấm phổi”.

Nấm phổi do Aspergillus thường gây bệnh ở người suy giảm miễn dịch, có bệnh phổi hoặc COPD…

Các bệnh do nấm là một mối đe dọa sức khỏe toàn cầu, tuy nhiên hiện nay căn bệnh này chưa có sự quan tâm đúng mức trong việc tiếp cận chẩn đoán và điều trị. Người mắc bệnh nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời, mỗi năm sẽ có khả năng ngăn ngừa 1,3 triệu ca t.ử v.ong do các bệnh về nhiễm nấm, đặc biệt là nấm phổi.

TS.BS Đinh Văn Lượng, Giám đốc BV Phổi Trung ương cho biết: “Nấm mốc tồn tại phổ biến ở ngoài môi trường, nhưng thường gây bệnh ở người có hệ miễn dịch suy giảm, hoặc có bệnh lý nền là bệnh phổi.”

Bệnh nấm phổi hay gặp nhất là do nấm Aspergillus. Aspergillosis là một bệnh n.hiễm t.rùng gây ra bởi một loại nấm mốc rất phổ biến và có mặt ở trong nhà và ngoài môi trường. Mặc dù mọi người thường hít phải loại nấm này từ không khí, nhưng loại nấm này chỉ ảnh hưởng đến những người người có hệ miễn dịch suy giảm nặng như bệnh nhân ung thư m.áu, ung thư các cơ quan khác, sau cấy ghép tạng hoặc điều trị các thuốc ức chế miễn dịch dài ngày. Loại nấm này có thể gây bệnh ở những người đã/đang có bệnh tại phổi, chẳng hạn như những bệnh nhân đã từng mắc lao phổi, hen suyễn hay xơ nang phổi…

Theo TS.BS Đinh Văn Lượng, nấm phổi là căn bệnh khó phát hiện ngay cả với nhân viên y tế. Trên thế giới, t.ử v.ong liên quan đến các bệnh về nấm khoảng 3,8 triệu người mỗi năm, cao hơn t.ử v.ong do lao (1,3 triệu ca), gấp 5 lần t.ử v.ong do sốt rét. Riêng tại Việt Nam, nấm Aspergillus xâm lấn là 23.470 ca, nấm Aspergillus mãn tính 115.000 ca.

Theo TS.BS Đinh Văn Lượng, nấm phổi là căn bệnh rất khó phát hiện ngay cả với nhân viên y tế, đang là thách thức đối với ngành y tế.

Nhiễm nấm Aspergillus có tỷ lệ t.ử v.ong cao và là “thách thức” đối với nhiều y bác sĩ trong việc chẩn đoán đúng và phát hiện sớm, nhưng TS.BS Đinh Văn Lượng cho rằng, một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc nấm Aspergillus mà nhân viên y tế có thể nghĩ tới là người bệnh COPD nhập viện nhưng không đáp ứng với điều trị kháng sinh, bệnh nhân có chẩn đoán lao phổi có hang, hay đã điều trị nhiễm khuẩn phổi tái đi tái lại, hay người mắc hen….

Chẩn đoán và điều trị nấm Aspergillus xâm lấn là thách thức đối với y tế toàn cầu

TS.BS Nguyễn Bích Ngọc, Trưởng khoa Hô hấp, BV Phổi Trung ương cho biết, chẩn đoán và điều trị nấm Aspergillus là thách thức cho các y bác sĩ trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam. “Nấm phổi là bệnh diễn biến rất nhanh, khó chẩn đoán. Có những trường hợp khi chẩn đoán ra bệnh thì bệnh nhân đã t.ử v.ong”, TS Nguyễn Bích Ngọc nói.

Những cập nhật gần đây cho thấy, trên thế giới mỗi năm có 2 triệu ca nhiễm nấm Aspergillus xâm lấn ở bệnh nhân COPD, 1 triệu ca t.ử v.ong do nấm xâm lấn Aspergillus.

Trưởng khoa Hô hấp, BV Phổi Trung ương cho rằng: “Bệnh viện Phổi Trung ương đã trình Bộ Y tế hướng dẫn về chẩn đoán và điều trị nhiễm nấm Aspergillus phổi mãn tính”. Nếu được phê duyệt, sẽ giúp cho các bác sĩ trong lĩnh vực truyền nhiễm và bệnh hô hấp trong việc chẩn đoán và điều trị căn bệnh khó phát hiện này.

TS.BS Nguyễn Bích Ngọc, Trưởng khoa Hô hấp, BV Phổi Trung ương trình bày tại hội thảo.

TS Nguyễn Bích Ngọc cũng cảnh báo, với những bệnh nhân COPD, bệnh nhân nằm hồi sức tích cực điều trị lâu ngày mà không có chuyển biến, người bệnh ung thư đang truyền hóa chất, hoặc đã từng mắc lao, từng phẫu thuật phổi… mà bị ho ra m.áu nhưng không có vi khuẩn lao trong đờm, nhân viên y tế cần nghĩ đến khả năng bệnh nhân có thể nhiễm nấm Aspergillus. “Thuốc điều trị nấm rất đắt. Bệnh nhân phải điều trị dài ngày nên chi phí rất cao.”, TS Nguyễn Bích Ngọc cho hay.

Để bảo vệ sức khỏe của những người có hệ miễn dịch suy giảm, người có nguy cơ cao nhiễm nấm Aspergillus như nói ở trên, TS Nguyễn Bích Ngọc khuyên, người bệnh không nên đến những nơi tập trung đông người, nếu bắt buộc phải đi tới những địa điểm có nguy cơ với sức khỏe, người bệnh cần đeo khẩu trang để phòng nhiễm nấm Aspergillus.

Dùng kỹ thuật mới phẫu thuật cho bệnh nhân tiết niệu ở Ninh Thuận

Bệnh nhân mắc bệnh tiết niệu nặng, phức tạp ở Ninh Thuận được phẫu thuật bằng kỹ thuật mới ngay tại địa phương.

Ngày 13/10, Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận phối hợp cùng một số đơn vị tổ chức hội thảo khoa học “Kỹ thuật mới ít xâm lấn trong điều trị bệnh lý đường tiết niệu”.

Chàng trai trải qua 23 lần phẫu thuật vẫn đam mê làm từ thiện

Xót xa hình ảnh b.é g.ái 2 tháng t.uổi bị tim bẩm sinh cần sự trợ giúp để sớm phẫu thuật

Trong khuôn khổ hội thảo, hai chuyên gia hàng đầu về bệnh lý đường tiết niệu là PGS.TS Hoàng Long -Trưởng khoa Ngoại – Tiết niệu (Đại học Y Hà Nội) và TS.BS Châu Quý Thuận – Phó Trưởng khoa Ngoại – Tiết niệu (Bệnh viện Chợ Rẫy) đã phẫu thuật cho 3 bệnh nhân ở Ninh Thuận.

3 bệnh nhân trên được phẫu thuật bởi phương pháp ít xâm lấn như: nội soi tán sỏi thận bằng ống soi mềm; tán sỏi thận qua da dưới hướng dẫn siêu âm; bóc nhân tuyến t.iền liệt bằng Laser Holmoium…

Quá trình phẫu thuật được truyền hình trực tuyến từ phòng mổ đến hội trường để đông đảo y bác sĩ ở Ninh Thuận có thể nâng cao kiến thức, tiếp thu kỹ thuật mới này.

Các chuyên gia phẫu thuật cho 3 bệnh nhân tiết niệu nặng ở Ninh Thuận.

Hội thảo cũng dành thời gian lắng nghe các chuyên đề có giá trị cao trong điều trị tiết niệu như: hiệu quả tán sỏi nội soi ngược dòng ống mềm trong điều trị sỏi thận; các phương pháp điều trị ngoại khoa tăng sinh lành tính tuyến t.iền liệt; tình hình điều trị bệnh lý đường tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận.

BS CKII Lê Huy Thạch – Phó Giám đốc phụ trách Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận cho biết: với các bệnh lý về sỏi thận, tăng sinh lành tính tuyến t.iền liệt thì việc ứng dụng các kỹ thuật cao sẽ giúp cho việc điều trị ít bị xâm lấn, đem lại hiệu quả tối đa cho bệnh nhân. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận đã và đang khẩn trương tiếp nhận và áp dụng các kỹ thuật cao, chuyên sâu, nhất là trong lĩnh vực tiết niệu để khám chữa bệnh cho người dân trong tỉnh cũng như các khu vực lân cận, giúp giảm thiểu chi phí điều trị, giảm tải cho tuyến trên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *