Loại sâu độc hơn thuốc diệt cỏ

Người đàn ông ở Sơn La đã ăn 15-20 con sâu ban miêu phơi khô, sau đó bị đau rát họng, đau bụng, nôn ra m.áu.

Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Sơn La, bệnh nhân là H.V.T. (38 t.uổi, trú tại Nhịu Cọ, Chiềng Dong, Mai Sơn, Sơn La) nhập viện trong tình trạng sốc, co giật toàn thân, suy hô hấp, nôn m.áu, loét miệng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị ngộ độc sâu ban miêu giờ thứ 5, xét nghiệm có tình trạng toan chuyển hóa nặng, suy gan, thận cấp.

Người đàn ông này phải lọc m.áu liên tục 20 giờ, duy trì vận mạch, điều trị suy gan thận. Sau hai ngày, tình trạng bệnh nhân ổn định.

Bác sĩ Mè Thị Xuân, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, cho biết những trường hợp bị ngộ độc sâu ban miêu tình trạng thường rất nặng. Hầu hết bệnh nhân sau khi tiếp xúc loài sâu này qua đường tiêu hóa dẫn đến tổn thương suy đa tạng, tụt huyết áp, suy hô hấp và tỷ lệ t.ử v.ong hơn 50%. Sâu ban miêu có chất cantharidin cực độc, làm hủy hoại protein, hoại tử ruột.

Sâu ban miêu. Ảnh: BVCC.

Loại sâu này độc gấp nhiều lần thuốc diệt cỏ Paraquat (thuốc diệt cỏ cháy nhanh). Độc tố của sâu ban miêu tiết ra gần giống dịch từ kiến ba khoang, nếu dính vào tay lỡ bôi vào mắt, dụi mắt sẽ làm bỏng rát, tổn thương giác mạc.

Cantharidin vào cơ thể qua đường tiêu hóa gây ngộ độc nặng, tổn thương dạ dày và ruột, đau bụng nôn mửa, c.hảy m.áu đường tiêu hóa, hoại tử ruột.

Loại sâu này, chỉ cần tiếp xúc qua da như dùng tay bắt trực tiếp hay đường hô hấp (mở bao đựng sâu ra hít phải hơi) cũng đủ gây dị ứng trầm trọng, nhất là những người da mỏng, có vết thương hở.

Bác sĩ Xuân cảnh báo không nên bắt hay ăn sâu ban miêu. Nếu tiếp xúc với sâu ban miêu và bị chất độc gây bỏng rát, đỏ rộp da hay mắt, bạn cần rửa khu vực này bằng nước sạch, chớp mắt liên tục, sau đó đến ngay bệnh viện điều trị.

Sau bữa ăn, nếu thấy mình có 4 biểu hiện t.iền ung thư dạ dày sau, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt

Trong xã hội hiện đại, dù chế độ ăn uống ngày càng tốt hơn nhưng cứ 10 người thì có 9 người có thể bị bệnh về dạ dày, không được chữa trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến ung thư.

Dưới đây là 4 biểu hiện t.iền ung thư dạ dày xuất hiện sau bữa ăn mà bạn cần chú ý để ngăn ngừa bệnh.

Có thể bạn đã nghe đến tin tức này: Cô Gao, 33 t.uổi ở Trung Quốc, điều hành một nhà hàng nhỏ tại Hồ Nam cùng chồng, công việc kinh doanh rất thuận lợi. Mặc dù kinh doanh dịch vụ ăn uống và phục vụ khách hàng ngày nhưng bản thân cô Gao không thể tự chăm sóc cho 3 bữa cơm một ngày của mình bình thường như bao người, khi bận rộn, cô thậm chí không có thời gian để ăn nên ăn uống rất thất thường, “bữa đói, bữa no”.

Điều này khiến sức khỏe dạ dày của cô rất tệ với các triệu chứng viêm loét dạ dày nghiêm trọng. Mặc dù bác sĩ đã dặn cô phải chú ý đến chế độ ăn uống và không để bản thân bị đói, tập trung chăm sóc cho dạ dày của mình, nhưng do công việc bận rộn nên cô Gao cũng không thể làm theo lời khuyên của bác sĩ, cho rằng loét dạ dày là một vấn đề nhỏ, không sao cả.

Không ngờ, 1 năm sau cô đột nhiên bị nôn ra m.áu màu nâu, khi đến bệnh viện khám thì được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày, tế bào ung thư đã di căn vào xương, đi khắp cơ thể. Lúc này, Gao mới hối hận thì cũng đã muộn.

Qua trường hợp này, bác sĩ nhắc nhở mọi người rằng một số triệu chứng t.iền ung thư dạ dày có thể không rõ ràng, chẳng hạn như buồn nôn và nôn hầu hết chỉ được coi là vấn đề nhỏ, triệu chứng của đường tiêu hóa kém nên thường bị bỏ qua. Mãi đến khi phát hiện ra bệnh thì nó đã tiến triển thành ung thư ở giai đoạn giữa và cuối.

Nói cách khác, hầu hết các biểu hiện t.iền ung thư dạ dày đều thể hiện ra ngoài, chỉ là bạn có nhận ra hay không mà thôi. Nếu 4 dấu hiệu này xảy ra sau bữa ăn thì bạn phải chú ý và cần đến bệnh viện khám ngay.

1. Đau bụng sau bữa ăn

Dạ dày nằm ở vùng bụng trên của cơ thể con người, nếu bạn thường xuyên cảm thấy đau tức vùng bụng trên sau khi ăn thì rất có thể bạn đang có vấn đề về dạ dày.

Nếu tình trạng này không quá rõ ràng và biến mất nhanh chóng hoặc xuất hiện không thường xuyên thì có thể không đáng chú ý.

Tuy nhiên, đối với những ai có vấn đề về dạ dày mà có triệu chứng này thì nên đến bệnh viện để khám, đừng chỉ nghĩ uống vài viên thuốc là giải quyết được vấn đề. 80% bệnh nhân ung thư dạ dày sẽ bị đau bụng sau bữa ăn ở giai đoạn đầu, để phòng bệnh tốt nhất là nên nhờ bác sĩ chẩn đoán.

2. Mất cảm giác thèm ăn

Mặc dù bụng vẫn thấy đói nhưng bạn lại không ăn được gì, cảm giác thèm ăn giảm hẳn. Nếu bạn thấy mình đột nhiên gặp phải tình huống này thì phải chú ý đến sức khỏe của dạ dày.

Không muốn ăn (không có cảm giác thèm ăn) trong thời gian dài có thể là biểu hiện ban đầu của bệnh ung thư dạ dày, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để khám.

3. Thường buồn nôn sau bữa ăn, có cục u trong dạ dày

Trong cuộc sống hàng ngày, bạn cũng có thể sờ bụng để xem có cục cứng nào trong dạ dày hay không.

Nếu bạn thường xuyên bị buồn nôn và nôn sau bữa ăn thì điều này cho thấy bạn đang mắc một bệnh lý nào đó ở dạ dày, và đây cũng có khả năng là dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư dạ dày.

4. Thường xuyên bị tiêu chảy sau bữa ăn

Khi triệu chứng tiêu chảy xảy ra, mọi người luôn nghĩ rằng mình đã ăn phải thức ăn không sạch hoặc ăn phải thức ăn khiến dạ dày khó chịu. Tuy nhiên, nếu bạn không ăn thực phẩm dễ gây tiêu chảy, chế độ ăn uống tương đối sạch sẽ mà vẫn bị tiêu chảy sau bữa ăn thì bạn phải chú ý đến sức khỏe của dạ dày.

Tóm lại, khi 4 tình trạng trên thường xảy ra sau bữa ăn thì chúng ta phải chú ý giữ gìn dạ dày, tốt nhất nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe của dạ dày. Trong cuộc sống thường ngày, ăn đủ 3 bữa ăn như bình thường nhưng cân nặng vẫn ngày càng giảm sút, người dần gầy đi thì bạn cũng cần chú ý đến sức khỏe của dạ dày, rất có thể đã xuất hiện một khối u ở dạ dày khiến dinh dưỡng trong thức ăn bị giảm hấp thụ, dẫn đến không cung cấp chất dinh dưỡng cho các tế bào bình thường.

Nguồn và ảnh: Sohu, The Healthy

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *