Dấu hiệu nguy hiểm khi trẻ nhỏ mắc Covid-19

Các biến chứng nghiêm trọng ở trẻ mắc Covid-19 không phổ biến, nhưng có thể xảy ra. Điển hình là hội chứng viêm toàn thân có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

T.rẻ e.m ở mọi lứa t.uổi đều có thể bị nhiễm Covid-19. T.rẻ e.m ít có khả năng bị bệnh nặng hơn người lớn, nhưng vẫn có thể xảy ra.

Các bằng chứng gần đây cho thấy t.rẻ e.m có thể có tải lượng virus trong đường hô hấp trên tương tự người lớn. Vì vậy, trẻ mắc bệnh có thể lây virus cho người khác. Điều này cũng gây nguy hiểm nếu không có biện pháp phòng bệnh tốt, đặc biệt là lây sang những người lớn t.uổi hoặc có bệnh mạn tính.

T.rẻ e.m mắc Covid-19 có khác người lớn?

Ởngười lớn, các triệu chứng phổ biến bao gồm sốt và ho, trong trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể bị viêm phổi nặng, khó thở, sốc hoặc đông m.áu lan tỏa. T.rẻ e.m mắc Covid-19 cũng có thể có những triệu chứng này, nhưng khả năng bị bệnh nặng ít hơn.

Các triệu chứng ở t.rẻ e.m bao gồm: ho, sốt hoặc ớn lạnh, thở gấp, khó thở, đau nhức cơ, viêm họng, mất vị giác hoặc mùi mới, tiêu chảy, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, nghẹt mũi, chảy nước mũi.

Sốt và ho là những triệu chứng Covid-19 phổ biến ở cả người lớn và t.rẻ e.m. T.rẻ e.m có thể bị viêm phổi, có hoặc không các triệu chứng rõ ràng. Các bé cũng có thể bị đau họng, mệt mỏi quá mức hoặc tiêu chảy.

Tuy nhiên, bệnh có thể xảy ra bệnh nghiêm trọng ở t.rẻ e.m. Vì vậy, cha mẹ nên cảnh giác nếu con được chẩn đoán mắc bệnh này.

Các triệu chứng bệnh nghiêm trọng có thể gặp ở t.rẻ e.m có một số vấn đề sức khỏe như rối loạn di truyền, bệnh lý thần kinh nặng, bệnh tim bẩm sinh, bệnh hồng cầu hình liềm, béo phì, tiểu đường, bệnh thận mạn tính, hen suyễn và bệnh phổi khác hoặc hệ thống miễn dịch kém.

Sốt và ho là những triệu chứng Covid-19 phổ biến ở cả người lớn và t.rẻ e.m. Ảnh minh họa: JD.

Các biến chứng ở trẻ mắc Covid-19 không phổ biến, nhưng có thể xảy ra. Chúng ta đã có báo cáo về một số trường hợp t.rẻ e.m bị Covid-19 tiến triển hội chứng đáp ứng viêm toàn thân. Điều này có thể đe dọa tính mạng nếu tổn thương các cơ quan, không được điều trị nhanh chóng.

Các chuyên gia sử dụng các tên khác nhau cho tình trạng này, như “hội chứng viêm đa cơ quan ở t.rẻ e.m”. Triệu chứng bao gồm sốt kéo dài, đau bụng, nôn mửa hoặc tiêu chảy, phát ban, kết mạc mắt đỏ, môi đỏ, nứt nẻ, lười đỏ hơn bình thường, sưng bàn tay, bàn chân, hạch bạch huyết vùng cổ, nhức đầu, rối loạn hành vi, lú lẫn, khó thở.

Nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên, hãy gọi cho bác sĩ hoặc trung tâm y tế gần nhất để được hướng dẫn cụ thể.

Bác sĩ sẽ khai thác bệnh sử về tiếp xúc gần với người có nCoV dương tính, xét nghiệm Covid-19 và kiểm tra tình trạng viêm của trẻ .

Theo tạp chí Lancet & Adolescent Health đã công bố nghiên cứu về sự ảnh hưởng sức khoẻ lâu dài trên 46 trẻ nhập viện với hội chứng viêm toàn thân. Hầu hết trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa, tim, thận và hình thành cục m.áu đông. 6 tháng sau xuất viện, các vấn đề này được giải quyết. Khoảng 1/3 trẻ tiếp tục bị yếu cơ, khó khăn về sức khỏe tâm thần.

Làm gì khi trẻ xuất hiện triệu chứng bệnh?

Nếu con bạn bị sốt, ho hoặc các triệu chứng khác của Covid-19, hãy gọi cho bác sĩ hoặc trung tâm y tế theo dõi điều trị tại địa phương. Bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên phải làm gì và liệu con bạn có cần đi khám bệnh hoặc nhập viện hay không.

Nếu trẻ có sốt, ho nhẹ, bạn nên cho trẻ dùng thuốc nếu nhiệt độ cao từ 38,5 độ C trở lên. Bạn có thể cho con uống Paracetamol với liều 10-15 mg cho mỗi kg cân nặng, cách 6 giờ/lần (ví dụ, trẻ 20 kg, liều hạ sốt khoảng 200 mg đến 325 mg mỗi lần uống). Ngoài ra, trẻ cần uống nhiều nước hơn, ăn uống đủ chất và nấu mềm, lỏng, dễ tiêu. Cha mẹ có thể dùng các loại thuốc ho thảo dược cho t.rẻ e.m, giữ ấm, cho con ngủ, nghỉ nhiều.

Nếu bạn đang chăm sóc trẻ tại nhà, nhân viên y tế sẽ cho bạn biết những triệu chứng cần theo dõi. Một số trẻ bị Covid-19 đột nhiên trở nặng hơn, thường trong khoảng một tuần.

Bệnh nhi mắc Covid-19 được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: XT.

Bạn nên gọi trợ giúp khẩn cấp hoặc nhập viện ngay lập tức nếu con bạn có một hay nhiều dấu hiệu sau:

– Khó thở, thở nhanh: nhịp thở>60 lần/phút ở trẻ dưới 2 tháng, thở nhanh> 50 lần/ phút ở trẻ 2-12 tháng, hoặc>40 lần/phút ở trẻ>1 t.uổi.

– Đau hoặc tức ngực.

– Môi tái hoặc da xanh xao.

– Đau bụng dữ dội.

– Rối loạn hành vi hoặc lơ mơ.

– Không tỉnh táo hoặc ngủ li bì khó đ.ánh thức.

– Bú khó hoặc bỏ bú ở trẻ nhũ nhi.

Hiện không có phương pháp điều trị đặc hiệu nào đối với Covid-19. Hầu hết trẻ khỏe mạnh bị nhiễm bệnh đều có thể tự khỏi. Thông thường, trẻ sẽ khỏi bệnh trong vòng một hoặc hai tuần.

Điều quan trọng là giữ con bạn ở nhà và theo khuyến cáo 5K, hoặc ở trung tâm cách ly tùy hướng dẫn của Bộ Y tế trong từng thời điểm dịch. Quyết định này sẽ phụ thuộc vào thời gian trẻ có các triệu chứng và xét nghiệm âm tính hay không (cho thấy virrus không còn trong cơ thể trẻ).

Các bác sĩ có thể áp dụng một số biện pháp điều trị chuyên biệt trong trường hợp có triệu chứng nặng như viêm phổi hoặc biến chứng khác của bệnh Covid-19.

Hiện nay, Mỹ và nhiều quốc gia cấp phép sử dụng vaccine của hãng Pfizer tiêm ngừa cho trẻ trên 12 t.uổi. Cha mẹ nên hướng dẫn cho trẻ các biện pháp phòng ngừa khác như:

– Giữ khoảng cách nơi công cộng để hạn chế lây lan bệnh. Khoảng cách tối thiểu 2 mét khi tiếp xúc người với người.

– Hướng dẫn cho trẻ 2 t.uổi luôn mang khẩu trang nơi công cộng.

– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước ít nhất 20 giây. Nếu không có sẵn vòi nước, hãy sát khuẩn tay bằng dùng dịch nước rửa tay nhanh có ít nhất 60% cồn.

– Tránh thói quen đưa tay sờ lên mặt, nhất là mũi, miệng và mắt.

Bài viết do bác sĩ chuyên khoa II Trương Cẩm Trinh, Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ, cung cấp thông tin.

Tiêm vaccine Covid-19 có ảnh hưởng tới kế hoạch mang thai?. Những người đang sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày hay trong quá trình thụ tinh nhân tạo cũng hoàn toàn có thể tiêm vaccine phòng Covid-19 mà không bị ảnh hưởng.

TP Hồ Chí Minh: Số ca F0 đang giảm sau 10 ngày thực hiện nghiêm giãn cách xã hội

Chiều 1/9, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, trong 10 ngày thực hiện nghiêm giãn cách xã hội, TP Hồ Chí Minh thực hiện gần 2 triệu xét nghiệm nhanh tại “vùng đỏ” và “vùng cam”.

Tuy nhiên, trong từng đợt xét nghiệm, số ca F0 được phát hiện giảm dần.

Đ.ánh giá hiệu quả sau 10 ngày thực hiện giãn cách xã hội, ông Phạm Đức Hải, Phó Ban chỉ đạo phòng, chống dịch TP Hồ Chí Minh cho biết, số ca mắc mới tại cộng đồng có xu hướng giảm liên tục so với 2 tuần liền kề trước đó và giảm ít nhất 50% so với tuần cao nhất trong đợt dịch.

Số mẫu dương tính trên số người lấy mẫu xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR trong ngày tại cộng đồng có xu hướng giảm liên tục. TP Hồ Chí Minh không ghi nhận chuỗi, chùm ca bệnh trong vòng 7 ngày qua.


Số ca F0 tại TP Hồ Chí Minh đang giảm sau 10 ngày giãn cách.

Ông Phạm Đức Hải cũng cho biết, hiện Thành phố giảm tối thiểu 30% các quận, huyện, phường, xã ở mức độ nguy cơ rất cao; mức độ nguy cơ cao và mức độ nguy cơ.

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Hoài Nam, đối với chiến lược giảm F0 trong giai đoạn sắp tới, ngành y tế sẽ tăng cường chiến lược xét nghiệm nhanh mà UBND TP Hồ Chí Minh đã ban hành kế hoạch. Hầu hết các xét nghiệm đợt 1 tại “vùng đỏ” và “vùng cam” đều đã hoàn thành; hiện Thành phố đang thực hiện test nhanh trở lại những nơi đã từng thực hiện để tìm thêm ca mắc COVID-19.

Theo số liệu thống kê, trong đợt 1, TP Hồ Chí Minh đã lấy gần 2 triệu mẫu xét nghiệm, trong đó có 3,6% trên tổng số ca dương tính. Trong đợt xét nghiệm đợt 2, đến sáng ngày 1/9, tỷ lệ dương tính được phát hiện trong tổng số mẫu được xét nghiệm là 2%, giảm so với đợt 1.

“Qua từng đợt, số F0 phát hiện giảm dần và việc bóc tách F0 ra khỏi khu vực dân cư là hoàn toàn có khả thi theo kế hoạch đề ra đến ngày 6/9 và 15/9”, ông Nguyễn Hoài Nam nói.

Liên quan đến vấn đề giảm ca bệnh chuyển nặng và t.ử v.ong, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, đa số các ca t.ử v.ong đều đã có bệnh nặng từ trước. Tuy nhiên, thời gian tới, các ca bệnh chuyển sẽ nặng giảm vì đã đưa vào sử dụng thuốc kháng virus Remdesivir, hiệu quả của thuốc này rất khích lệ. Hiện ở tầng 2 tháp điều trị đã có 98.200 lọ thuốc kháng virus Remdesivir, chỉ định dùng cho bệnh nhân COVID-19 có dấu hiệu khó thở, phải thở máy…

Về F0 cách ly điều trị tại nhà, theo thống kê đến chiều ngày 1/9, TP Hồ Chí Minh có tổng số ca F0 đang cách ly tại nhà là 70.049 trường hợp. Thành phố cũng đã chuyển về cho 22 quận, huyện và thành phố Thủ Đức 110.850 túi thuốc để cấp cho các trường hợp F0.

Thành phố đang được Bộ Y tế phân bổ thuốc kháng virusRemdesivir với đợt 1 được phân bổ 16.000 liều, đợt 2 phân bổ 34.000 liều. “Ngành y tế Thành phố cam kết cấp đủ thuốc cho các trường hợp F0 cách ly và điều trị tại nhà”, ông Nguyễn Hoài Nam khẳng định.

Tính từ 17 giờ ngày 31/8 đến 17 giờ ngày 1/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 5.368 trường hợp nhiễm mới tại TP Hồ Chí Minh. Như vậy, trong đợt dịch thứ 4, bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay, TP Hồ Chí Minh đã có tổng cộng 226.622 trường hợp nhiễm COVID-19 được công bố.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *