Tỏi chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe như mangan, selen, vitamin C, vitamin B6 và các chất chống ô xy hóa khác, bao gồm cả allicin.
Tỏi giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm mức độ nghiêm trọng và kéo dài của các triệu chứng cảm lạnh và cúm. Ảnh SHUTTERSTOCK
Những lợi ích sức khỏe của tỏi đã được công nhận trong nhiều thế kỷ, kể từ khi bác sĩ Hy Lạp cổ đại Hippocrates kê đơn nó để điều trị tất cả các loại bệnh tật, theo Healthgrades.
Hiện nay, y học hiện đại cũng đang áp dụng các đặc tính chữa bệnh của tỏi.
1. Tăng cường miễn dịch và chữa cảm cúm
Tỏi giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm mức độ nghiêm trọng và kéo dài của các triệu chứng cảm cúm, theo Hindustan Times.
Một nghiên cứu cho thấy bổ sung tỏi hằng ngày làm giảm 63% những người tham gia bị cảm lạnh. Các nghiên cứu cũng cho thấy các triệu chứng cảm lạnh đã giảm trung bình từ 5 ngày xuống còn 1,5 ngày.
2. Hạ huyết áp cao
Tỏi có lợi ích chống viêm và giúp m.áu lưu thông dễ dàng hơn trong cơ thể. Một số nghiên cứu cho thấy uống bổ sung tỏi giúp giảm huyết áp 10%.
Liều lượng cần thiết là 600 đến 1.500 mg chiết xuất tỏi già. Tương đương với khoảng 4 tép tỏi mỗi ngày, có thể băm nhỏ cho vào bữa ăn.
Tỏi có thể làm giãn mạch m.áu và tăng lưu lượng m.áu. ẢNH: SHUTTERSTOCK
3. Giảm cholesterol
Tỏi cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách giảm lượng cholesterol. Nghiên cứu cho thấy bổ sung tỏi có thể làm giảm cholesterol toàn phần và cholesterol xấu khoảng 10-15%, theo Hindustan Times.
4. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Tỏi là nguyên liệu tự nhiên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim vì nó làm giảm cholesterol và huyết áp. Nó cũng rất tốt trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách làm giãn các mạch m.áu bị cứng và ngăn ngừa kết tập tiểu cầu.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy tỏi làm tăng sản xuất oxit nitric có thể làm giãn mạch m.áu và tăng lưu lượng m.áu.
Nó cũng ngăn không cho tiểu cầu liên kết với protein, làm giảm cục m.áu đông. Khi đề cập đến trợ giúp bệnh tim, tỏi đã giúp người bệnh được hồi phục.
5. Hiệu suất thể thao tốt hơn
Một số nghiên cứu đã chỉ ra những người bị bệnh tim dùng dầu tỏi trong sáu tuần đã cải thiện nhịp tim tối đa lên 12% và có thể tập thể dục lâu hơn mà không cảm thấy mệt mỏi, theo Healthgrades.
6. Xương khỏe hơn
Có một số bằng chứng cho thấy tỏi có thể giúp giảm mất xương bằng cách tăng cường estrogen ở phụ nữ đặc biệt là sau khi mãn kinh. Bổ sung một lượng tỏi hàng ngày có thể giúp giảm nguy cơ loãng xương và viêm xương khớp.
7. Cải thiện bộ nhớ
Tác hại từ các gốc tự do góp phần vào quá trình lão hóa, nhưng tỏi có chứa chất chống ô xy hóa mạnh Sallyl cysteine giúp chống lại các gốc tự do. Chất chống ô xy hóa này còn có tác dụng bảo vệ chống lại tổn thương não và giữ cho não hoạt động tốt hơn khi về già. Tỏi giúp tăng lưu lượng m.áu não, từ đó giảm nguy cơ rối loạn não như mất trí nhớ và bệnh Alzheimer, theo Hindustan Times.
8. Bài thuốc cho da
Tỏi có đặc tính chống ô xy hóa, kháng khuẩn và kháng nấm – mang lại những lợi ích to lớn cho làn da. Bị mụn trứng cá? Chà xát tỏi sống lên vết sưng mụn có thể t.iêu d.iệt vi khuẩn. Nhưng đừng lạm dụng.
Sử dụng chiết xuất tỏi tại chỗ theo thời gian có thể có tác dụng chống lão hóa vì tỏi giúp tăng sự phát triển và trẻ hóa tế bào da.
Vì vậy, hãy thêm tỏi vào chế độ ăn uống hằng ngày để gặt hái những lợi ích này cho cơ thể.
Cà tím và lợi ích mang đến cho sức khỏe ít ai biết
Cà tím là một loại thực phẩm được nhiều người dùng trong bữa ăn hằng ngày. Ngoài ra, cà tím còn mang nhiều lợi ích sức khỏe mà không phải ai cũng biết.
Giàu chất xơ và chất chống ôxy hóa
Quả cà tím có chứa nhiều chất xơ, đồng, mangan, B-6, thiamine cùng các vitamin và khoáng chất khác.
Ngoài ra, cà tím là một nguồn cung cấp các hợp chất phenolic hoạt động như chất chống ôxy hóa, giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do có thể gây hại cho tế bào nếu chúng tích tụ với số lượng lớn.
Ảnh minh họa. Đồ họa: N.A
Sức khỏe tim mạch
Chất xơ, kali, vitamin C, vitamin B-6 và chất chống ôxy hóa trong cà tím đều hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
Một bài đ.ánh giá được xuất bản vào năm 2019 cho thấy, ăn thực phẩm có chứa một số flavonoid, bao gồm cả anthocyanins, giúp giảm các dấu hiệu viêm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Giảm Cholesterol “xấu” trong m.áu
Cà tím có chứa chất xơ có lợi cho mức cholesterol.
Kết quả của một nghiên cứu năm 2014 trên loài gặm nhấm chỉ ra rằng, axit chlorogenic, một chất chống ôxy hóa chính trong cà tím, có thể làm giảm mức độ lipoprotein mật độ thấp, hoặc cholesterol “xấu” và giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Giảm nguy cơ ung thư
Polyphenol trong cà tím có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi ung thư. Anthocyanins và axit chlorogenic bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại do các gốc tự do gây ra. Về lâu dài, điều này có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của khối u và sự lây lan của các tế bào ung thư.
Anthocyanins có thể giúp đạt được bằng cách ngăn chặn các mạch m.áu mới hình thành trong khối u, giảm viêm và ngăn chặn các enzym giúp tế bào ung thư di căn.
Chức năng nhận thức
Kết quả nghiên cứu trên động vật cho thấy, nasunin – một anthocyanin trong vỏ cà tím – có thể giúp bảo vệ màng tế bào não khỏi bị hư hại do các gốc tự do gây ra.
Nasunin cũng giúp vận chuyển chất dinh dưỡng vào tế bào và di chuyển chất thải ra ngoài.
Anthocyanins cũng giúp ngăn ngừa chứng viêm thần kinh và tạo điều kiện cho m.áu lưu thông lên não. Điều này có thể giúp ngăn ngừa mất trí nhớ và các khía cạnh khác của suy giảm tinh thần do t.uổi tác.
Kiểm soát cân nặng
Chất xơ trong cà tím có thể giúp kiểm soát cân nặng của cơ thể. Một người theo chế độ ăn nhiều chất xơ sẽ ít ăn những món khác hơn, vì chất xơ có thể giúp một người cảm thấy no lâu hơn. Cà tím chứa chất xơ và ít calo – chúng có thể góp phần vào một chế độ ăn uống lành mạnh, ít calo.
Sức khỏe của mắt
Cà tím cũng chứa chất chống ôxy hóa lutein và zeaxanthin.
Lutein đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe của mắt và nó có thể giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng do t.uổi tác, có thể dẫn đến mất thị lực ở người lớn t.uổi.