Ông Nguyễn Hoài Nam – phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM – cho biết vắc xin hiện nay đang hạn chế và khi tiêm vắc xin thay thế thì TP cũng như ngành y tế sẽ chọn loại vắc xin phù hợp nhất, an toàn nhất và hiệu quả nhất cho người dân.
Nhân viên y tế tiêm vắc xin mũi 2 cho người dân thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP.HCM, chiều 7-9 – Ảnh: TỰ TRUNG
Về việc tiêm vắc xin mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 vắc xin Moderna trong bối cảnh loại vắc xin này đang thiếu, ông Nguyễn Hoài Nam – phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM – cho biết hiện nay trên thế giới có 4 công nghệ sản xuất vắc xin.
Thứ nhất, công nghệ sử dụng vắc xin vector virus, tức sử dụng virus an toàn khác với virus được tiêm, tức là sử dụng 1 loại virus khác với virus SARS-CoV-2, nhưng trên đó có 1 đoạn gene của virus SARS-CoV-2. Những loại vắc xin này gồm AstraZeneca, Johnson & Johnson (Mỹ), Sputnik V (Nga).
Thứ hai là công nghệ vắc xin mã di truyền, tức sử dụng mRNA và DNA, sử dụng 1 loại mã di truyền của virus. Vắc xin này bao gồm Pfizer (Mỹ), Moderna (Mỹ).
Thứ ba là công nghệ vắc xin sử dụng 1 phần virus, tức sử dụng 1 đoạn protein, gồm Novavax (Mỹ), và hiện nay vắc xin Nano Covax của Việt Nam do Nanogen sản xuất cũng đang sản xuất theo công nghệ này.
Thứ tư là vắc xin sử dụng virus gây bệnh nhưng giảm độc lực gồm của Sinopharm, Sinovac (Trung Quốc).
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người tiêm mũi 1 là vắc xin AstraZeneca thì mũi 2 cũng tiêm AstraZeneca, trong trường hợp thiếu vắc xin thì có thể sử dụng Pfizer.
Hiện nay trong tất cả các hướng dẫn thì chúng ta sử dụng những loại vắc xin tương đồng để sử dụng tiêm cho người dân. Trong tình hình thiếu vắc xin, một số nước đã tiêm trộn vắc xin. Việc sử dụng các vắc xin cùng loại hoặc trộn giữa các loại vắc xin thì hiệu quả rất tốt, chưa ghi nhận tai biến nào xảy ra.
Hiện TP.HCM cũng như nhiều nước đang thiếu vắc xin, khi tiêm 1 loại vắc xin thay thế thì TP cũng như ngành y tế sẽ chọn loại vắc xin phù hợp nhất, an toàn nhất và hiệu quả nhất cho người dân.
Hiện nay các quận huyện đang tiêm những loại vắc xin phù hợp cho người đã tiêm mũi 1. Chúng ta sử dụng vắc xin phù hợp nhất để tiêm cho người dân, làm sao cho người dân được phủ vắc xin tối đa.
Các quận huyện hiện đang tập trung công tác tiêm chủng để hoàn thành kế hoạch. Theo thống kê từ 30-6 thì TP có 7,2 triệu người từ 18 t.uổi trở lên. TP đã tổ chức các đợt tiêm chủng với tỉ lệ đạt khá khả quan.
Lộ trình tiêm chia thành 4 giai đoạn, hiện TP đã đi được nửa chặng đường: TP đã tiêm 6.725.192 mũi, trong đó mũi 1 là 6.132.354 người, đạt 85,2%, mũi 2 là 592.838 người, đạt 8,2%. TP đang cố gắng tiêm mũi 2 cho những người đến thời hạn tiêm. Đến 15-9, TP sẽ hoàn thành việc tiêm mũi 1 cho người dân TP.
Bộ đội vác lúa, hội nông dân đi mua phân bón giúp dân TP.HCM
Do thực hiện giãn cách xã hội nên nhiều diện tích lúa hè thu cùng nông sản của bà con nông dân tại huyện Bình Chánh, TP.HCM tới vụ mùa nhưng không có người thu hoạch, bộ đội cùng hội nông dân đã xắn tay hỗ trợ người dân.
Các chiến sĩ Trường sĩ quan Lục quân 2 vác lúa giúp dân – Ảnh: HUY BÙI
Nhiều ngày qua, khoảng 40 hecta lúa vụ hè thu tại thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh đã được các chiến sĩ bộ đội Trường sĩ quan Lục quân 2 phối hợp với dân quân địa phương, hội nông dân thu hoạch.
Số lúa này còn sót lại chưa thu hoạch kịp sau khi TP.HCM thực hiện siết giãn cách “ai ở đâu ở yên đó” từ ngày 23-8.
Trao đổi với T.uổi Trẻ Online chiều 31-8, ông Nguyễn Hồng Sánh – chủ tịch Hội nông dân thị trấn Tân Túc (huyện Bình Chánh) – cho biết mỗi hecta thu khoảng 3,8-4 tấn lúa tươi, bộ đội và dân quân địa phương sẽ giúp dân vác lúa ra điểm tập kết và chở về nhà dân.
“Mùa này tìm máy đ.ập, nhân công rất khó, chúng tôi phải làm việc với Long An để nhờ người vận hành máy từ Long An lên giúp bà con. Việc đi lại, xin giấy tờ, xét nghiệm cũng được thực hiện nghiêm túc để đảm bảo phòng chống dịch bệnh”.
Cũng theo ông Sánh, sau khi thu hoạch lúa giúp dân xong ông sẽ lên kế hoạch đi mua phân bón giúp người dân vì những ngày này đi lại và tìm cửa hàng rất khó. Bản thân ông Sánh cũng phải đi qua một số xã bạn tìm cửa hàng mua giúp người dân.
Về việc chăm sóc nông sản, bón phân cho cây trồng, ông Sánh cho biết sẽ hỗ trợ bà con nông dân các thủ tục, giấy tờ cần thiết để đi lại tới vườn làm việc.
Lực lượng dân quân địa phương cũng tham gia công tác này
Máy gặt đ.ập phải nhờ từ Long An lên
Thị trấn Tân Túc có khoảng 40 hecta lúa được bộ đội, dân quân hỗ trợ thu hoạch
Lúa sau khi gặt sẽ được chở về nhà cho người dân