Trong số 2.915 ca xuất viện tại TP HCM ngày 6/9, nhiều người từng rơi vào tình trạng nặng, nguy kịch, tưởng chừng khó qua khỏi.
Những ngày gần đây, số xuất viện TP HCM dao động khoảng 2.000-4.000 ca một ngày. Ngày 6/9, các bệnh viện điều trị hơn 42.800 F0, trong đó 2.789 bệnh nhân nặng đang thở máy và 22 bệnh nhân can thiệp ECMO.
Bác sĩ Nguyễn Trọng Khoa (Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế) đ.ánh giá việc điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế tại các bệnh viện đang phát huy hiệu quả cao. Từ giữa tháng 8, TP HCM đẩy mạnh điều trị F0 tại nhà, với sự chăm sóc của các nhân viên trạm y tế lưu động, cấp phát túi thuốc tại nhà, khi có dấu hiệu trở nặng sẽ được xử trí cấp cứu, chuyển viện. Trong đó, việc phân loại bệnh nhân chính xác để có phương án xử trí “là rất quan trọng bởi nếu để bệnh nhân chuyển thành nguy kịch rồi thì cứu chữa rất khó khăn”.
“Có ca bệnh đưa lên viện tầng 3 khi phổi đã xơ cứng, siêu âm cho thấy phổi xơ hóa hết. Có bệnh nhân đến bên cửa tử khi mới ngoài 20 t.uổi, khiến các y bác sĩ phải chạy đua rất khó khăn để giành giật sự sống”, bác sĩ Khoa chia sẻ. May mắn, những trường hợp này nay đã hồi phục, có người xuất viện.
Trung tâm hồi sức người bệnh Covid-19 do Bệnh viện Bạch Mai phụ trách, đặt tại Bệnh viện dã chiến số 16 (quận 7), 13 người nặng và nguy kịch ra viện, chiều 6/9. Có người từng hôn mê nhiều ngày, nhiều bệnh nền như tim mạch, tiểu đường, huyết áp, phải thở máy, viêm gan.
Bác sĩ Ngô Đức Hùng, Trung tâm cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết trong số xuất viện có trường hợp bệnh nhân Hồ Văn Măng khỏi bệnh, xuất viện “như điều thần kỳ”. Bệnh nhân rất nặng, nhập viện trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp, bệnh nền tăng huyết áp, tiểu đường. Sau gần 20 ngày điều trị bệnh nhân có đáp ứng tốt, đã bỏ được máy thở, tự thở tốt và được xuất viện.
“Tôi gửi lời cảm ơn đến các y bác sĩ, chúc họ thật nhiều sức khỏe để chữa trị được thêm cho nhiều bệnh nhân, sớm quay trở lại với cuộc sống thường ngày”, ông Măng nói trước khi xuất viện.
Trung tâm đang điều trị cho hơn 300 bệnh nhân nặng từ các Bệnh viện dã chiến, bệnh viện tuyến dưới chuyển lên. Một tháng hoạt động đã có hơn 200 bệnh nhân từ nặng và nguy kịch chuyển sang nhẹ, với khả năng hồi phục rất tốt. Đây là đợt xuất viện thứ hai tại trung tâm. Trước đó, ngày 1/9, nơi này đã có 7 bệnh nhân được xuất viện.
Bác sĩ trao giấy xuất viện cho bệnh nhân chiều 6/9. Ảnh: Thành Dương
Tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 do Bệnh viện Chợ Rẫy phụ trách, nhiều ca bệnh khó đã được hồi sinh một cách ngoạn mục. Điển hình như một số bệnh nhân cao t.uổi, hay sản phụ có nhiều bệnh nền. Đa số người bệnh được chuyển đến đều trong tình trạng diễn biến xấu.
Bác sĩ Trần Thanh Linh (Phó giám đốc Bệnh viện Hồi sức Covid-19) cho biết nơi này thuộc tuyến điều trị cao nhất nên số bệnh nhân trên 50 t.uổi có chuyển biến nặng rất nhiều. Đây là nhóm bệnh nhân đòi hỏi cần kết hợp nhiều biện pháp vừa điều trị, vừa chăm sóc nâng cao thể trạng. Một tín hiệu tích cực là số ca t.ử v.ong ngày càng giảm mạnh. Sau gần hai tháng hoạt động, đã có gần 2.000 bệnh nhân chuyển nhẹ và xuất viện.
Theo bác sĩ Linh, thời gian gần đây hầu như ngày nào cũng có các bệnh nhân được điều trị khỏi và làm thủ tục cho xuất viện. Những người khỏi bệnh được xe đưa về tận nhà. Những người cao t.uổi hay có khó khăn trong đi lại được nhân viên y tế dìu đỡ, túc trực bên cạnh, đưa về tận tình. “Chúng tôi cũng dặn dò bệnh nhân về nhà theo dõi thêm sức khỏe, tăng cường dinh dưỡng, nâng cao thể lực để dần trở về trạng thái hoàn toàn bình thường như trước kia”, bác sĩ Linh chia sẻ.
Nơi này đã có gần 800 trong số 1.000 giường đi vào hoạt động, trong đó khoảng 200 bệnh nhân phải thở máy. Thiết bị y tế, bao gồm những máy móc hiện đại nhất, cũng như lực lượng tinh nhuệ được Bộ Y tế và nhiều cơ sở liên tục đưa vào để cứu các bệnh nhân nặng.
Bệnh viện kết nối trực tuyến để hội chẩn thường xuyên với các bệnh viện tuyến dưới để nắm chắc tình hình các ca bệnh nặng trước khi họ được chuyển lên. Ngược lại, khi một số ca bệnh thoát khỏi tình trạng nguy hiểm mà tầng dưới (tuyến dưới) có thể chăm sóc, điều trị được chuyển xuống tuyến dưới để nhường giường cho bệnh nhân nguy kịch khác.
Tại Bệnh viện Điều trị Covid-19 Hùng Vương , hai bệnh nhân phải thở máy đầu tiên được xuất viện, ngày 6/9. Bệnh viện Hùng Vương – chuyên sản phụ khoa – đã tách một bộ phận để điều trị Covid-19, quy mô 124 giường, tiếp nhận bệnh nhân nữ mắc Covid mức độ vừa và nặng, từ ngày 28/7. Nhờ có các trang thiết bị được ủng hộ từ những nhà hảo tâm, đặc biệt là máy thở, bệnh viện đã giữ người bệnh nặng để điều trị tích cực nhằm giảm tại cho các đơn vị tầng trên.
Đến nay bệnh viện tiếp nhận hơn 1.200 người bệnh là phụ nữ mắc bệnh phụ khoa, mang thai, sản phụ sau sinh, sau mổ. Hiện, 252 ca tại đây khỏi bệnh, được xuất viện. 752 trường hợp thuyên giảm, được chuyển xuống cơ sở ở tầng thấp. 57 người chuyển về các Trung tâm Hồi sức tích cực ở tuyến cuối.
Lãnh đạo Bệnh viện Hùng Vương chúc mừng hai bệnh nhân thở máy đầu tiên ra viện. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Nhiều bệnh nhân Covid-19 cũng bình phục từ Trung tâm Hồi sức tại Bệnh viện dã chiến số 3 . Bác sĩ Lý Quốc Công, Trưởng Khoa Lâm sàng, cho biết có những ca bệnh rất nặng đã hồi phục ngoạn mục. Điển hình như bệnh nhân nữ, sinh năm 1954, nhập viện đã có chuyển biến xấu, suy hô hấp. Trải qua gần 40 ngày điều trị kháng sinh, kháng đông, kháng viêm liều cao và hỗ trợ hô hấp bằng máy thở HFNC, nay bệnh nhân đã cai được máy thở và thở oxy mũi. Ngày 5/9, bệnh nhân xét nghiệm PCR âm tính, dự kiến vài ngày tới sẽ được xuất viện. Nhiều bệnh nhân khác tại đây sau nhiều ngày thở oxy cũng đã hồi phục.
Bệnh viện Dã chiến số 3 (phường An Khánh, TP Thủ Đức, TP HCM) hoạt động từ ngày 8/7 quy mô trên 2.500 giường, ban đầu chủ yếu điều trị các F0 không có triệu chứng, sau đó là nhẹ và vừa. Phòng cấp cứu luôn quá tải nên bệnh viện đã trưng dụng hầm để xe để thiết lập Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 với quy mô 200 giường.
Hiện, khu khu cấp cứu có 52 bệnh nhân (trong đó có 4 người thở máy, 4 người HFNC). Khu hồi sức có 9 người (3 người thở HFNC). Ngày 5/9 bệnh viện đã cho xuất viện 115 trường hợp được điều trị khỏi. Tổng số bệnh nhân được xuất viện từ khi bệnh viện đi vào hoạt động đến nay là 5.300 người.
Theo Bộ Y tế, ngày 6/9, cả nước có 9.730 người được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 301.457. Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.407 ca, trong đó 4.128 người thở oxy qua mặt nạ, 1.196 thở oxy dòng cao HFNC, 142 thở máy không xâm lấn, 909 thở máy xâm lấn, 32 ECMO.
Can thiệp ECMO cứu sống bé sơ sinh 2 ngày t.uổi mắc bệnh tim hiếm gặp
Bé sơ sinh mới 2 ngày t.uổi được chẩn đoán viêm phổi, tim bẩm sinh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP phẫu thuật và can thiệp ECMO cứu sống thành công.
Sau mổ tim bẩm sinh, b.é t.rai sơ sinh rơi vào tình trạng nguy kịch, phải áp dụng đồng thời 2 kỹ thuật ECMO và lọc m.áu liên tục để bảo vệ tính mạng – Ảnh do bệnh viện cung cấp
Sáng 31-8, BS chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến – phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP (TP.HCM) – cho biết vừa cứu sống bé L.G.H. (2 ngày t.uổi, nam, ngụ tỉnh Bến Tre) mắc bệnh tim bẩm sinh phức tạp, nhờ kỹ thuật chạy ECMO (oxy hóa m.áu qua màng ngoài cơ thể).
Bé H. sinh thường tại một bệnh viện tỉnh, sinh đủ tháng và cân nặng 2,8kg. Sau sinh, bé khóc to nhưng sau đó bắt đầu tím môi, đầu chi, tím tái toàn thân, SpO2 chỉ còn 50 – 60%, chẩn đoán viêm phổi, tim bẩm sinh, được điều trị đặt nội khí quản giúp thở, kháng sinh, chuyển Bệnh viện Nhi đồng TP.
Tại đây, bé H. được các bác sĩ cấp cứu hỗ trợ hô hấp, thăm khám, xét nghiệm m.áu và chụp X-quang phổi, siêu âm tim ghi nhận viêm phổi, suy hô hấp nặng, tim bẩm sinh phức tạp, được xử trí tiếp tục thở máy, kháng sinh, điều trị thuốc hỗ trợ tim.
Tiếp đó, bé được phẫu thuật tim, “sửa chữa” triệt để các bất thường của tim. Nhưng sau 1 ngày, tình trạng bé xấu dần, trụy tim mạch, phải sử dụng nhiều loại thuốc vận mạch liều cao, tim co bóp yếu, tống m.áu giảm còn 25 – 30% (bình thường 60 – 80%), phổi tổn thương nặng, thâm nhiễm 2 phế trường…
Các bác sĩ đã hội chẩn với êkip ECMO tiến hành đặt cannula mạch m.áu và gắn nối với hệ thống máy ECMO để cung cấp oxy qua màng ngoài cơ thể, hỗ trợ tuần hoàn thay thế tim chuyển m.áu có oxy từ hệ tuần hoàn đến và cung cấp oxy cho mô, các cơ quan trong cơ thể bé.
Sau gần 2 tuần chạy ECMO, phối hợp với các điều trị hỗ trợ tích cực khác, bé được cai máy ECMO, thở máy với thông số thấp, sau đó được cai máy thở.
Sau 1 tháng điều trị, bệnh nhi đã tự thở, tỉnh táo, bú khá, chức năng gan thận dần trở về bình thường, được xuất viện. Theo bệnh viện, đây là trường hợp đặc biệt, trẻ mắc tim bẩm sinh phức tạp được cứu sống nhờ kỹ thuật ECMO.