Có cần xét nghiệm kháng thể trước tiêm vaccine Covid-19?

Xin hỏi bác sĩ có cần xét nghiệm kháng thể để đảm bảo không mắc Covid-19 trước khi tiêm vaccine? (Thanh Minh, 33 t.uổi, TP HCM)

Trả lời:

Điều này là không cần thiết. Khi bạn đi xét nghiệm, nếu kết quả xét nghiệm kháng thể dương tính, tức bạn có kháng thể sau khi khỏi bệnh. Điều này không có nghĩa là bạn sẽ được bảo vệ vĩnh viễn và bạn vẫn cần tiêm vaccine.

Vaccine Covid-19 an toàn kể cả với người đã nhiễm nCoV. Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy nếu tiêm vaccine ở người đã từng nhiễm bệnh sẽ kích hoạt tốt lượng tế bào lympho B (tăng gấp 10 lần) và kháng thể trung hòa (tăng gấp 50 lần).

Vì vậy tiêm vaccine, kể cả sau khi đã khỏi bệnh Covid-19, giúp tăng cường khả năng miễn dịch, kéo dài hiệu lực kháng thể, đồng thời còn bảo vệ không tái nhiễm bởi những biến thể khác của nCoV.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hiền Minh
Đơn vị Tiêm chủng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM

Tiêm vaccine COVID-19?: Người cao t.uổi và có bệnh nền cần lưu ý gì?

Những lưu ý với người cao t.uổi và người có bệnh lý nền khi tiêm vaccine COVID-19.

Đến nay, tiêm vaccine vẫn là biện pháp hiệu quả nhất trong phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời giúp người mắc bệnh giảm nhẹ triệu chứng và nguy cơ t.ử v.ong.

Tại Việt Nam đang sử dụng các loại vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca, Pfizer, Moderna và Sinopharm. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, các vaccine này đều được chỉ định tiêm cho người từ 18 t.uổi trở lên, riêng vaccine AstraZeneca, theo hướng dẫn của nhà sản xuất được tiêm cho người từ 18 tuổi-65 t.uổi (người trên 65 t.uổi, người có bệnh lý nền, bệnh mạn tính cần thận trong trong tiêm chủng).

Tiêm vaccine COVID-19 cho người cao t.uổi tại TP.HCM. (Ảnh: Bộ Y tế)

Với yêu cầu hàng đầu là tiêm chủng sớm nhất, nhanh nhất và an toàn, các địa phương đang triển khai chiến dịch tiêm theo diễn biến dịch và lượng vaccine được cung ứng, từ đó quyết định các đối tượng tiêm và phạm vi triển khai.

Trong đợt tiêm chủng thứ 5 triển khai từ tuần cuối tháng 7/2021 tại Hà Nội và TP.HCM, đối tượng ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 được điều chỉnh. Trong đó, TP.HCM tổ chức tiêm vaccine cho người trên 18 t.uổi thuộc 15 nhóm đối tượng. Với 2 nhóm đứng đầu là người mắc bệnh nền được điều trị ổn định và người trên 65 t.uổi (theo nguyên tắc ưu tiên trên 80 t.uổi, từ 70 đến 80 t.uổi, trên 65 t.uổi).

Với nỗ lực đẩy nhanh miễn dịch cộng đồng, TP.HCM đã triển khai cả các điểm tiêm chủng lưu động để hỗ trợ các đối tượng là người cao t.uổi, đặc biệt là những người có t.iền sử tai biến, phải ngồi xe lăn… Hơn nữa, chiến dịch tiêm chủng lưu động cũng đạt lợi ích rất lớn trong đảm bảo giãn cách trên địa bàn thành phố theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng.

Từ thực tế tiêm chủng vaccine COVID-19 cho người cao t.uổi, BS Nguyễn Tấn Phát, Trạm y tế (TYT) Phường Tân Quý, TP.HCM cho biết, những cụ già, đặc biệt là người có bệnh nền cần phải khám trước tiêm rất kỹ lưỡng trước khi tiêm. Ai có bệnh nền đang được điều trị ổn mới được chỉ định tiêm.

“Trước tiêm, nhân viên y tế cũng phải hỏi kỹ lưỡng về t.iền sử dị ứng thuốc và thức ăn, đồng thời nhân viên y tế cũng phải theo dõi chặt 30 phút sau tiêm. Đặc biệt, với người cao t.uổi, việc động viên, nâng đỡ tinh thần là rất quan trọng. Nhân viên y tế cần giải thích cho họ hiểu về lợi ích của tiêm vaccine giúp họ có miễn dịch phòng chống nhiễm bệnh cho bản thân và gia đình” , BS Tấn Phát nói.

Trong khi đó, tại Hà Nội, thành phố chủ trương tiêm vaccine cho 13 nhóm đối tượng, trong đó, nhóm thứ 8 là người mắc các bệnh mạn tính và người trên 65 t.uổi… Khi có đủ vaccine, ngành y tế Hà Nội sẽ triển khai đồng loạt trên toàn thành phố

Với người cao t.uổi và có bệnh nền, các chuyên gia lưu ý, nhóm đối tượng này hệ miễn dịch đã suy giảm so với người trẻ t.uổi, nên cần khám sàng lọc kỹ lưỡng. Họ cũng cần uống thuốc điều trị bệnh lý, đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ, thực hiện nghiêm các hướng dẫn phòng, chống dịch, nhất là khẩu hiệu 5K. Căn cứ vào tình hình sức khỏe của người cao t.uổi và có bệnh nên, bác sĩ sẽ quyết định tiêm vaccine COVID-19 hay không.

Một số vaccine COVID-19 sử dụng ở VN

AstraZeneca: Vaccine này được tiêm cho người trên 18-65 t.uổi. Thời gian tiêm giữa 2 mũi từ 8-12 tuần.

Với người cao t.uổi, hiệu quả của vaccine đạt 60% ở người trên 70 t.uổi trong việc ngăn ngừa COVID-19 kéo dài 6 tuần sau liều đầu tiên; giảm 73% nhập viện liên quan COVID-19 ở người trên 80 t.uổi. Giảm 80% trong việc ngăn ngừa nhập viện ở người già từ 80 t.uổi trở lên có mắc các bệnh mạn tính đi kèm.

Pfizer: Đây là vaccine được chỉ định tiêm cho người trên 12 t.uổi. Nhưng giai đoạn đầu chiến dịch tiêm chủng chỉ khuyến khích người có bệnh nền để tạo kháng thể chủ động, nên chưa tiêm rộng rãi cho người từ 12-16 t.uổi, mà ưu tiên tiêm cho người trên 65 t.uổi và 16 đến 18 t.uổi. Thời gian chờ giữa 2 mũi tiêm từ 3 đến 6 tuần.

Đối với người cao t.uổi, sau khi tiêm mũi 1, hiệu quả bảo vệ người trên 70 t.uổi đạt 61%. Hoàn thành 2 mũi tiêm giúp giảm 94,7% nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng.

Moderna: Vaccine này được tiêm cho người trên 18 t.uổi. Thời gian chờ giữa 2 mũi từ 4-6 tuần. Sau tiêm, cơ thể bắt đầu có miễn dịch sau 14 ngày từ mũi 1. Hiệu quả đạt được là 51,8%. Khi hoàn thành mũi tiêm thứ 2, hiệu quả phòng bệnh đạt 94,1%.

Ở người từ 65 t.uổi trở lên nếu được tiêm đủ 2 mũi vaccine Moderna sẽ giúp giảm 86,4% nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *