Nghiên cứu phát hiện đây là cách giảm triệu chứng Covid-19 kéo dài

Mặc dù nhiều người nhiễm Covid-19 thường sẽ hồi phục trong vòng vài tuần, nhưng vẫn có một số người gặp phải các triệu chứng kéo dài.

Tiêm chủng đầy đủ sẽ giúp giảm một nửa nguy cơ phát triển các triệu chứng nhiễm Covid-19 kéo dài. Ảnh SHUTTERSTOCK

Dấu hiệu của nhiễm Covid-19 kéo dài có thể bao gồm mệt mỏi, khó thở, đầu óc lơ mơ, tim đ.ập nhanh và các triệu chứng khác.

Theo một nghiên cứu lớn ở Anh, tiêm chủng đầy đủ sẽ giúp giảm một nửa nguy cơ phát triển các triệu chứng nhiễm Covid-19 kéo dài.

Nhiều nghiên cứu khác cũng đã chứng minh tiêm vắc xin giúp chống lại lây nhiễm Covid-19 và giảm nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng. Ảnh SHUTTERSTOCK

Nghiên cứu được công bố trên diễn đàn về bệnh truyền nhiễm của tạp chí khoa học The Lancet vào ngày 1.9, dựa trên dữ liệu từ hơn 1,2 triệu người trong nghiên cứu về triệu chứng Covid-19, trong đó các tình nguyện viên sử dụng ứng dụng di động để ghi lại các triệu chứng, kết quả xét nghiệm và hồ sơ tiêm chủng của họ.

Nhóm tham gia bao gồm những người đã tiêm ít nhất một liều vắc-xin Pfizer, Moderna hoặc AstraZeneca trong khoảng thời gian từ ngày 8.12.2020 đến ngày 4.7 năm nay, và một nhóm đối chứng gồm những người chưa tiêm chủng.

Kết quả cho thấy, trong số gần 1 triệu người đã được tiêm chủng đầy đủ, có 0,2% bị nhiễm Covid-19. Trong số những người này, số người không có triệu chứng cao gấp đôi so với những người chưa tiêm chủng. Đặc biệt, tỷ lệ nhập viện ở nhóm này thấp hơn 73% so với nhóm chưa tiêm chủng.

Tỷ lệ có các triệu chứng lâu dài – kéo dài ít nhất 4 tuần sau khi nhiễm bệnh – cũng thấp hơn 49% ở nhóm đã tiêm đủ 2 liều vắc xin, theo The New York Times .

Bác sĩ ơi! Covid-19 có di chứng sau này không? | Trò chuyện cùng chuyên gia trong đại dịch

Nghiên cứu cũng cho thấy, tiêm vắc xin 1 liều cũng đã giúp giảm thiểu nguy cơ mắc Covid-19 kéo dài.

Nghiên cứu này cũng đã cung cấp thêm bằng chứng cho thấy tiêm vắc xin giúp chống lại lây nhiễm Covid-19 và giảm nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng.

Mặc dù các trường hợp nhiễm Covid-19 sau khi đã tiêm đủ vắc xin vẫn có thể xảy ra, nhưng có xu hướng nhẹ hơn.

Giáo sư Tim Spector từ Đại học Kings College London (Anh), một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Tiêm phòng đang làm giảm rất nhiều trường hợp nhiễm Covid-19 kéo dài theo hai cách như sau”.

“Đầu tiên, tiêm phòng giúp giảm từ 8 đến 10 lần nguy cơ mắc bất kỳ triệu chứng nào của Covid-19, sau đó nó giảm một nửa nguy cơ nhiễm Covid-19 kéo dài nếu có bị nhiễm”, theo Science Alert .

Lợi ích khi ăn quả óc chó mỗi ngày

Nghiên cứu mới cho thấy thêm 1/2 cốc quả óc chó vào khẩu phần ăn hàng ngày có thể làm giảm cholesterol xấu và nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Tiêu thụ quả óc chó giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Ảnh: Reuters

Quả óc chó là một nguồn giàu axit béo omega-3 đã được chứng minh là có lợi cho sức khỏe tim mạch. Một trong những lý do là chúng làm giảm mức LDL cholesterol (lipoprotein cholesterol mật độ thấp) – đôi khi còn được gọi là “cholesterol xấu” vì mức độ cao của nó có liên quan đến bệnh tim và đột quỵ.

Để hiểu rõ hơn về lợi ích sức khỏe của quả óc chó, các bác sĩ tại Bệnh viện Clínic de Barcelona ở Tây Ban Nha đã tuyển 708 tình nguyện viên từ độ t.uổi 63 đến 79, với 68% là phụ nữ và tất cả đều khỏe mạnh, tham gia một nghiên cứu kéo dài hai năm.

Những người tham gia được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm: nhóm can thiệp tích cực và nhóm đối chứng. Những người ở nhóm đầu tiên bổ sung 1/2 cốc quả óc chó (khoảng 50 gram) vào chế độ ăn hàng ngày của họ, trong khi nhóm đối chứng không tiêu thụ bất kỳ quả óc chó nào.

Sau hai năm, các bác sĩ kiểm tra mức cholesterol của tất cả những người tham gia, đồng thời phân tích nồng độ và kích thước của các hạt LDL bằng quang phổ cộng hưởng từ hạt nhân. Phương pháp tiên tiến này cho phép xác định chính xác hơn các đặc điểm của LDL cholesterol cũng như tác động của chúng đến sức khỏe tim mạch.

Trong 708 tình nguyện viên, có 632 người hoàn thành nghiên cứu (đạt tỷ lệ 90%). Kết quả cho thấy những người thêm quả óc chó vào chế độ ăn hàng ngày có mức LDL cholesterol thấp hơn trung bình 3,2 mg/dL và tổng lượng cholesterol giảm trung bình 8,5 mg/dL (1 mg/dL = 0.01 kg/m3) so với nhóm đối chứng. Không chỉ vậy, tổng số lượng hạt LDL nói chung và hạt LDL nhỏ nói riêng cũng giảm lần lượt 4,3% và 6,1%.

“Các hạt LDL có nhiều kích cỡ khác nhau. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hạt LDL nhỏ với mật độ dày đặc thường liên quan đến chứng xơ vữa động mạch, đặc trưng bởi các mảng bám hoặc chất béo tích tụ trong động mạch (một nguyên nhân phổ biến gây đột quỵ)”, tác giả chính Emilio Ros, chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện Clínic de Barcelona, cho biết.

Nghiên cứu cũng cho thấy sự thay đổi cholesterol LDL trong nhóm ăn quả óc chó khác nhau theo giới tính. Ở nam giới, mức LDL cholesterol giảm 7,9% và ở nữ giới chỉ giảm 2,6%. Ros cùng các cộng sự cho biết họ cần thêm thời gian để tìm hiểu tại sao có sự khác nhau này.

Chi tiết nghiên cứu được xuất bản hôm 30/8 trên tạp chí Circulation của Hiệp hội Tim mạch Mỹ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *