Nan giải việc điều trị hội chứng ‘COVID-19 kéo dài’

Hàng triệu bệnh nhân mắc COVID-19 vẫn không thể thoát khỏi các triệu chứng suy nhược kéo dài nhiều tháng sau khi nhiễm bệnh.

Rất nhiều người thậm chí phải tranh cãi để thuyết phục bác sĩ và những người thân của mình rằng họ chưa khỏi bệnh và cần được thăm khám một cách nghiêm túc.


Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Rome, Italy. Ảnh: AFP/TTXVN

Marta Esperti, một nghiên cứu sinh thích đi du lịch và rèn luyện sức khỏe, đã phải đợi 1 năm trước khi có thể thuyết phục các bác sĩ xem xét các triệu chứng của cô ấy một cách nghiêm túc.

Trước đó, trong suốt 18 tháng, Marta Esperti chỉ nhận được một câu trả lời quen thuộc là: “Bạn sẽ phải đợi, các triệu chứng sẽ tự hết”. Tuy nhiên, cô cảm thấy chờ đợi không phải là giải pháp khi cơn sốt, nôn ói, mệt mỏi, nhịp tim nhanh, mất trí nhớ và độ bão hòa oxy thấp ở mức nguy hiểm vẫn tồn tại hơn một năm sau khi cô mắc COVID-19. Esperti cho biết từ một người năng động, thích hoạt động bên ngoài, giờ đây sức lực lúc nào cũng như cạn kiệt, ngay cả khi chỉ đang nấu một bữa trưa.

Sau khi thăm khám nhiều bác sĩ chuyên khoa ở Pháp và quê hương Italy, tự trang trải nhiều chi phí y tế, cuối cùng bác sĩ chẩn đoán Esperti bị mắc hội chứng “COVID-19 kéo dài” (Long COVID-19). Nhiều lần thăm khám đều cho thấy tim và phổi của cô bị tổn thương đáng kể. Esperti cảm thấy tức giận vì tình trạng của cô không được quan tâm.

Giới y khoa cho rằng Esperti là một trong số hàng triệu người tiếp tục phải chịu những tác động kéo dài hàng tuần hoặc thậm chí hàng tháng sau khi bị mắc COVID-19. Những triệu chứng này thông thường từ mệt mỏi, sương mù não (một dạng rối loạn chức năng nhận thức, tập trung) đến khó thở.

Theo một báo cáo do các nhà nghiên cứu tại Đại học Imperial College London ở Anh tiến hành, khoảng 15% bệnh nhân mắc COVID-19 vẫn có một số triệu chứng sau 12 tuần, thậm chí dài hơn. Phụ nữ và bệnh nhân lớn t.uổi có nhiều khả năng bị ảnh hưởng hơn, song nam giới và t.rẻ e.m cũng có nguy cơ mắc hội chứng này.

Hiện các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu những nguyên nhân sâu xa có thể khiến tình trạng bệnh trở nên khó chẩn đoán và điều trị hơn. Đối với nhiều người có biểu hiện bệnh kéo dài, hành trình thăm khám bác sĩ sẽ vẫn là một vấn đề nan giải.

Tìm hiểu thêm biện pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả trong mùa dịch

Trước tình hình dịch bệnh căng thẳng, người dân luôn được khuyến khích chủ động thực hiện những biện pháp phòng dịch theo khuyến cáo và giữ mình sạch khỏe để cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

Chủ động giữ mình sạch khỏe luôn là yếu tố được các chuyên gia, bác sĩ khuyến cáo để cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh

Bên cạnh khuyến cáo 5K từ Bộ Y tế: “Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế”, thói quen súc miệng, súc họng cũng được các chuyên gia khuyến cáo như một biện pháp bổ sung góp phần ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh.

Ngoài những biện pháp được tin dùng rộng rãi như trên, từ cẩm nang phòng dịch Covid-19 cho hộ gia đình thuộc chương trình Vững Vàng Việt Nam hợp tác giữa Bộ Y tế và Unilever, chăm sóc răng miệng đúng cách cũng là một thói quen quan trọng không kém góp phần bảo vệ sức khỏe mà không ít người vẫn đang xem nhẹ.

Khoang miệng được coi là “cửa ngõ” quan trọng trong việc ngăn chặn virus, vi khuẩn tấn công cơ thể. Do đó, đ.ánh răng, súc miệng, họng 2 lần/ngày với nước súc miệng kháng khuẩn và vệ sinh bàn chải đúng cách được đề nghị như các phương pháp bổ sung để ngăn ngừa dịch bệnh.

Mặt khác, virus SARS-CoV-2 được xác định cũng có cơ chế xâm nhập và tấn công vào cơ thể người bệnh giống với các chủng virus gây viêm đường hô hấp thường gặp: xâm nhập vào hầu họng, xâm nhập các tế bào niêm mạc và tiếp tục nhân lên.

Sau khi phát triển đủ lớn cả về số lượng và cấu trúc, virus sẽ phá vỡ tế bào để tràn ra bên ngoài và tấn công vào một tế bào mới. Đây cũng là giai đoạn ủ bệnh và rất dễ lây lan cho cộng đồng do người bệnh chưa có triệu chứng bệnh.

Chính vì thế, Bộ Y tế đã khuyến cáo thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày bao gồm súc miệng, súc họng là phương pháp bổ sung cần thiết để vừa bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn giao mùa, mà còn góp phần ngăn ngừa dịch bệnh. Thói quen này tuy đã được phổ biến từ lâu, nhưng không ít người vẫn đang xem nhẹ và thực hiện chưa đúng cách.

Công thức kháng khuẩn CPC trong nước súc miệng giúp kháng khuẩn 99,9% sau 30 giây

Năm nay, phòng thí nghiệm độc lập được quốc tế công nhận Microbac Laboratories, phát hiện dùng nước súc miệng chứa công nghệ CPC trong 30 giây có hiệu quả kháng khuẩn đến 99,9%. Từ lâu hoạt chất công thức kháng khuẩn Cetylpyridinium Chloride (CPC) đã được ứng dụng rộng rãi trong nha khoa và được chứng minh hiệu quả cao trong việc kháng khuẩn giúp ngăn ngừa các loại bệnh và vấn đề về răng miệng.

Virus gây ra Covid-19 lây lan chủ yếu qua giọt nước bọt hoặc dịch tiết từ mũi, phát hiện trước, trong và sau giai đoạn cấp tính của bệnh, cũng như trường hợp không triệu chứng. Vì thế, giảm tải lượng virus trong miệng có thể giảm sự lây truyền. Những phát hiện này chỉ ra, nước súc miệng có thể là bổ sung quan trọng, cùng các biện pháp phòng ngừa hàng ngày như rửa tay, giữ khoảng cách và đeo khẩu trang.

Nước súc miệng kháng khuẩn P/S Active Defense mới với công thức CPC đột phá, có khả năng t.iêu d.iệt đến 99.9% vi khuẩn chỉ sau 30 giây (*), giúp bạn tự tin hơn với hàm răng chắc khỏe, khoang miệng sạch khuẩn và hơi thở thơm tho suốt ngày dài, cho cả gia đình an tâm và khỏe mạnh trong thời tiết giao mùa khi nhiều loại bệnh qua khoang miệng thường xuyên rình rập tấn công.

Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn sau khi đ.ánh răng 2 lần mỗi ngày, chính là thói quen giúp củng cố “chốt chặn cuối cùng” ngăn không cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.

*Dựa trên kết quả kiểm nghiệm, trên vi khuẩn hiếu khí và yếm khí thường gặp trong miệng trong điều kiện thí nghiệm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *