Cây đ.âm x.uyên toàn bộ nhãn cầu, vào sâu sàn sọ của bệnh nhân. Các y bác sĩ khẩn trương phẫu thuật để giữ mạng sống cho người bệnh.
Chiều 3/9, đại diện Bệnh viện Quân y 175 ( Bộ Quốc phòng) cho biết đơn vị này vừa phẫu thuật cấp cứu thành công cho nữ bệnh nhân bị cây tre đ.âm x.uyên nhãn cầu.
Người bệnh là bà N.T.L. (47 t.uổi, ngụ tại quận 12), nhập viện đêm 2/9 trong tình trạng nói trên sau tai nạn sinh hoạt.
Bác sĩ Đỗ Tùng Lâm, Trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Quân y 175, cho biết thời điểm nhập viện, bà L. lơ mơ, tiếp xúc chậm, đồng tử mắt trái 3 mm, có phản xạ với ánh sáng, không yếu liệt chi.
Các bác sĩ đang phẫu thuật rút dị vật ra khỏi hốc mắt của người bệnh. Ảnh: Trần Chính.
Qua phim CT Scan, các bác sĩ xác định người bệnh bị dị vật đ.âm x.uyên toàn bộ nhãn cầu, qua đỉnh hốc mắt, vào sâu sàn sọ 1 cm sát động mạch cảnh trong.
“Dị vật này gây tổn thương phù dập não và xuất huyết não, vị trí rất nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không phẫu thuật kịp thời”, bác sĩ Lâm nhận định.
Sau khi bệnh nhân có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính, dưới sự chỉ đạo của bác sĩ Lâm, kíp phẫu thuật gồm bác sĩ Hoàng Vân Hạnh, khoa Mắt phối hợp bác sĩ Trần Trung Kiên, khoa Ngoại thần kinh, đã tiến hành rút cây tre khỏi hốc mắt người bệnh.
Các bác sĩ cũng cắt bỏ nhãn cầu và đoạn ngắn thị thần kinh, làm sạch tổn thương và đặt gạc vô trùng dẫn lưu hốc mắt. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được chuyển đến khoa Ngoại thần kinh để theo dõi vết thương sọ não hở và nguy cơ viêm não – màng não và dò dịch não tủy.
Sau một ngày phẫu thuật, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc được, thang điểm hôn mê glasgow cải thiện, không dấu hiệu thần kinh khu trú. Tuy nhiên, do vết thương nghiêm trọng, bệnh nhân cần được tiếp tục theo dõi tình trạng viêm não – màng não và các di chứng có thể xảy ra.
Nhiều người mắc Covid-19 khi ‘chưa đủ thời gian tạo kháng thể sau tiêm’
Trong hơn 500 bệnh nhân Covid điều trị tại Bệnh viện Quân y 175, khoảng 20,5% đã tiêm một mũi vaccine cách thời điểm phát hiện bệnh dưới 4 tuần; 3,8% tiêm đủ hai mũi.
Thượng tá, bác sĩ Vũ Đình Ân, Phó Chủ nhiệm Khoa Hồi sức Tích cực, kiêm Phó giám đốc Trung tâm điều trị Covid-19, Bệnh viện Quân y 175, cho biết khảo sát của bệnh viện cho thấy 3,8% F0 tại đây đã tiêm đủ hai mũi vaccine nhưng mũi thứ hai cũng chưa đáp ứng miễn dịch đầy đủ, tức chưa đủ ít nhất 15 ngày sau tiêm mũi hai.
“Người tiêm mũi một dưới 4 tuần chưa đủ thời gian tạo kháng thể nên tỷ lệ nhiễm cao. Trường hợp tiêm đủ hai mũi, tỷ lệ mắc Covid-19 thấp hơn rất nhiều”, bác sĩ Ân phân tích. Nghiên cứu cũng cho thấy tại Bệnh viện 175, các F0 đã tiêm vaccine có triệu chứng bệnh nhẹ hơn so với người không tiêm.
Thiếu tướng, phó giáo sư Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Bệnh viện Quân y 175, nhận định: “Điều quan trọng là mốc thời gian từ lúc tiêm vaccine cho đến lúc mắc bệnh, nếu chưa đủ thời gian cơ thể tạo kháng thể sau tiêm thì nguy cơ nhiễm bệnh vẫn rất lớn”. Ông Sơn cũng cho rằng bệnh nhân đã tiêm đủ hai liều, hiệu quả bảo vệ của vaccine rất lớn, tránh nguy cơ chuyển nặng.
Bệnh viện Chợ Rẫy cũng ghi nhận nhiều bệnh nhân Covid-19 nhập viện sau tiêm một mũi vaccine, hoặc tiêm hai mũi nhưng chưa đủ bốn tuần. Tuy nhiên, hiện bệnh viện chưa có thống kê cụ thể số lượng này.
Theo tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, người chích một mũi vaccine, cơ thể mới bắt đầu tạo kháng thể nhưng chưa đủ bảo vệ, do đó nguy cơ mắc bệnh, trở nặng vẫn không khác nhiều so với người chưa tiêm.
“Người chích hai mũi, nếu không đủ 4 tuần, vẫn có khả năng cao mắc bệnh, khả năng diễn tiến nặng vẫn xảy ra, đặc biệt là những người có bệnh nền”, bác sĩ Hùng nói và cho rằng “hiệu quả bảo vệ còn tùy thuộc từng loại vaccine khác nhau”. “Không nên chủ quan sau tiêm vaccine”, bác sĩ Hùng nhấn mạnh.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sau khi tiêm đủ liều vaccine Covid-19, cơ thể cần một vài tuần để sinh ra miễn dịch. Một số trường hợp có thể mắc bệnh trong thời gian cơ thể đang tạo đầy đủ miễn dịch. Không có loại vaccine nào có hiệu quả bảo vệ 100%. Một số ít người đã tiêm vẫn có thể mắc bệnh, nhưng bệnh thường nhẹ, không diễn biến nghiêm trọng hoặc t.ử v.ong.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, tại họp báo hồi giữa tháng 8, nhận định vaccine được tiêm vào trong cơ thể sẽ tạo ra kháng thể trung hòa với virus, kháng thể này được tạo ra từ tuần lễ thứ hai sau khi tiêm.
Theo bác sĩ Châu, không có loại vaccine nào ngăn chặn 100% virus, nhưng kháng thể từ vaccine sẽ giúp ngăn chặn sự xâm nhập của virus vào các tế bào, làm giảm quá trình gây tổn thương tế bào các cơ quan trong cơ thể, ngăn chặn quá trình gây bệnh lý… Do đó, những người đã tiêm vaccine, có kháng thể bảo vệ thì khả năng mắc Covid-19 sẽ giảm, nếu có mắc cũng triệu chứng nhẹ, ít khả năng tăng nặng và t.ử v.ong.
“Nhiều người nghĩ rằng tiêm hai mũi vaccine sẽ không mắc Covid-19, là sai lầm”, bác sĩ Châu nói. Theo bác sĩ Châu, thời gian qua ghi nhận tại Việt Nam và trên thế giới có nhiều trường hợp đã tiêm đủ hai mũi vaccine nhưng vẫn mắc Covid-19, bởi các biến chủng virus ngày càng mạnh hơn và có thể có khả năng kháng vaccine.
Bác sĩ Châu phân tích, vaccine giúp giảm mức độ nặng của bệnh chứ không phải 100% không mắc bệnh. Vì vậy, dù đã tiêm vaccine, người dân vẫn nên thực hiện nghiêm quy định 5K và giãn cách để tránh tình trạng lây nhiễm.
Tính đến ngày 29/8, TP HCM đã tiêm hơn 5,8 triệu liều vaccine, trong đó hơn 6,1 triệu người tiêm mũi một, 332.219 người tiêm mũi 2. Số người trên 65 t.uổi, người có bệnh nền được tiêm là 638.786.
Nhân viên y tế chuẩn bị liều tiêm vaccine cho người dân ở TP HCM, ngày 15/8. Ảnh: Thành Nguyễn