Bộ Y tế xem xét bổ sung 2 loại thuốc điều trị bệnh nhân Covid-19 tại TPHCM

Ngày 3/9, Bộ Y tế cho biết đang xem xét bổ sung 2 thuốc ( Reamberin và Cytoflavin) vào phác đồ điều trị cho F0 tại TPHCM.

Đây là thuốc dự kiến được viện trợ của Công ty Polysan (Nga) để phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 tại TPHCM. Trong đó, thuốc Reamberin có chỉ định giảm oxy huyết và giải độc trong các trường hợp ngộ độc cấp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Còn thuốc Cytoflavin có chỉ định phòng chống đột quỵ thiếu m.áu cục giai đoạn cấp.

Cũng trong ngày 3/9, Bộ Y tế tiếp tục triển khai phân bổ 54.000 lọ thuốc Remdesivir điều trị Covid-19 cho các cơ sở điều trị, nâng tổng số thuốc này đã phân bổ lên hơn 227.680 lọ.

Đây là lần phân bổ thứ 5 thuốc Remdesivir điều trị Covid-19 của Bộ Y tế và đợt phân bổ này tập trung chủ yếu cho các cơ sở điều trị Covid-19 trên địa bàn TPHCM.

Với việc kêu gọi F0 đã khỏi bệnh tham gia vào quá trình điều trị Covid-19, TPHCM đang xây dựng kế hoạch hướng tới việc tuyển dụng và trả lương cho những trường hợp F0 đã khỏi bệnh khi tham gia vào công tác chăm sóc người mắc Covid-19.

Theo các chuyên gia, sau khi mắc Covid-19 và điều trị ổn định thì những người này sẽ có nồng độ kháng thể trong cơ thể, có thể miễn nhiễm tạm thời với virus SARS-CoV-2. Do đó, lực lượng F0 khỏi bệnh có kháng thể có thể tham gia cùng Thành phố trong công tác phòng, chống dịch, hỗ trợ điều dưỡng, thực hiện công tác hướng dẫn, vệ sinh khử khuẩn… để nhân viên y tế dành thêm thời gian thực hiện công tác chuyên môn.

Còn tại Hà Nội, trong sáng ngày 3/9, Trung tâm Y tế quận Tây Hồ đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho gần 4.000 người dân phường Yên Phụ do có ca F0 phát hiện qua khai báo y tế trong ngày 2/9.

Về diễn biến dịch tại Thanh Hóa, địa phương này đã thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 trong 7 ngày, từ 18h ngày 2/9, trên phạm vi toàn huyện Hậu Lộc. Trước đó, tỉnh Thanh Hóa đã áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 với 2 huyện Nông Cống, Nga Sơn và TP Thanh Hóa.

Thực hiện phong tỏa tạm thời Bệnh viện đa khoa Hợp Lực, tạm dừng tiếp nhân khám và điều trị, di dời các bệnh nhân đến ngày xuất viện về khu cách ly. Lấy mẫu sàng lọc trên phạm vi toàn bệnh viện, truy vết các mốc dịch tễ liên quan đến các bệnh nhân từ ngày 10/8/2021.

Từ ngày 2/9 đến 8/9, dự kiến sẽ có khoảng 400.000 người dân đang cư trú trên địa bàn thành phố Thanh Hóa được xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 bắt buộc, riêng đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp sẽ triển khai thực hiện từ ngày 3/9.

Ngoài ra, Thị xã Nghi Sơn đã huy động nhân lực y tế xét nghiệm tầm soát Covid-19 cho hơn 20.000 người tại Công ty TNHH giày Annora Việt Nam, đóng trên địa bàn.

Những lưu ý sau tiêm vắc xin Covid-19

Vắc xin Covid-19 đang được Bộ Y tế triển khai cho nhóm ưu tiên và sẽ triển khai tiêm dịch vụ theo lộ trình tiếp cận vắc xin.

Sau tiêm vắc xin Covid-19, cần theo dõi sức khỏe ít nhất 2 ngày tại nhà – NGỌC THẮNG

Theo Bộ Y tế, trong đợt đầu tiên, 117.600 liều vắc xin Covid-19 do AstraZeneca sản xuất được tiêm cho các nhóm ưu tiên. Đây là vắc xin mới, chưa có nhiều dữ liệu về phản ứng sau tiêm. Do đó, các điểm tiêm chủng cần đảm bảo nghiêm ngặt các điều kiện an toàn tiêm chủng, bao gồm thực hành tiêm và theo dõi, xử trí kịp thời các phản ứng bất lợi sau tiêm.

TP.HCM đã tiêm những mũi vắc xin Covid-19 đầu tiên

Không lắc lọ trước tiêm

Theo PGS-TS Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư (NIHE), vắc xin Covid-19 không sử dụng sau 6 giờ mở lọ và chỉ có hạn trong 6 tháng. “Đáng lưu ý với vắc xin Covid-19 này, không lắc lọ trước tiêm, trong khi vắc xin khác cần lắc đều trước tiêm”, TS Hồng nhấn mạnh.

Theo TS Hồng, phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19 rất phổ biến (chiếm từ 10%) gồm: đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, nhạy cảm đau, nóng tại vị trí tiêm, ngứa, mệt mỏi, bồn chồn, sốt (trong đó, rất phổ biến là sốt nhẹ và phổ biến là sốt từ 38 độ C), ớn lạnh; phản ứng phổ biến (chiếm tỷ lệ từ 1% đến dưới 10%) gồm: người tiêm có sưng và đỏ tại vị trí tiêm. Ngoài ra, phản ứng nghiêm trọng là sốc phản vệ, phản ứng quá mẫn muộn… Đến nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chưa có dữ liệu và chưa có bằng chứng về trường hợp phản ứng nghiêm trọng liên quan đến vắc xin này.

Để ý dấu hiệu bất thường

TS-BS Phạm Quang Thái, công tác tại NIHE, hướng dẫn: Sau khi về nhà, người được tiêm chủng cần tự theo dõi sức khỏe ít nhất 2 ngày; để ý đến các dấu hiệu sưng, nóng, đỏ tại vị trí tiêm; tuyệt đối không tự đắp bất cứ thứ gì vào nơi tiêm với mong muốn giảm sưng đau. Cần theo dõi thân nhiệt, cặp nhiệt độ khi sốt, sử dụng thuốc hạ sốt đúng liều lượng và theo dõi đáp ứng với thuốc hạ sốt. Nếu phát hiện bất thường như: sốt cao trên 39 độ C, khó hạ nhiệt độ, sốt kéo dài hơn 24 giờ; co giật; phát ban; tinh thần khó chịu, vật vã, lừ đừ, khó thở hoặc biểu hiện bất thường khác, cần đến ngay cơ sở y tế.

“Với những người có bệnh nền, sau tiêm vắc xin Covid-19 càng cần cẩn trọng trong giám sát sức khỏe và nên cung cấp cho cán bộ y tế các phản ứng sau tiêm, giúp cơ quan y tế đ.ánh giá đúng về đặc điểm của vắc xin, kịp thời có những điều chỉnh cần thiết”, TS Thái lưu ý.

PGS-TS Đào Xuân Cơ, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), khuyến cáo: Các phản ứng nặng sau tiêm chủng khởi đầu có thể chỉ là phản ứng nhẹ như: sổ mũi, ngạt mũi, khàn tiếng nhưng sau đó thể diễn biến nặng hơn (khó thở), cần được xử trí cấp cứu. Ngoài ra, cần lưu ý các phản ứng phản vệ, xảy ra rất nhanh chóng, chỉ dưới 5 phút, thậm chí chưa kịp rút mũi tiêm. “Các phản ứng dị ứng đường hô hấp (khó thở) và tuần hoàn (tăng nhịp tim; tăng, giảm huyết áp) là phản ứng nặng, cần xử trí rất nhanh chóng, tính bằng phút, thậm chí từng giây. Do đó, tại mỗi điểm tiêm, các xe tiêm lưu động phải có đầy đủ điều kiện cấp cứu, có hộp chống sốc.

Tâm sự cô giáo Hải Dương trở thành người đầu tiên tiêm vắc xin Covid-19

Không tiêm chủng với các trường hợp:

Có t.iền sử sốc phản vệ hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin lần trước (có cùng thành phần): sốt cao trên 39 độ C kèm co giật, tím tái khó thở.

Có t.iền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau lần tiêm chủng vắc xin Covid-19 trước đó sẽ không tiêm liều thứ 2; quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược là thành phần của vắc xin. Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.

Tạm hoãn tiêm chủng với các trường hợp:

Đang mắc các bệnh cấp tính, bệnh n.hiễm t.rùng, mãn tính tiến triển.

Đang mắc bệnh Covid-19 được xét nghiệm xác định: chỉ định tiêm sau 6 tháng khỏi bệnh.

Người có t.iền sử điều trị sử dụng kháng thể kháng Covid-19 trước đó: chỉ định tiêm sau 90 ngày điều trị.

Tiêm vắc xin phòng Covid-19 tối thiểu cách 14 ngày với các vắc xin phòng bệnh khác.

Vắc xin Covid-19 có hiệu quả bảo vệ tốt nhất sau 2 mũi tiêm, cách nhau 21 ngày. (Nguồn: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư và NIHE)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *