Người dân khi đi tiêm vaccine Covid-19 phải tuân thủ yêu cầu 5K phòng dịch, về nhà cởi bỏ khẩu trang, vệ sinh cơ thể đúng cách.
Chiến lược tiêm vaccine phòng Covid-19 đang trong giai đoạn gấp rút để nhanh chóng tạo miễn dịch cộng đồng, bảo vệ những người chưa nhiễm bệnh. Tuy nhiên, có rất nhiều mối quan ngại về việc lây nhiễm Covid-19 khi đi tiêm ngừa. Đây là mối quan ngại có căn cứ, vì nơi tiêm chủng cũng là khu vực đông người – có nguy cơ lây nhiễm nếu chúng ta không tuân thủ các nguyên tắc an toàn.
Để đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm khi đi tiêm vaccine, cần:
Bảo hộ bản thân đúng cách và nghiêm túc
Khẩu trang phải che chắn cả mũi, miệng, cằm. Nếu đeo khẩu trang N95 và muốn bảo vệ hai lớp thì đeo N95 ở trong, khẩu trang y tế ở ngoài. Không có khẩu trang N95 thì hai lớp khẩu trang thường vẫn được. Nhớ điều chỉnh gọng cao su hay kim loại ở phía trên khẩu trang cho ôm sát hai bên cánh mũi, để khẩu trang thật kín, ôm sát khuôn mặt.
Nếu có mặt nạ chắn giọt b.ắn thì sử dụng luôn càng tốt, đeo luôn cho đến lúc rời khỏi địa điểm tiêm chủng, không nên tháo ra rồi đeo vào, làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
Chủ động mang theo nước rửa tay sát khuẩn. Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là khi chạm vào những vật dùng chung. Tốt nhất tránh sờ, chạm những vật xung quanh nếu không cần thiết.
Bạn có mang găng tay y tế vẫn phải tuân thủ rửa tay (rửa bên ngoài găng), bởi mang găng vẫn không giúp giảm nguy cơ lây nhiễm. Đôi bàn tay mang găng vẫn có thể nhiễm virus, khi chạm lên mũi, miệng sẽ lây nhiễm. Xin nhớ rằng Covid-19 lây truyền qua đường hô hấp, không phải qua da. Trước khi ra về, bạn cần tháo găng, bỏ vào thùng rác y tế (màu vàng) tại điểm tiêm chủng, rửa tay thật sạch và đừng mang găng về nhà. Thật ra, bạn không cần thiết phải mang găng tay y tế, chỉ cần tuân thủ rửa tay là được.
Nên mang theo một cây bút riêng vì có thể phải điền thông tin cá nhân vào các tờ phiếu tiêm chủng, hạn chế dùng bút chung. Nếu phải dùng bút chung thì nhớ rửa tay sau khi dùng.
Một số người mặc đồ phòng hộ cá nhân (PPE) đi tiêm chủng, nếu không nắm rõ quy trình tháo bỏ PPE thì có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Bên ngoài PPE là nơi có thể virus bám vào, do đó khi cởi bỏ PPE phải tuân thủ theo quy trình chuẩn.
Bạn có thể tham khảo các video hướng dẫn “cách mặc và cởi trang phục phòng hộ”. Nhiều người mặc PPE nhưng nóng quá lại cởi phanh ngực, thậm chí mặc theo kiểu thời trang thì bộ PPE đó không có tác dụng gì. Tương tự với găng tay y tế, bạn đừng mang PPE từ điểm tiêm chủng về nhà, hãy cởi chúng tại đó, bỏ vào thùng rác y tế (màu vàng).
Người dân tiêm trên xe tiêm vaccine lưu động ở quận Gò Vấp, TP HCM ngày 14/8. Ảnh: Quỳnh Trần
Đảm bảo khoảng cách an toàn
Giữ khoảng cách với người xung quanh. Nếu đứng xếp hàng thì bạn nên giữ khoảng cách hai mét với người trước và người sau, hạn chế nói chuyện, đùa giỡn khi đang ở nơi đông người. Nếu không phải xếp hàng, hãy tìm một nơi vắng người nhất để đứng, không nên gia nhập vào một nhóm đông người.
Hạn chế mặt đối mặt với nhân viên y tế. Khi ngồi khai báo, khám sàng lọc hay tiêm ngừa, bạn nên ngồi “vuông góc” với nhân viên y tế, không mặt đối mặt trực tiếp với nhân viên y tế, trừ những trường hợp bắt buộc.
Vệ sinh cơ thể đúng cách khi về đến nhà
Tắm gội ngay sau khi về đến nhà rất quan trọng, nên làm tuần tự theo các bước để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm. Trong đó, việc đầu tiên là rửa tay. Trước khi chạm vào bất kỳ thứ gì trong nhà, bạn phải rửa tay thật sạch với nước sát khuẩn, tốt hơn là với nước và xà phòng diệt khuẩn.
Giày dép nên cởi ra và bỏ ở ngoài, hoặc ở góc nào đó không ai qua lại. Có thể xịt sát khuẩn giày dép trước khi mang vào nhà.
C.ởi q.uần á.o mặc bên ngoài (trong khi vẫn đang đeo khẩu trang, vì quần áo có thể dính virus và có thể tiếp xúc với mũi, miệng trong lúc c.ởi q.uần á.o). Sau đó, bỏ quần áo vào máy giặt hoặc ngâm xà phòng ngay. Tiếp đến mới cởi bỏ khẩu trang, cho vào thùng rác. Sau mỗi bước cần rửa tay với nước sát khuẩn.
Cuối cùng là gội đầu, tắm rửa sạch sẽ với sữa tắm, dầu gội để khử khuẩn.
Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Lê Duy
Giảng viên Khoa Y, Đại học Y Dược TP HCM
Hơn 5 triệu người ở TP.HCM đã được tiêm vắc xin
Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, trong ngày 18-8, TP đã tiêm được 138.667 người, nâng tổng số từ đợt 1 đến hết ngày 18-8 là 5.064.448 người.
Người dân được kiểm tra sức khỏe trước khi tiêm vắc xin Vero Cell của Sinopharm tại Trường THCS Tân Sơn (quận Gò Vấp) – Ảnh: NHẬT THỊNH
Theo dữ liệu từ Cổng thông tin tiêm chủng vắc xin COVID-19 sáng 19-8, hiện đã có 71,42% người từ 18 t.uổi trở lên tại TP.HCM đã tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin (dân số từ 18 t.uổi trở lên tại TP hơn 6,9 triệu người).
Để TP.HCM đạt tỉ lệ bao phủ người từ 18 t.uổi trở lên có đủ 2 mũi vắc xin, TP cần hơn 13 triệu liều vắc xin.
Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hoài Nam cho biết, TP đã có kế hoạch từ 15-8 đến 15-9 phải có 15% người từ 18 t.uổi trở lên được tiêm mũi 2.
Việc triển khai tiêm vắc xin tại TP trong thời gian tới phải dựa vào nguồn vắc xin do Bộ Y tế phân bổ. Vắc xin về tới đâu, TP lên kế hoạch tiêm đến đó. Riêng nguồn vắc xin Vero Cell, TP chủ động được.
Đến nay, TP.HCM đã được Bộ Y tế phân bổ 4,4 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19 qua 20 đợt, trong đó có 3,6 triệu liều vắc xin AstraZeneca, 19.000 liều vắc xin Vero Cell, gần 55.000 liều vắc xin Pfizer và hơn 571.000 liều vắc xin Moderna.
Ngoài ra, TP có 2 đợt nhập vắc xin Vero Cell, mỗi đợt 1 triệu liều. Đợt đầu tiên nhập vào ngày 31-7 đã được Bộ Y tế kiểm định và đang triển khai tiêm cho người dân. Đợt thứ 2 đang được Bộ Y tế kiểm định.
Ngày 16-8, theo chỉ đạo của Bộ Y tế, hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC bàn giao hơn 1,1 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19 loại AstraZeneca cho Viện Pasteur TP.HCM.
Toàn bộ số vắc xin này được chuyển giao phi lợi nhuận cho Bộ Y tế và sẽ được phân bổ cho TP.HCM và các tỉnh phía Nam.