Người mắc bệnh thận mạn, đặc biệt bệnh nhân lọc m.áu, cần tiêm vắc xin sớm nhất có thể

Bệnh thận mạn, đặc biệt đã chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng, nếu không có chống chỉ định nên tiêm ngay vắc xin COVID-19 khi có thể, càng sớm càng tốt.

Người bệnh nên tiêm vào ngày không lọc m.áu và chú ý uống thuốc huyết áp trước khi tiêm.

Người bệnh được khám sàng lọc kỹ lưỡng trước khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19 tại khoa thận – lọc m.áu Bệnh viện Thống Nhất ( TP.HCM) – Ảnh: bác sĩ cung cấp

Chúng tôi nhận được nhiều câu hỏi từ bệnh nhân, nhân viên y tế về tiêm vắc xin COVID-19 cho bệnh nhân lọc m.áu (chạy thận chu kỳ và lọc màng bụng). Bài viết này giúp bạn đọc có thêm một số thông tin xung quanh vấn đề này.

Bệnh nhân suy thận mạn lọc m.áu, đặc biệt là bệnh nhân chạy thân nhân tạo chu kỳ, là người có nguy cơ cao nhất nhiễm COVID-19 do phải ra vào bệnh viện lọc m.áu thường xuyên 2-3 lần một tuần, sức đề kháng giảm, khi nhiễm COVID-19 thường nặng và tỉ lệ t.ử v.ong cao.

Nghiên cứu ở các nước trên thế giới lúc bắt đầu xảy ra đại dịch cho thấy tỉ lệ nhiễm COVID-19 ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng lần lượt là 3,41% và 1,36%. Tỉ lệ t.ử v.ong ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng lần lượt là 49% và 37%.

Năm 2020, tại Đà Nẵng, ghi nhận có 46 người bệnh chạy thận nhân tạo nhiễm COVID-19, t.ử v.ong 26 bệnh nhân (56,5%). Tại bệnh viện Dã Chiến Hòa Vang, nhờ có sự chuẩn bị tốt hơn về nhân lực, vật tư trang thiết bị nên tỷ lệ t.ử v.ong thấp hơn 31,5%.

Do vậy, các Hiệp hội thận học Vương quốc Anh và Tổ chức thận Hoa Kỳ đã đưa ra khuyến cáo ưu tiên tiêm chủng cho những bệnh nhân bệnh thận mạn. Tiêm vắc xin giúp cơ thể tạo miễn dịch phòng chống nhiễm và giảm thiểu biến chứng nặng khi nhiễm COVID-19 ở bệnh nhân lọc m.áu.

Bên cạnh đó, tiêm vắc xin còn giúp bảo vệ cho cả bệnh nhân lọc m.áu và nhân viên y tế tại khoa thận nhân tạo vì cả bệnh nhân và nhân viên y tế như người “cùng sống trong một gia đình”.

Tuy nhiên, bệnh nhân lọc m.áu thường là lớn t.uổi, thuộc nhóm có bệnh nền do vậy vẫn có thể xảy ra các biến chứng bất lợi (tác dụng không mong muốn) khi tiêm vắc xin COVID-19 vì vậy cần khám sàng lọc và theo dõi kỹ sau tiêm.

Vắc xin chứa vectơ virút (AstraZeneca) sử dụng một phiên bản vô hại của một loại virút khác, được gọi là “vectơ” để cung cấp thông tin đến cơ thể giúp bảo vệ cơ thể chúng ta.

Dữ kiện lâm sàng hiện tại cho thấy vắc xin loại này và vắc xin dựa trên công nghệ mRNA (Pfizer, Modena) an toàn ở người mắc bệnh thận mạn. Tuy nhiên, người ta cũng lưu ý rằng đáp ứng với vắc xin ở nhóm bệnh nhân mắc bệnh thận dường như kém hơn so với người không có bệnh thận do tình trạng suy giảm miễn dịch.

Rút kinh nghiệm thực tiễn từ các nước và được sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện, chúng tôi đã triển khai tiêm vắc xin ngay tại khoa thận – lọc m.áu mũi 1 cho bệnh nhân lọc m.áu từ ngày 20-7 (sau khi tiêm cho nhân viên y tế khoảng 1 tháng). Đến nay chúng tôi đã hoàn tất tiêm mũi 2.

Kết quả thu được rất đáng khích lệ. Có 207 bệnh nhân chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng lớn t.uổi, nhiều bệnh nền được khám sàng lọc, chúng tôi tiêm được cho 139 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 67,15%. Số còn lại do chống chỉ định, hoặc người nhà bệnh nhân không đồng ý tiêm. Không ghi nhận tai biến nào, chỉ có một số tác dụng phụ nhẹ.

Đ.ánh giá hiệu quả lâm sàng sau tiêm mũi 1, chúng tôi ghi nhận trong số 139 bệnh nhân lọc m.áu được tiêm mũi 1, chỉ có 10 bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 chiếm tỉ lệ 7,19% do nguyên nhân từ cộng đồng là chủ yếu, gồm 9 bệnh nhân thận nhân tạo và 1 bệnh nhân lọc màng bụng.

Điều đáng chú ý là có 9 nhiễm SARS-CoV-2 không có triệu chứng lâm sàng, phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc định kỳ. Bệnh nhân vẫn được tiếp tục lọc m.áu ngoại trú, cách ly và xét nghiệm lại âm tính sau 3-14 ngày.

Chỉ có 1 bệnh nhân lớn t.uổi, nhiều bệnh nền có triệu chứng nhiễm SARS-CoV-2 với ho, khó thở, tiêu chảy đã đươc chuyển đi cách ly tập trung cùng gia đình và t.ử v.ong sau đó.

Chúng tôi hy vọng rằng bệnh nhân sau khi được tiêm mũi 2 đầy đủ khả năng bảo vệ bệnh nhân lọc m.áu được tăng lên ít bệnh nhân bị nhiễm SARS-CoV-2 hơn và nếu nhiễm sẽ nhẹ hơn.

Từ kết quả này, chúng tôi khuyến cáo bệnh nhân bệnh thận mạn, đặc biệt đã chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng, không do dự, nếu không có chống chỉ định nên tiêm ngay vắc xin COVID-19 khi có thể, càng sớm càng tốt.

Tiêm vắc xin nên tiêm vào ngày không lọc m.áu và chú ý uống thuốc huyết áp đầy đủ trước khi tiêm. Tiêm vắc xin không chỉ bảo vệ người bệnh mà còn bảo vệ cho nhân viên y tế. Tuy nhiên, người bệnh ngay cả khi được tiêm đủ 2 mũi vắc xin vẫn phải thực hiện đầy đủ 5K.

TS.BS NGUYỄN BÁCH (Trưởng khoa Nội thận – lọc m.áu Bệnh viện Thống Nhất)

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Vì sao F0 nằm sấp dễ thở hơn?

Khi nào thì F0 cần nằm sấp và nằm sấp như thế nào cho đúng?, hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung này qua bài viết F0 nằm sấp có tác dụng gì?

F0 nằm sấp có tác dụng gì?. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các thông tin: Làm thế nào để giảm cân an toàn ở t.uổi trung niên?; 7 dấu hiệu bạn đang thiếu vitamin D và các nguồn cung cấp cần biết; Nếu bạn nhận thấy điều này khi đứng, hãy đi khám phổi

F0 nằm sấp có tác dụng gì?

F0 nằm sấp sẽ đỡ khó thở. Vậy khi nào thì F0 cần nằm sấp, và nằm sấp có tác dụng gì?

ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

– Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hoàng Phú, Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM): Nếu cho người mắc Covid-19 nằm sấp, phần sau của phổi mở ra, cho phép phế nang hoạt động dễ dàng hơn.

Ngoài ra, phần lớn phổi nằm ở phía sau cơ thể người, vì vậy, khi bệnh nhân nằm úp sấp, áp lực lên phổi sẽ giảm, hệ thống thông khí tốt hơn, huy động được phế nang ở sau lưng nhiều hơn.

Cách nằm sấp có thể áp dụng cho F0 nhẹ đang điều trị tại nhà giúp bệnh nhân dễ thở hơn.

Tuy nhiên, các trường hợp khó thở đến nỗi phải thay đổi tư thế dứt khoát cần đưa vào bệnh viện ngay. U ng thư tuyến giáp đang dùng thuốc có tiêm được vắc xin Covid-19? Thắc mắc này sẽ được bác sĩ Phú giải đáp trên trang sức khỏe ngày 24.8 .

Cung cấp 4,32 triệu viên thuốc Molnupiravir điều trị Covid-19 tại TP.HCM

Làm thế nào để giảm cân an toàn ở t.uổi trung niên?

Nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng việc tăng cân ở t.uổi trung niên không phải do trao đổi chất suy giảm khiến việc đốt calo chậm hơn. Vậy với những người trung niên đang muốn giảm mỡ thừa, họ cần lưu ý gì để giảm cân an toàn?

Việc tăng cân ở t.uổi trung niên không phải do trao đổi chất suy giảm. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Nhiều người ăn kiêng chỉ ăn 1 lòng trắng trứng vào bữa sáng, bỏ bữa trưa, 5 quả hạnh nhân vào giữa buổi chiều và thậm chí không ăn tối. Điều đó khiến họ không có đủ dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho các tế bào của mình.

Isabel Smith, một chuyên gia dinh dưỡng ở thành phố New York (Mỹ), cho biết: “Tăng cân có nhiều nguyên nhân, có thể do giấc ngủ, căng thẳng, tập thể dục, uống rượu, chế độ dinh dưỡng và nội tiết tố. Bạn cần xem xét các yếu tố này”.

Theo bà Isabel Smith, người giảm cân vẫn nên tiêu thụ chất béo lành mạnh (các loại hạt và bơ), protein tốt (cá), rồi nhiều rau xanh mỗi ngày để giúp cơ thể và não bộ đủ năng lượng. Bữa sáng có thể ăn bánh mì phết bơ (trái cây), rắc thêm hạt chia và thêm một quả trứng. Bữa trưa có thể ăn salad trộn dầu ô liu/dầu giấm, cà rốt, củ cải, thì là, cá, hạt hướng dương và bạc hà. Bữa tối hãy ăn một loại protein khác (đậu phụ chẳng hạn) cùng với măng tây và súp lơ xào tỏi. Phần chia sẻ tiếp theo của chuyên gia này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 24.8 .

7 dấu hiệu bạn đang thiếu vitamin D và các nguồn cung cấp cần biết

Thường được gọi là vitamin ánh nắng mặt trời, vitamin D có một vai trò quan trọng trong việc giữ cho chúng ta khỏe mạnh. Sự thiếu hụt của nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có khả năng miễn dịch thấp.

Cá hồi là một trong những nguồn cung cấp vitamin D. ẢNH: SHUTTERSTOCK

Trong một thời gian dài, vitamin D được coi là thuốc chữa bệnh còi xương, một bệnh về xương ở t.rẻ e.m. Qua nhiều năm, tầm quan trọng của vitamin D như một chất dinh dưỡng đã được hé mở và giờ đây chúng ta biết rằng nó đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho xương của chúng ta khỏe mạnh, giảm lo lắng và tăng cường khả năng miễn dịch tổng thể.

Sự thiếu hụt vitamin D có thể làm cho xương của bạn yếu hơn và dẫn đến dị tật. Nó cũng có thể dẫn đến rụng tóc, yếu cơ và thờ ơ.

Một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Nội tiết Lâm sàng và Chuyển hóa của Hiệp hội Nội tiết lưu ý rằng những người không thiếu vitamin D có khả năng bị nhiễm Covid-19 ít nghiêm trọng hơn. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem một số dấu hiệu ban đầu của sự thiếu hụt vitamin D.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *