Cách phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tái phát khi trời lạnh

Thời tiết chuyển lạnh gây ảnh hưởng rất lớn đến bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

Nếu không biết cách điều trị và dự phòng bệnh đúng cách thì nguy cơ nhập viện là rất lớn.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tái phát có xu hướng gia tăng khi trời lạnh

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh lý mạn tính của đường hô hấp, tỷ lệ t.ử v.ong xếp vào hàng thứ 4 trên thế giới. Bệnh có xu hướng tái phát gia tăng khi thời tiết chuyển lạnh, do sức đề kháng và chức năng hô hấp giảm sút. Đây là một bệnh lý hô hấp khiến cho người bệnh khó thở vì đường thở bị hẹp so với bình thường và có thể dẫn đến suy hô hấp.

Bệnh thường tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi với các phân tử hoặc khí độc hại mà trong đó khói thuốc đứng vai trò hàng đầu.

Nếu không được khám phát hiện và điều trị bệnh kịp thời thì có thể gây ra biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống người bệnh, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Tổn thương ở bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mạn tính.

Không ít trường hợp bệnh nhân mắc COPD nhập viện ở giai đoạn nặng. Khi đó người bệnh đã bị tình trạng tắc nghẽn đường thở kéo dài, lượng khí hít vào trong phế nang không được đẩy ra hết. Lượng khí tích tụ này ngày càng tăng làm phế nang căng giãn, mỏng dần và dễ vỡ, gây tràn khí màng phổi nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được chia làm hai dạng:

– Viêm phế quản mạn tính: Đây là tình trạng lớp niêm mạc của các ống phế quản bị viêm. Lớp lót trong các ống phế quản phổi bị sưng tấy, đỏ và chứa đầy các chất nhầy. Các chất nhầy này là nguyên nhân gây hẹp đường thở.

– Khí phế thũng: Là bệnh gây ra tình trạng khó thở do các túi phổi bị tổn thương lâu ngày khiến các túi phổi bị suy yếu và vỡ ra, thay thế phần không gian nhỏ bằng không gian lớn, gây giảm diện tích bề mặt phổi, giảm lượng oxy đi vào m.áu.

Biểu hiện bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Ở giai đoạn ban đầu, người bệnh có những cơn ho, khạc đờm, thở khò khè, tức ngực kéo dài. Nếu không điều trị người bệnh bắt đầu cảm thấy khó thở, n.hiễm t.rùng đường hô hấp thường xuyên, thiếu năng lượng. Khó thở ngày càng tăng, đặc biệt là trong các hoạt động thể chất.

Chăm sóc bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính.

Các mức độ khó thở thường được phân loại như:

Ở độ 0: Không khó thở khi leo cầu thang.

Khó thở độ 1: Khó thở khi leo cầu thang từ tầng 2 trở lên.

Khó thở độ 2: Khó thở khi leo dốc.

Khó thở độ 3: Khó thở khi đi lại tốc độ bình thường trên đường bằng cùng người khác.

Khó thở độ 4: Khó thở khi đi lại với tốc độ bình thường và thường xuyên phải dừng lại để nghỉ.

Khó thở độ 5: Khó thở khi thực hiện các công việc hàng ngày như mặc quần áo, đ.ánh răng rửa mặt.

Phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mùa lạnh.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được xếp hàng thứ ba trong các nguyên nhân gây t.ử v.ong trên toàn cầu và con số này còn tiếp tục gia tăng trong những năm tới do tăng tiếp xúc các yếu tố nguy cơ và tình trạng già đi của dân số. Do vậy, việc phòng ngừa COPD được khuyến cáo như sau:

– Cần mặc ấm: Những thay đổi về nhiệt độ và thời tiết có thể làm cho các triệu chứng COPD trở nên tồi tệ hơn. Theo nghiên cứu, không khí lạnh, khô hoặc nóng có thể gây bùng phát các triệu chứng COPD. Do đó, khi thời tiết trở lạnh, trở gió, hãy mặc ấm, che miệng, mũi cẩn thận khi ra ngoài.

– Cần bỏ t.huốc l.á và tránh xa các chất kích thích: Hút thuốc là yếu tố nguy cơ chính của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Theo một số nghiên cứu, những người hút thuốc có nguy cơ mắc COPD cao hơn 10 lần so với những người không hút thuốc. Có tới 80-90% bệnh nhân COPD hút thuốc và gần 50% người hút thuốc lâu năm bị COPD. Hút t.huốc l.á thụ động cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Vì vậy, cách hiệu quả nhất để phòng ngừa COPD là nói không với hút t.huốc l.á (chủ động và thụ động).

– Cần tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Bụi bẩn, phấn hoa, lông thú, khói nhiên liệu…, là những tác nhân khiến các triệu chứng COPD dễ tái phát. Cần luôn giữ cho không khí ở nơi sinh sống luôn sạch sẽ, thông thoáng.

Tránh tình trạng n.hiễm t.rùng hô hấp: N.hiễm t.rùng đường hô hấp rất nguy hiểm đối với những người bị COPD vì nó ảnh hưởng đến phổi và đường hô hấp. Một số yếu tố lây nhiễm, chẳng hạn như cảm lạnh và cúm, có thể làm cho tình trạng khó thở, ho khan và thở khò khè trở nên tồi tệ hơn. Cách tốt nhất để ngăn ngừa COPD là giảm nguy cơ n.hiễm t.rùng. Những người bị bệnh phổi tắc nghẽn nên rửa tay thường xuyên và đảm bảo rằng họ đã được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc-xin cần thiết.

Đặc biệt, với người cao t.uổi mắc bệnh COPD, để phòng ngừa bệnh tái phát, giảm nguy cơ biến chứng nên hạn chế đến mức thấp nhất việc tiếp xúc với các dị nguyên có thể làm tái phát bệnh. Người bệnh COPD nên duy trì luyện tập các bộ môn thể thao như đạp xe, đi bộ… ở mức độ trung bình từ 30-60 phút/ngày, tùy theo khả năng. Với bệnh nhân nặng có thể giảm thời gian luyện tập hoặc tập thở bằng cách hít sâu và thở mạnh ra hết sức…

– Đối với những người bị COPD trước mùa lạnh nên tiêm phòng cúm và tuân thủ việc dùng thuốc để ngừng tái phát COPD đợt cấp.

Ngoài việc luyện tập, người bệnh COPD cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ăn đồ loãng, nóng, thức ăn mềm dễ hấp thu. Chế độ ăn cần đủ chất dinh dưỡng và bổ sung thêm nước hoa quả, trái cây, rau xanh. Khi bệnh tái phát hoặc diễn biến nặng thì nên đi khám bệnh ngay.

Gia tăng bệnh nhân nhập viện do thay đổi thời tiết

Thời tiết chuyển lạnh gây ảnh hưởng rất lớn đến hệ hô hấp. Vì vậy, nếu không biết cách điều trị và dự phòng bệnh thì nguy cơ nhập viện là rất lớn.

Tại một số bệnh viện tuyến Trung ương trên địa bàn Hà Nội, số lượng người cao t.uổi, có t.iền sử mắc các bệnh về đường hô hấp nhập viện có xu hướng gia tăng. Bên cạnh đó, các khoa nhi cũng ghi nhận số lượng bệnh nhi tăng đột biến, nhiều phòng kín giường bệnh.

Ông Nguyễn Trọng Thanh, 81 t.uổi ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD nhập viện trong tình trạng co thắt phế quản, tăng dịch nhầy trong đường hô hấp gây khó thở. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính rất nhạy cảm với thời tiết. Thời tiết thay đổi là người tôi rất mệt mỏi, khó thở. Khi vào viện kịp thời được các bác sĩ điều trị nên cũng đỡ hơn, ông Thanh chia sẻ.


Ông Thanh đang điều trị tại Bệnh viện hữu nghị Việt xô.

Bác sĩ Nguyễn Đặng Khiêm – Trưởng khoa Cấp cứu – Bệnh viện hữu nghị Việt xô cho biết: “Vào thời điểm giao mùa, nếu không dự phòng cẩn thận, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể tái phát và tiến triển rất nhanh. Có rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến mắc COPD bao gồm cả các yếu tố thuộc về cơ địa người bệnh và các yếu tố do tiếp xúc thường xuyên với các yếu tố nguy cơ gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Trong đó, những người hút t.huốc l.á, thuốc lào có nguy cơ mắc COPD cao nhất. Ngoài phổi tắc nghẽn mãn tính, thời điểm này người cao t.uổi cũng thường nhập viện do các bệnh lý hô hấp và tim mạch”.

Bác sĩ Nguyễn Đặng Khiêm khuyến cáo với người cao t.uổi vấn đề sử dụng thuốc cần hết sức lưu ý để tránh tình trạng bệnh nặng thêm. Người cao t.uổi thường ngại đi khám bệnh và tự ý đi ra hiệu thuốc kể về tình trạng bệnh và mua thuốc. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu quả điều trị do không được cá thể hóa. Mỗi người cao t.uổi khi đến bệnh viện sẽ được tham khám và có các phác đồ thích hợp với thể trạng và mức độ bệnh khác nhau.


Bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhi.

Những ngày gần đây trẻ nhập viện vì viêm phổi, viêm tiểu phế quản, tại nhiều bệnh viện đều tăng khoảng 20 -30% so với bình thường. Đây là thời điểm khiến sức đề kháng của trẻ giảm cùng với mật độ vi khuẩn, virus trong không khí tăng lên. Bác sĩ Đỗ Hoàng Hải – Phòng điều trị tích cực – Trung tâm nhi – Bệnh viện Bạch Mai cho biết, các phòng trong trung tâm lúc nào cũng kín giường, trong đó có những bệnh nhi chưa đầy một tháng t.uổi bị suy hô hấp nặng, phải thở máy do căn nguyên virus RSV. Bệnh nhân phải thở oxy dòng cao, hỗ trợ chăm sóc hô hấp và ăn qua xông. Hiện tại bệnh nhân được kết hợp điều trị hai loại kháng sinh. Tại Trung tâm đang có khá nhiều bệnh nhân viêm phổi do RSV.

Các bác sĩ cho biết, không chỉ gây suy giảm miễn dịch, chuyển biến nhanh dẫn đến biến chứng nặng, RSV còn hay đồng nhiễm hơn các loại virus khác. Vì thế nhiều trường hợp bội nhiễm phải dùng kháng sinh. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, tình trạng viêm đường hô hấp do virus RSV sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng của trẻ.

Hầu hết bệnh nhân nhập viên do nhiễm khuẩn đường hô hấp đặc biệt là viêm phổi do RSV. Bệnh nhân mắc cúm cũng rất nhiều. Dù đã cuối mùa sốt xuất huyết, nhưng số bệnh nhân nhập viện cũng rất cao. Đáng chú ý đó là sốt xuất huyết khi mới khởi phát có biểu hiện tương đối giống các bệnh sốt virus khác, nên nhiều phụ huynh dễ nhầm, chủ quan không đưa trẻ đến khám bệnh, tự điều trị tại nhà bằng thuốc hạ sốt có thành phần Inbuprofen hoặc truyền dịch không đúng phác đồ có thể khiến bệnh diễn biến nặng lên, bác sĩ Lê Thị Lan Anh – Phó Giám đốc Trung tâm Nhi – Bệnh viện Bạch Mai cho biết thêm.


Bác sĩ Lê Thị Lan Anh – Phó Giám đốc Trung tâm Nhi – Bệnh viện Bạch Mai.

Theo các bác sĩ, thời tiết lúc giao mùa thay đổi thất thường khiến cơ thể không thích ứng kịp, dễ bị vi rút, vi khuẩn tấn công gây bệnh như cảm cúm, viêm mũi họng và nguy hiểm hơn có thể làm tái phát các bệnh lý mạn tính. Việc phòng bệnh lúc chuyển mùa là vô cùng quan trọng trong cộng đồng và đối với từng người. Nhất là ở người cao t.uổi, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ để tránh bệnh diễn tiến nặng. Cùng với việc lưu ý phòng bệnh bằng việc tiêm chủng đầy đủ các loại bệnh theo mùa, theo độ t.uổi, thì giữ môi trường sống xung quanh sạch sẽ, thoáng mát và chú ý vệ sinh cá nhân như rửa tay, rửa mũi súc họng cũng góp phần phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa./.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *