Suy nghĩ sai lầm khiến bệnh nhân đột quỵ đối mặt nguy hiểm

Thời tiết càng rét, số trường hợp bị đột quỵ càng cao nhưng không ít người nghĩ mình bị trúng gió, cảm lạnh.

Tại Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai ( Hà Nội), số ca nhập viện do đột quỵ khi trời rét đậm trong tuần qua tăng đột biến. Nhiều bệnh nhân nhầm lẫn mình bị trúng gió hoặc nhiễm lạnh.

PGS Mai Duy Tôn – Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, cho biết, trời lạnh khiến áp lực dòng m.áu tăng cao, nhiều người tăng huyết áp đột ngột gây đột quỵ. Ngoài ra, thay đổi nhiệt độ gây co mạch, môi trường lạnh khiến nhiều người mắc các bệnh n.hiễm t.rùng hơn, là nguyên nhân gây ra đột quỵ não. Trong đợt rét này lượng bệnh nhân đột quỵ dưới 40 t.uổi tăng lên. Nhiều người đến viện đã quá giờ vàng, gây nguy hiểm tới tính mạng.

Anh N.C.L (35 t.uổi, Hà Nội) ngủ rất muộn. Sáng hôm sau, trời mưa rét nên anh nằm trong chăn. Khi dậy khoảng 10h sáng, anh L. thấy tay yếu, chân bải hoải không thể đứng vững, phải bám vào tường rồi ngồi lại giường. Anh L. gọi người nhà về đưa đi cấp cứu. Trước đó, anh thấy tê tay nhưng nghĩ do rét, mất cảm giác.

Tại Trung tâm đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ chẩn đoán anh L. bị nhồi m.áu não. Anh đến trong giờ vàng nên được tiêm thuốc tiêu sợi huyết. Hiện, anh L. đã vận động đi lại, có thể nói chuyện, tay chân hết tình trạng yếu liệt.

Bệnh nhân cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: P.Thúy.

Khi ngủ dậy, bà L.T.H (Hà Nội) đột ngột yếu tay chân, méo miệng nhưng gia đình nghĩ trúng gió nên đưa vào nhà nằm nghỉ. Tới lúc tình trạng nặng hơn, bà H. mới được đưa vào Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu. Người phụ nữ được chẩn đoán tai biến mạch m.áu não.

Thạc sĩ, bác sĩ Phùng Đình Thọ – Trung tâm Đột quỵ cho biết, trong trung tâm có 5 giường cho bệnh nhân nặng nhất, có 2 người dưới 40 t.uổi, đều đến viện khi quá giờ vàng trong tình trạng hôn mê, rối loạn ý thức. Các bác sĩ phải điều trị cấp cứu tích cực.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Võ Hồng Khôi, Giám đốc Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai, số ca vào cấp cứu trung tâm đột quỵ, thần kinh tăng ít nhất 10-15% so với tuần trước. Riêng Trung tâm Thần kinh, mỗi ngày tiếp nhận 30-50 bệnh nhân, song bốn ngày gần đây con số này tăng gấp đôi.

Tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương, theo bác sĩ Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu và Đột quỵ, trong mấy ngày rét đậm vừa qua, số người nhập viện do đột quỵ vào mùa lạnh chiếm 70-80% tổng số bệnh nhân điều trị trong năm.

Bệnh nhân cấp cứu vì lạnh tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Ảnh: P.Thúy.

Bác sĩ Thắng cho biết, thời tiết lạnh là mối nguy hàng đầu với người cao t.uổi có t.iền sử tăng huyết áp, nguy cơ dẫn đến tai biến, đột quỵ nếu không xử trí kịp thời.

Theo các bác sĩ, hiện số bệnh nhân đột quỵ đến trong giờ vàng (dưới 4h) chỉ chiếm 20%. Bệnh nhân vẫn có hiện tượng sơ cứu không đúng như rạch ngón tay, ngón chân, cạo gió… Bác sĩ Thọ cho biết, có trường hợp vào cấp cứu, người nhà đã rạch 10 đầu ngón tay, 10 đầu ngón chân.

Bác sĩ khuyến cáo, những ngày rét đậm, rét hại, người có bệnh lý huyết áp cần kiểm soát tốt huyết áp, theo dõi các chỉ số thường xuyên, uống thuốc theo chỉ định, kiểm soát mỡ m.áu. Nên vận động nhẹ nhàng từ 3 – 5 phút trước khi xuống giường vào buổi sáng, không nên đột ngột ra khỏi giường. Giữ nhiệt độ trong nhà cân bằng, không để xuống thấp dưới 25 độ và cân bằng với nhiệt độ ngoài trời. Uống nước ấm, hạn chế ăn đồ lạnh. Không tắm trễ cũng như không tắm nước lạnh, sử dụng nước ấm khoảng 37 độ C là phù hợp nhất.

Người dân cần giữ ấm cơ thể, không chủ quan khi ra ngoài trời lạnh và không dậy tập thể dục sớm. Việc tập luyện có thể chuyển sang vào trong nhà để làm nóng cơ thể như đạp xe tại chỗ, các bài đi bộ bước nhỏ.

Tắm gội như thế nào để không rước họa vào thân?

Tắm gội là việc làm hằng ngày không thể bỏ qua nhưng bạn làm không đúng cách có thể ảnh hưởng tới sức khỏe thậm chí gây co mạch, đột quỵ, t.ử v.ong nhanh chóng.

Theo bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng – Trung tâm Oxy cao áp Việt Nga, Bộ Quốc phòng, tắm đúng cách giúp giảm stress, tạo cho cơ thể cảm giác thoải mái, tỉnh táo. Mọi người thường làm theo sở thích của cá nhân khi lựa chọn độ nóng – lạnh, thời điểm tắm. Tuy nhiên, việc tắm không đúng thời điểm, trình tự có thể gây hại cho bạn.

Thực tế, các cơ sở y tế ghi nhận không ít trường hợp người vào cấp cứu vì đột qụy trong khi tắm.

Bác sĩ Hoàng chỉ ra các lưu ý bạn cần nhớ như sau:

Tắm trong 10 phút: Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc tắm rửa thực hiện trong 10 phút là hợp lý. Bạn không nên tắm quá lâu ảnh hưởng đến độ pH tự nhiên trên da, gây ra một số bệnh về da. Thậm chí, có thể dẫn tới tình trạng cảm cúm, nhiễm lạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc.

Nên gội đầu sau khi tắm: Đa số chúng ta đều có thói quen gội đầu trước rồi mới tắm từ cổ xuống. Tuy nhiên, bác sĩ Hoàng cho rằng đây là thói quen không tốt. Bạn nên cho tay chân làm quen với nước trước sau đó nhẹ nhàng cho nước tiếp xúc với da từ cổ xuống. Khi cơ thể làm quen với nước và tắm sạch sẽ, bạn mới nên gội đầu. Massage nhẹ nhàng tóc từ 3 tới 5 phút rồi xả nước, có thể thêm bước dưỡng tóc với dầu xả và các loại dầu khác.

Nhiệt độ nước tắm: Bác sĩ Hoàng cho biết, nhiệt độ nước thích hợp để tắm khoảng 40 độ C. Nước quá nóng có thể ảnh hưởng tới da, tóc, mạch m.áu. Nước lạnh cũng nguy hiểm nhất là với người có bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp. Nước lạnh tiếp xúc với da gây ra hiện tượng co mạch khiến m.áu không lưu thông được ở người có sẵn bệnh nền như rối loạn mỡ m.áu, hẹp động mạch, dễ gây đột qụy, nhồi m.áu cơ tim.

Vì vậy, bác sĩ Hoàng lưu ý chúng ta nên sử dụng nước vừa đủ ấm. Trước khi tắm, bạn có thể lấy tay thử độ ấm của nước, vỗ lên da nhẹ nhàng để cơ thể thích nghi với nhiệt độ của nước.

Thời điểm tắm: Đây là yếu tố quan trọng, quyết định cả vấn đề sức khỏe, mạng sống của bạn. Thời điểm tắm tốt nhất là buổi tối trước 20h vì khi đó cơ thể của bạn hạ dần thân nhiệt theo nhịp sinh học giúp bạn ngủ ngon, dễ đi vào giấc ngủ hơn, giảm tiết mồ hôi khi ngủ.

Tắm buổi sáng giúp bạn tỉnh táo, sảng khoái, phù hợp với một số người thích vận động thể dục thể thao.

Bác sĩ Hoàng nhấn mạnh thời điểm tuyệt đối không nên tắm là khi vừa ngủ dậy, ăn quá no, quá đói hoặc đang say rượu, tắm sau 22h. Ngoài ra, người vừa đi ngoài đường về, người toát mồ hôi, mệt mỏi thường có suy nghĩ tắm cho tỉnh táo nhưng bác sĩ Hoàng cho rằng, họ không nên tắm ngay mà cần nghỉ ngơi khoảng 30-40 phút. Trước khi đi ngủ, bạn cần sấy tóc cho khô để tránh cảm lạnh, viêm dây thần kinh.

Những người có bệnh nền như thiếu m.áu, tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch thường nhạy cảm với sự thay đổi tuần hoàn m.áu khi tắm. Vì vậy, người bệnh không tắm vào sáng sớm, đây cũng là lúc nhiệt độ môi trường xuống thấp trong khi huyết áp cơ thể lại tăng cao dễ bị đột quỵ hơn. Các nghiên cứu ở châu Âu, Hàn Quốc cho thấy, tỷ lệ người đột quỵ do tắm đêm vào mùa đông cao hơn mùa hè do sự xáo trộn nhiệt độ khiến cơ thể phản ứng mạnh. Khi trời lạnh, cần tắm ở phòng kín, thời gian ngắn hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *