Trẻ khi bước vào t.uổi dậy thì cần chế độ ăn uống đủ chất. Tuy nhiên, cậu bé Ashton Fisher, 12 t.uổi, lại mắc chứng sợ thức ăn.
Ashton sợ mọi loại thức ăn và chỉ ăn bánh mì lát, sữa chua trái cây trong 10 năm qua.
Cậu bé Ashton Fisher ở Anh mắc chứng sợ hãi thức ăn, chỉ ăn được bánh mì lát và sữa chua trong suốt 10 năm. Ảnh SHUTTERSTOCK
Cậu bé Ashton sống với gia đình ở hạt Norfolk (Anh). Ngay từ khi mới 2 t.uổi, bé Ashton đã bắt đầu sợ hãi thức ăn. Khi bố mẹ đưa bất kỳ thực phẩm gì ra trước mặt thì Ashton đều quấy khóc, theo Oddity Central.
Thế nhưng, chỉ có 2 loại thực phẩm mà em không sợ là bánh mì lát hiệu Warburtons và sữa chua Munch Bunch vị dâu hoặc chuối. Suốt 10 năm qua, bé Ashton chỉ ăn 2 loại thực phẩm này.
Cậu bé mắc chứng ám ảnh sợ hãi với thức ăn. Gia đình không ai biết chính xác nguyên nhân của chứng bệnh này. Tuy nhiên, bà Cara, mẹ của Ashton, cho rằng có thể chứng trào ngược mỗi khi ăn của Ashton khi còn nhỏ đã kích hoạt chứng ám ảnh sợ hãi này.
Khi thấy thức ăn trước mặt, cậu bé sẽ sợ hãi, thậm chí hoảng loạn. “Chúng tôi rất lo lắng cho Ashton vì thằng bé không ăn được đủ những dưỡng chất cần thiết”, bà Cara chia sẻ.
Trong dịp Giáng sinh hay các kỳ nghỉ lễ, gia đình chưa bao giờ có một bữa tối thịnh soạn và bình thường được. Nếu bày trên đầy đủ thức ăn, Ashton sẽ hoảng sợ và không chịu được mùi của những món đó.
Chứng ám ảnh sợ hãi với thức ăn cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động ngoài xã hội của Ashton. Cậu bé không thể ăn cùng bạn bè tại trường học hay đến dự các buổi liên hoan, sinh nhật.
Vì nhận thấy sự bất thường ở con nên bố mẹ Ashton đã đưa cậu bé đến khám bác sĩ. Ban đầu, nhiều bác sĩ chẩn đoán nhầm là bé Ashton bị kén ăn. Do đó, cậu bé lại được giới thiệu đến một chuyên gia dinh dưỡng.
Bà Cara cho rằng những chẩn đoán sai này đều mất thời gian. Dù biết nguyên nhân bất ổn của con không phải là do chứng kén ăn thông thường nhưng bà không biết làm gì hơn.
Cho đến tận tháng 7.2021, bố mẹ đã đưa bé Ashton đến gặp bác sĩ chuyên khoa rối loạn ăn uống Felix Economakis. Sau khi kiểm tra bệnh sử của Ashton, bác sĩ Economakis chẩn đoán cậu bé mắc chứng rối loạn tiêu thụ thực phẩm hạn chế (ARFID).
Qua quá trình điều trị, ông đã giúp bé Ashton ăn được một số loại thức ăn mới. Hiện tại, cậu bé đã có thể ăn được bánh mì thịt nguội, món nướng, khoai tây chiên và gà rán.
Sợ thức ăn là tình trạng hiếm gặp và bé Ashton không phải là trường hợp duy nhất. Trước đó, truyền thông Bỉ cũng đưa tin về một người đàn ông nước này chỉ ăn khoai tây chiên trong suốt 32 năm, theo Oddity Central.
F0 chuẩn bị thuốc gì khi cách ly tại nhà?
Sở Y tế TP HCM hướng dẫn F0 chuẩn bị thuốc hạ sốt, vitamin, ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi… trong trường hợp có dấu hiệu suy hô hấp gọi ngay nhân viên y tế.
Theo hướng dẫn mới nhất của Sở Y tế TP HCM, ban hành ngày 9/8, F0 chăm sóc tại nhà cần mang khẩu trang thường xuyên, trừ khi ăn uống, vệ sinh cá nhân. Thay khẩu trang hai lần một ngày, khử khuẩn bằng cồn trước khi loại bỏ khẩu trang.
Thường xuyên khử khuẩn tay, các vật dụng và bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu, lavabo… Đo thân nhiệt tối thiểu hai lần mỗi ngày, hoặc khi cảm thấy có dấu hiệu sốt. Khai báo y tế mỗi ngày ít nhất một lần hoặc khi có triệu chứng bất thường, qua ứng dụng “Khai báo y tế điện tử”.
Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước. Tập thể dục tại chỗ, tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày. Lưu số điện thoại của nhân viên y tế để liên hệ khi cần tư vấn, hỗ trợ như Số điện thoại của Tổ phản ứng nhanh phường, xã, thị trấn, quận, huyện, thành phố Thủ Đức…
Khi có một trong các triệu chứng như sốt trên 38 độ C, ho, đau họng, tiêu chảy, mất mùi vị, đau ngực, nặng ngực, cảm giác khó thở, liên hệ nhân viên y tế qua tổng đài “1022” bấm số “3” để được tư vấn từ Hội Y học TP HCM, hoặc số 4 để được tư vấn từ “Thầy thuốc đồng hành”, hoặc gọi số điện thoại của Tổ phản ứng nhanh phường, xã, quận, huyện để được tư vấn và hướng dẫn xử trí.
Khi có dấu hiệu chuyển nặng như khó thở biểu hiện bằng thở hụt hơi, thở nhanh trên 30 lần một phút, li bì, lừ đừ, tím tái môi, đau chi, SpO2
Trong thời gian theo dõi tại nhà, F0 nên chuẩn bị các thuốc thiết yếu cần có như thuốc hạ sốt, thuốc nâng cao thể trạng gồm vitamin, chất dinh dưỡng vi lượng, các thuốc y học cổ truyền. Ngoài ra có thể bổ sung các thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống trong một số tình huống có triệu chứng sớm của suy hô hấp và chưa liên hệ được nhân viên y tế để được hỗ trợ . Các triệu chứng gồm cảm giác khó thở hoặc nhịp thở> 20 lần/phút hoặc nồng độ SpO2
Sở Y tế cũng hướng dẫn dùng một số loại thuốc kháng viêm corticoid, thuốc kháng đông dạng uống cho các F0 mắc những vấn đề bệnh lý này. Tuy nhiên đây là thuốc kê toa và cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Tình nguyện viên tiếp tế nhu yếu phẩm cho từng nhà trong khu phong tỏa trên đường Vườn Chuối (quận 3), ngày 30/7. Ảnh: Quỳnh Trần.