Theo chuyên gia về y tế dự phòng, nếu lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc Covid-19 không đảm bảo nguyên tắc về chống nhiễm khuẩn và giãn cách có thể làm lây nhiễm Covid-19.
Khử khuẩn găng tay y tế, đảm bảo giãn cách giúp ngăn lây nhiễm chéo khi lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. ẢNH ĐẬU TIẾN ĐẠT
Gần đây, một số bạn đọc Thanh Niên băn khoăn về nguy cơ lây nhiễm Covid-19 trong quá trình lấy mẫu xét nghiệm tại nơi tập trung lấy mẫu.
Về vấn đề trên, TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết có thể lấy mẫu hầu họng, mẫu ở mũi để xét nghiệm sàng lọc Covid-19. Đây cũng là nơi virus dễ dàng nhân lên sau khi xâm nhập. Do đó, nếu không sát khuẩn, không đảm bảo các quy định về chống nhiễm khuẩn, thì đó là nguy cơ lây nhiễm chéo Covid-19.
Ông Nga giải thích, đường lây nhiễm Covid-19 trước tiên là lây trực tiếp qua đường hô hấp, khi tiếp xúc gần, khi một người hít phải các giọt b.ắn có virus từ người bệnh. Con đường lây nhiễm thứ 2, đó là virus trên tay lọt vào miệng, mũi khi chúng ta đưa tay lên mặt, mũi, miệng.
“Do đó, nếu găng tay của nhân viên y tế mang mầm bệnh không được khử khuẩn, thì virus từ găng tay dễ lọt vào mũi người được lẫy mẫu kế tiếp, vì lúc lấy mẫu, người được lấy mẫu không mang khẩu trang”, chuyên gia này lưu ý.
Virus gây Covid-19 khi vào đường hô hấp trên (mũi, họng) dễ dàng xâm nhập niêm mạc, nhân lên ở hầu họng và tấn công đến phổi.
Theo ông Nga, để đảm bảo ngăn ngừa lây nhiễm chéo khi lấy mẫu, “nhân viên y tế lấy mẫu cần thực hiện đầy đủ các quy định về chống nhiễm khuẩn, nên thay găng tay y tế sau 5 lần lấy mẫu, giữa mỗi lần lấy mẫu cần sát khuẩn găng tay bằng dung dịch sát khuẩn. Dung dịch có cồn từ 70 độ có thể diệt được virus”.
Nếu lấy mẫu cho hộ gia đình, nên thay găng tay sau khi thực hiện xong tại mỗi nhà.
Tại khu vực lấy mẫu xét nghiệm, cần đảm bảo giãn cách và không gian đảm bảo thông thoáng.
Với người được yêu cầu lấy mẫu xét nghiệm, ông Nga hướng dẫn, cần luôn đeo khẩu trang trước và sau khi lẫy mẫu, đảm bảo giãn cách khi chờ đợi và không nên trò chuyện tại nơi tập trung lấy mẫu.
Bản thân mỗi người cũng nên vệ sinh tay bằng nước sát khuẩn hoặc rửa tay bằng xà phòng. Việc vệ sinh mũi, họng bằng nước muối cũng là cách tốt để giảm bớt nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Nước muối không diệt hết được virus, nhưng giảm nguy cơ bội nhiễm.
Có phản ứng sau tiêm vắc xin COVID-19 chứng tỏ hệ miễn dịch đang hoạt động tốt
Các phản ứng sau tiêm vắc xin COVID-19 gồm đau đầu, đau cơ, sưng và đau tại vị trí tiêm,… là các phản ứng phổ biến và việc này là tín hiệu đáng mừng…
Ảnh minh họa
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành Phố Hồ Chí Minh vừa thông báo các phản ứng thông thường sau tiêm, nhấn mạnh khuyến cáo: Lợi ích của vắc xin luôn lớn hơn nguy cơ; Tổ chức các buổi tiêm chủng an toàn theo quy định; Hãy nhớ phòng bệnh bằng 5K vắc xin.
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh thì các phản ứng sau tiêm vắc xin COVID-19 gồm đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp,… đều là phản ứng thông thường, phổ biến, có những phản ứng sau tiêm vắc xin COVID-19 chứng tỏ rằng hệ miễn dịch đang hoạt động tốt.
Những phản ứng thông thường sau tiêm vắc xin COVID-19.
Bộ Y tế cho biết, sau 1 tháng tiêm vắc xin Covid-19, Việt Nam đã thực hiện tiêm cho 56.359 người ở 19 tỉnh, TP là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ Covid-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các địa phương.
Hiện một số địa phương đã có kế hoạch triển khai tiêm vắc xin đợt 2 sau khi 811.200 liều vắc xin tiếp nhận từ COVAX Facility đã được Bộ Y tế phân bổ để tiêm miễn phí cho 10 nhóm đối tượng ưu tiên.
Theo Bộ Y tế, trong quá trinh triên khai tiêm văc-xin Covid-19 do AstraZeneca san xuât, hệ thống giám sát tiêm chủng đã ghi nhân khoảng 33% cac trương hơp phan ưng nhe thông thương như: đau, đo tai chô tiêm, mêt moi, sôt nhe, đau đâu, buôn nôn; các dấu hiệu này tư khoi trong 1-2 ngay sau tiêm. Đây được đ.ánh giá là dấu hiệu bình thường gặp phải không chỉ ở vắc xin phòng Covid-19, mà còn ở các loại vắc xin ngừa các bệnh truyền nhiễm khác như: sởi, ho gà, uốn ván…
Ngoài ra, hệ thống giám sát cũng ghi nhận có khoảng 0,1% trường hợp có phản ưng qua mân sau tiêm (phản ứng nặng sau tiêm), đươc xư tri đung theo quy đinh, sưc khoe của những người này đêu đa ôn đinh, trơ lai đi làm sau 1-2 ngay theo dõi, điêu tri tại cơ sở y tế.
Những số liệu ghi nhận phản ứng sau tiêm vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca tại Việt Nam trong 1 tháng qua thấp tương đương so với những số liệu do nhà sản xuất cung cấp. Đặc biệt, đến nay Việt Nam chưa ghi nhân bât cư trương hơp nao bi đông mau va huyêt khôi xảy ra sau khi tiêm chủng.
Để chuẩn bị cho việc mở rộng đối tượng tiêm vắc xin Covid-19, Bộ Y tế lưu ý người đi tiêm vắc xin phải ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi tiêm để theo dõi tình hình sức khoẻ; được hướng dẫn tiếp tục theo dõi ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi tiêm; công tác cấp cứu đề phòng những trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm chủng luôn sẵn sàng nhằm bảo đảm an toàn tối đa cho người được tiêm chủng.
Trên cơ sơ khuyên cao cua Tổ chức Y tế thế giới va thưc tiên kêt qua triên khai tiêm vắc xin phong Covid-19 cua AstraZeneca tai Viêt Nam trong 1 tháng qua, Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia khuyên cao ngươi dân cân binh tinh, tích cực và chủ động thực hiện các khuyến cáo của các chuyên gia y tế, các cơ quan chuyên môn về tiêm vắc xin-19.