Nếu bạn nhận thấy điều này khi đứng, hãy đi khám phổi

Nhiều người có thể không nghĩ triệu chứng này liên quan đến phổi, nhưng có thể đó là dấu hiệu cần phải gọi cấp cứu ngay.

Nếu bạn nhận thấy điều này khi đứng, hãy đi khám phổi. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Mọi tế bào trong cơ thể đều cần ô xy để sống, vì vậy lá phổi khỏe mạnh là điều không thể thiếu cho sự sống còn của mỗi người.

Đó là lý do tại sao bệnh đường hô hấp và bệnh về phổi là nguyên nhân hàng đầu gây t.ử v.ong trên thế giới, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Nếu mất thăng bằng kèm theo các triệu chứng khác, hãy gọi cho bác sĩ ngay. ẢNH SHUTTERSTOCK

Một báo cáo gần đây của WHO đã chỉ ra những tác hại tàn khốc của bệnh đường hô hấp: Hàng năm, 3 triệu người c.hết vì bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hơn 1,6 triệu người c.hết vì ung thư phổi, 1,4 triệu người c.hết vì bệnh lao, và viêm phổi vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây t.ử v.ong ở t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi.

Điều nguy hiểm là bệnh về phổi thường khó được phát hiện kịp thời, dẫn đến gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ hô hấp.

Đó là lý do tại sao nhận ra các triệu chứng ít được biết đến của bệnh phổi là rất quan trọng, theo Best Life .

Và một triệu chứng có thể nhận thấy khi đứng – là một trường hợp cần được cấp cứu ngay.

Sau đây là những gì cần chú ý.

Mất thăng bằng có thể chỉ ra ung thư phổi

Theo Trung tâm Ung thư Rocky Mountain – bệnh viện điều trị ung thư lớn nhất Colorado (Mỹ), mất thăng bằng có thể là dấu hiệu của ung thư phổi và các bệnh lý liên quan, theo Best Life .

Nguyên nhân là do ung thư có thể gây ra Hội chứng tĩnh mạch chủ trên, một tình trạng ảnh hưởng đến tĩnh mạch chính ở phần trên cơ thể.

Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Mỹ cho biết, hội chứng này phổ biến nhất ở những bệnh nhân bị “ung thư phổi, ung thư hạch hoặc ung thư di căn đến ngực”, theo Best Life .

Khối u phát triển gần hoặc trên tĩnh mạch chủ trên có thể khiến cơ thể mất thăng bằng.

Trung tâm Ung thư Rocky Mountain (Mỹ) giải thích rằng ung thư phổi có thể gây ra hội chứng này vì một số lý do.

Thông thường, khối u có thể nằm gần tĩnh mạch chủ trên – là tĩnh mạch lớn đưa m.áu từ đầu và cánh tay trở về tim, các chuyên gia cho biết.

Trung tâm này cho biết thêm, khi khối u phát triển, nó có thể khiến m.áu c.hảy ngược trở lại trong tĩnh mạch này và gây chóng mặt hoặc mất thăng bằng.

Trong các trường hợp khác, khối u có thể phát triển trực tiếp trên tĩnh mạch chủ trên hoặc gây ra cục m.áu đông trong tĩnh mạch.

Nếu ung thư đã lan rộng và bắt đầu ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến tĩnh mạch chủ, gây ra các vấn đề về cân bằng.

Nếu mất thăng bằng đi kèm với các triệu chứng sau, hãy đi khám ngay.

Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Mỹ cảnh báo rằng các triệu chứng của Hội chứng tĩnh mạch chủ trên thường phát triển chậm theo thời gian và có thể rất tinh vi.

Bên cạnh các vấn đề về thăng bằng, nên chú ý đến sưng mặt, cổ, thân trên và sưng cánh tay, khó thở hoặc hụt hơi và ho. Trong một số ít trường hợp, bệnh nhân có thể bị đau ngực, khàn giọng và khó nói hoặc khó nuốt, theo Best Life .

Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng kể trên, đặc biệt là nếu đã từng mắc bệnh về phổi, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.

Hội chứng tĩnh mạch chủ trên là một cấp cứu ung thư nghiêm trọng và cần được can thiệp khẩn cấp.

Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Mỹ cũng lưu ý rằng bác sĩ có thể xác định người bệnh không cần điều trị ngay lập tức nếu các triệu chứng không gây ra bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào.

Nói chuyện với bác sĩ để biết thêm thông tin nếu nghi ngờ phổi hoạt động kém.

Giặt vỏ chăn phải lộn từ trong ra ngoài, có người làm bao nhiêu năm vẫn sai

Bụi tích tụ trên giường khi bạn không ngủ chủ yếu bám vào các góc của ga trải giường. Lớp bụi này sẽ không trôi đi nếu bạn không lộn ga trải giường và vỏ chăn từ trong ra ngoài.

Vệ sinh chăn ga gối đệm là điều cần thiết và nên được thực hiện thường xuyên theo định kỳ. Tuy nhiên, không phải người dùng nào cũng biết vệ sinh đúng cách. Có những sai lầm có thể khiến việc vệ sinh không những không hiệu quả mà còn tăng nguy cơ gây bệnh cũng như nhiều ảnh hưởng khác cho người sử dụng.

1. Tại sao khi giặt vỏ chăn phải lộn từ trong ra ngoài?

Bụi tích tụ trên giường khi bạn không ngủ chủ yếu bám vào các góc của ga trải giường. Lớp bụi này sẽ không trôi đi nếu bạn không lộn ga trải giường và vỏ chăn từ trong ra ngoài.

Nếu bạn mắc bệnh về phổi, căn bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn. Thêm vào đó, bọ ve ẩn nấp xung quanh vỏ chăn sẽ khiến mọi người dễ chịu.

Cách tốt nhất để giặt ga trải giường là lộn trong ra ngoài và giặt bằng nước 60 C. Bằng cách đó tất cả bụi và mạt bụi sẽ bị cuốn trôi và vỏ chăn sẽ đẹp và mới khi đặt chăn trên giường. Bạn nên giặt vỏ chăn 2-3 lần trong năm và dùng máy giặt để giặt chăn.

Sau khi giặt vỏ chăn, bạn hãy nhớ lộn mặt trái của vỏ chăn rồi mang vỏ chăn ra phơi ngoài trời. Phơi vỏ chăn ngày nắng để ánh nắng mặt trời sẽ t.iêu d.iệt các vi khuẩn, mầm bệnh còn bám lại trên vỏ chăn.

2. Một số sai lầm khi vệ sinh chăn ga gối đệm cần tránh

Không vệ sinh thường xuyên

Mặc dù bạn có làm vệ sinh chăn ga gối đệm, tuy nhiên nếu làm mà không theo đúng định kỳ thì cũng chẳng mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, việc vệ sinh chăn ga gối đệm cần phải đảm bảo đúng tần suất.

Thông thường, vỏ gối, chăn, ga phải giặt ít nhất 1 lần /tuần, đệm (nệm) thì ít nhất 1 tháng /lần. Đồng thời, bạn nên chú ý thay gối sau 2 năm sử dụng và chăn lông sau 5 năm sử dụng. Bên cạnh giặt thì người dùng cũng nên chú ý vệ sinh đệm bằng máy hút bụi chân không mỗi tuần. Làm được như vậy thường xuyên, bạn có thể nâng cao t.uổi thọ đệm lên đến 10 năm.

Không phân loại trước khi giặt

Giống như quần áo, nếu chăn ga gối đệm không được phân loại trước khi giặt thì cũng có những ảnh hưởng nhất định.

Ví dụ như, bạn giặt chung các sản phẩm màu đậm với màu nhạt sẽ rất dễ khiến chăn ga gối bị phai màu và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Vì vậy, luôn cần phải phân loại sản phẩm trước khi giặt. Bạn nên giặt các sản phẩm cùng màu với nhau để dù có phai cũng không ảnh hưởng nhiều đến vẻ đẹp của chăn ga gối đệm.

Chủ quan với vi khuẩn

Nếu bạn chỉ xả chăn ga gối đệm sơ qua nước sạch và phơi nắng trong thời gian ngắn thì vi khuẩn tích tụ lâu ngày trong chăn ga gối vẫn không thể loại bỏ hết được. Vì vậy, bên cạnh sử dụng các chất giặt tẩy chuyên dụng, người dùng nên chú ý phơi chăn ga gối đệm liên tục từ 12 – 24 giờ để làm sạch hết vi khuẩn, ký sinh trùng.

Trường hợp trời mưa nồm không tiện phơi ngoài trời thì nên tạm dừng sử dụng chăn ga gối đệm mặc dù chúng đã khô ráo. Có như vậy mới hạn chế được vi khuẩn tich tụ nhiều hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *