Điều gì xảy ra khi bạn ăn cam mỗi ngày vào mùa đông?

Ăn cam vào mùa đông đặc biệt tốt vì cung cấp các chất thiết yếu tăng cường hệ miễn dịch, chống lại cảm cúm.

Vào những ngày mùa đông lạnh lẽo, việc duy trì sức khỏe của chúng ta trở thành ưu tiên hàng đầu. Trong các loại trái cây, quả cam quen thuộc nổi lên như một loại thực phẩm giúp bảo vệ cơ thể trước những tác động xấu của mùa đông.


Cam chứa lượng vitamin C cao, tốt cho hệ miễn dịch. Ảnh: Shutterstock

Tác dụng của cam

Theo Today, một quả cam cỡ vừa có 73 calo, 1g protein, 17g carbohydrate, 3g chất xơ (12% nhu cầu hằng ngày), 232mg kali (9%), 83mg vitamin C (110%)

Theo Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng Mỹ, bạn nên nhận khoảng 20% lượng nước hằng ngày từ thực phẩm. Trong khi đó, quả cam chứa 86% nước. Bởi vậy, Ekta Singhwal, chuyên gia dinh dưỡng tại Tập đoàn Bệnh viện Ujala Cygnus (Ấn Độ), đ.ánh giá, thường xuyên ăn cam vào mùa đông bổ sung nước, có lợi cho làn da của bạn trong những tháng mùa đông hanh khô.

Tiến sĩ Sanjay Kumar, bác sĩ tư vấn đa khoa, Bệnh viện Cygnus Laxmi (Ấn Độ), nói với Indian Express, tiêu thụ cam hằng ngày trong mùa đông có thể cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin C, tăng cường hệ miễn dịch chống lại cảm cúm.

“Lượng vitamin C đáng kể trong một quả cam cũng thúc đẩy sản xuất collagen. Cam còn chứa chất chống oxy hóa, chất xơ, nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau góp phần tăng cường sức khỏe tổng thể”, Tiến sĩ Kumar nói.

Sự hiện diện của nhiều chất chống oxy hóa, bao gồm flavonoid và carotenoid, giúp trung hòa các gốc tự do trong cơ thể, chống lại stress oxy hóa, tăng cường sức khỏe tế bào và có thể ngăn ngừa các bệnh mạn tính.

Hàm lượng chất xơ của cam cũng hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong m.áu, có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Hạn chế khi ăn quá nhiều cam

Theo Tiến sĩ Kumar, mặc dù cam nhìn chung tốt cho sức khỏe nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa do hàm lượng chất xơ. Ngoài ra, những người mắc một số bệnh lý nhất định nên ăn cam điều độ. Đây là một loại trái cây có tính axit và những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể cảm thấy khó chịu sau khi ăn cam.

Các hạn chế khác bao gồm vấn đề tiềm ẩn về răng miệng do tính chất axit của cam. Chuyên gia Singhwal bổ sung, những người có vấn đề về thận cần thận trọng do hàm lượng kali cao trong cam.

Ba bộ phận trên cơ thể cần giữ ấm kết hợp ăn uống, tránh nguy cơ đột quỵ trong mùa Đông

Giữ ấm vùng đầu, cổ, bụng và lòng bàn chân, kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ khi thời tiết rét đậm rét hại.

Giữ ấm vùng đầu, cổ là rất cần thiết trong mùa Đông lạnh giá. (Nguồn: The Times of India)

Mùa Đông, đặc biệt khi trời giá rét, là mùa có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch cao. Nhiệt độ thấp và chênh lệch nhiệt độ lớn khiến mạch m.áu co lại và huyết áp tăng cao, làm tăng nguy cơ nhồi m.áu cơ tim và đột quỵ.

Một nghiên cứu của Anh cho thấy cứ nhiệt độ thấp hơn 1C sẽ có thêm 200 trường hợp nhồi m.áu cơ tim mỗi ngày. Người già và những người có t.iền sử bệnh tim mạch vành đặc biệt nhạy cảm với thời tiết giá lạnh.

Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng, nên tuân theo nguyên tắc “che chắn” vào mùa Đông, tức là bảo vệ các bộ phận quan trọng của cơ thể để tránh bị tiếp xúc với gió và lạnh, từ đó có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ và nhồi m.áu cơ tim.

Vùng đầu, cổ

Giữ ấm đầu và cổ bằng cách trùm mũ, quàng khăn không chỉ giúp bạn tránh tiếp xúc với gió lạnh mà còn hạn chế nguy cơ bị ho do cảm lạnh.

Với người già, người đang mắc t.iền sử tim mạch hoặc đang bị huyết áp cao, việc giữ ấm đầu, cổ rất cần thiết để ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ.

Bụng

Bụng là nơi giữ nguồn năng lượng chính của con người, vì thế vào mùa Đông nên giữ ấm bụng, đặc biệt không để gió lạnh lùa qua rốn. Giữ ấm rốn có thể bảo vệ nội tạng khỏi gió lạnh, giúp tăng cường sức tiêu hóa của lá lách và dạ dày, tránh bị nhồi m.áu cơ tim.

Lòng bàn chân

Lòng bàn chân là nơi cuối cùng của hệ tuần hoàn trong cơ thể con người, cách xa tim nhất và tập trung nhiều huyệt đạo.

Nếu lòng bàn chân tiếp xúc với gió lạnh, ẩm ướt sẽ khiến các mạch m.áu ngoại vi co lại, tăng huyết áp, thậm chí sinh ra mảng xơ cứng động mạch và cục m.áu đông, gây nguy cơ nhồi m.áu cơ tim hoặc đột quỵ.

Nên mang giày và tất ấm, không nên đi chân trần hoặc dép lê khi ra ngoài trời rét.

Một số lưu ý khác

Ngoài việc giữ ấm cơ thể, duy trì chế độ ăn nhiều thực phẩm tính nóng cũng có lợi cho sức khỏe. Để giữ thân nhiệt ổn định, chống cảm lạnh, nên tiêu thụ thêm protein từ các loại thịt như thịt bò, thịt cừu.

Ngoài ra, nên bổ sung các loại củ như cà rốt, khoai lang, ngưu bàng, khoai tây, khoai mỡ… vào thực đơn hằng ngày do chúng rất giàu chất xơ và vitamin, chống cảm lạnh và cân bằng cholesterol.

Y học cổ truyền tin rằng, thực phẩm màu đỏ nuôi dưỡng trái tim. Vì thế, để tránh đột quỵ, nên ăn chà là, cà chua, cà rốt, anh đào do rất giàu chất chống oxy hóa, có thể bổ sung khí huyết và tốt cho tim mạch.

Ngoài ra, các loại rau họ cải như súp lơ xanh, bắp cải… cũng hỗ trợ ngăn ngừa tắc nghẽn mạch m.áu, xơ cứng động mạch, nên được thêm vào chế độ ăn hằng ngày.

Để tránh nguy cơ đột quỵ, các chuyên gia cũng khuyến khích nên đi lại, vận động thường xuyên để lưu thông khí huyết và tuần hoàn, giúp duy trì sức khỏe mạch m.áu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *