Diễn biến dịch Covid-19 đang rất phức tạp, bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc Covid-19, bệnh nhân ung thư cũng không ngoại lệ.
Vậy khi phát hiện bản thân có triệu chứng mắc Covid-19, người bệnh cần làm gì?
Theo Bộ Y tế, bất kể đối tượng nào, người khỏe mạnh hay người bệnh mãn tính, bệnh nhân ung thư, khi phát hiện bản thân có các triệu chứng cảnh báo Covid-19, cần thực hiện ngay 7 bước dưới đây:
– Đeo khẩu trang và tự cách ly ở một phòng riêng, thoáng khí hoặc ở một vị trí trong nhà, giữ khoảng cách với mọi người ít nhất 2 mét.
– Gọi điện cho đường dây nóng của cơ quan y tế địa phương hoặc của Bộ Y tế (số điện thoại 19009095) để được tư vấn, hướng dẫn phù hợp với tình hình địa phương nơi bệnh nhân sinh sống.
– Che kín mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khủyu tay áo, hoặc khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy; Thải bỏ khẩu trang, khăn giấy sau khi sử dụng vào thùng rác có nắp đậy kín hoặc vào túi và buộc kín miệng.
– Rửa tay thường xuyên với xà phòng đặc biệt sau khi ho, hắt hơi, sau khi thải bỏ khẩu trang, khăn giấy.
– Sử dụng riêng đồ dùng cá nhân như cốc uống nước, bát đũa…
– Hạn chế sử dụng phương tiện công cộng; không đến chỗ đông người, nơi làm việc, trường học.
– Thông báo với người sử dụng lao động, nhà trường và những người liên quan.
Triệu chứng mắc Covid-19
Các triệu chứng điển hình nhất của Covid-19 gồm: Sốt, ho, đau họng, mất vị giác/khứu giác, đau cơ, đau đầu.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể có chảy mũi, ngạt mũi hoặc tiêu chảy. Các biểu hiện ban đầu khá nhẹ nhàng. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, nếu có các triệu chứng trên, nên gọi nhân viên y tế để được tư vấn, xét nghiệm.
Tại Hà Nội, nhiều ca Covid-19 được phát hiện nhờ sàng lọc cộng đồng, bệnh nhân có biểu hiện ho, sốt, đau đầu… chủ động đến viện khám, được phát hiện dương tính SARS-CoV-2.
Tại Việt Nam, theo thống kê của Tiểu ban điều trị, Bộ Y tế, trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị khoảng 57% chưa có triệu chứng lâm sàng, gần 30% có triệu chứng lâm sàng nhẹ, khoảng 5% biểu hiện lâm sàng ở mức trung bình, còn lại là các trường hợp nặng, nguy kịch.
Bệnh nhân ung thư có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 cao hơn so với người không mắc bệnh ung thư. Người bệnh ung thư (đặc biệt là ung thư phổi) đang hoặc vừa được điều trị phẫu thuật hay hóa chất, khi nhiễm SARS-CoV-2 có nguy cơ gặp biến cố lâm sàng nặng cao hơn người không ung thư.
Vì thế, bệnh nhân ung thư/đã từng mắc ung thư nên thực hiện 5K, tiêm vắc xin, tăng cường dinh dưỡng, sức khỏe… để giảm nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2.
Trong mùa dịch Covid-19, để phòng nguy cơ mắc bệnh, người bệnh ung thư cần tránh đến nơi đông người; chủ động đeo khẩu trang khi đến bệnh viện và những nơi đông người; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước (trong 20 giây) hoặc bằng dung dịch vệ sinh tay khô có ít nhất 60% cồn; Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng….
Cùng với đó, người bệnh cần được chăm sóc dinh dưỡng tích cực để duy trì sức khỏe, tăng cường miễn dịch vừa điều trị bệnh ung thư vừa phòng ngừa dịch bệnh. Bệnh nhân ung thư cũng nên đăng kí tiêm phòng vắc xin Covid-19 để giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm nguy cơ diễn biến nặng nếu không may mắc Covid-19.
TPHCM: Lượng m.áu, tiểu cầu tại Bệnh viện Chợ Rẫy cạn kiệt vì dịch Covid-19
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, công tác tiếp nhận m.áu và tiểu cầu từ nguồn hiến tình nguyện bị ảnh hưởng nghiêm trọng, lượng tiểu cầu dự trữ tại Bệnh viện Chợ Rẫy chỉ còn vỏn vẹn 13 đơn vị.
Ngày 21/7, Trung tâm truyền m.áu Chợ Rẫy cho biết, công tác tiếp nhận m.áu và tiểu cầu từ nguồn hiến tình nguyện của Bệnh viện Chợ Rẫy bị ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Theo TS.BS Lê Hoàng Oanh, Giám đốc Trung tâm Truyền m.áu Chợ Rẫy, lượng tiểu cầu dự trữ tại Bệnh viện Chợ Rẫy chỉ còn vỏn vẹn 13 đơn vị.
Số lượng m.áu dự trữ tại Bệnh viện Chợ Rẫy chỉ còn 2.198 đơn vị và lượng tiểu cầu dự trữ còn vỏn vẹn 13 đơn vị.
Bên cạnh đó, số lượng m.áu dự trữ tại trung tâm cũng chỉ còn 2.198 đơn vị, trong khi lượng m.áu sử dụng trong cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy ở thời điểm hiện tại trung bình 200-300 đơn vị/ngày.
“Mỗi ngày, chúng tôi chỉ tiếp nhận được khoảng từ 15-17 người đến hiến máu”, TS.BS Lê Hoàng Oanh chia sẻ.
Lãnh đạo Trung tâm hiến m.áu Chợ Rẫy cho biết, việc đảm bảo nguồn m.áu để cấp cứu và điều trị cho các bệnh nhân, trong đó có cả những bệnh nhân mắc Covid-19 cần phải truyền m.áu, trở thành thách thức lớn đối với đơn vị trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp như hiện nay.
Lượng m.áu và tiểu cầu cạn kiệt, Trung tâm hiến m.áu Chợ Rẫy kêu gọi cộng đồng chung tay tình nguyện hiến m.áu cứu người.
Trung tâm truyền m.áu Chợ Rẫy kêu gọi sự chung tay tình nguyện của cộng đồng để hiến m.áu cứu người.
Địa chỉ tiếp nhận hiến m.áu: Trung tâm Truyền m.áu Chợ Rẫy – Bệnh viện Chợ Rẫy, cổng số 5, đường Phạm Hữu Chí, Phường 12, Quận 5, TPHCM.
Người dân có thể đến hiến m.áu từ 7h-16h, từ thứ Hai đến thứ Sáu và khi cần liên lạc số điện thoại 0919223989 hoặc 0938790207. Khi đi hiến m.áu, người dân vui lòng mang theo giấy tờ tùy thân có dán ảnh.
Trước khi tham gia hiến m.áu mọi người làm xét nghiệm nhanh Covid-19 miễn phí.