U lympho không Hodgkin: Dấu hiệu cảnh báo và cách điều trị

Nhiều người bị u lympho không Hodgkin nhưng không có yếu tố nguy cơ rõ ràng. Ngược lại, một số người có thể có nhiều yếu tố nguy cơ lại không bao giờ phát triển thành bệnh.

Bệnh u lympho ác tính hay còn gọi là bệnh ung thư hạch là một trong những bệnh ung thư đang có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây. Đây là một bệnh m.áu ác tính có khả năng điều trị hiệu quả, tỷ lệ lui bệnh và kéo dài thời gian sống cao nếu người bệnh tuân thủ điều trị.

Bệnh U lympho là nhóm bệnh ác tính của tổ chức lympho, bao gồm 2 nhóm:

– U lympho Hodgkin (chiếm khoảng 20-30%).

– U lympho không Hodgkin (70-80%).

Theo TS. BS. Vũ Đức Bình, Trưởng khoa Bệnh m.áu tổng hợp, Viện Huyết học – Truyền m.áu TW, u lympho không Hodgkin là nhóm bệnh ác tính của mô lympho, có thể biểu hiện tại hạch hoặc ngoài hạch. Về cơ bản, u lympho không Hodgkin được chia thành 2 nhóm: tế bào B và tế bào T. Mỗi nhóm lại bao gồm nhiều thể bệnh khác nhau.

Các dấu hiệu của bệnh u lympho không Hodgkin

– Có đến 60% người bệnh có hạch to, và không đau. Hạch thường xuất hiện ở cổ, hố thượng đòn, nách, bẹn, có thể gặp hạch trung thất, hạch ổ bụng.

– Tổn thương ngoài hạch tiên phát chiếm khoảng 40% nghĩa là u xuất hiện đầu tiên, ở ngoài các hạch lympho, như dạ dày, amidan, hốc mắt, da…

– Lách thường to độ I/II, tuy nhiên, trong u lympho thể lách hoặc giai đoạn muộn của bệnh, lách có thể to độ III/IV.

– Gan to ít gặp hơn và thường kèm theo hạch to và/hoặc lách to.

– Khoảng

– Có thể thiếu m.áu do hạch xâm lấn tủy xương, tan m.áu tự miễn, cường lách hoặc hiếm hơn là do hiện tượng thực bào tế bào m.áu.

– Giai đoạn muộn, thường có biểu hiện chèn ép, xâm lấn của mô lympho. Ví dụ như: Hội chứng trung thất, liệt do chèn ép tủy sống, lồi mắt, tắc ruột nếu u ống tiêu hóa…

Ai có nguy cơ mắc u lympho không Hodgkin?

Cho đến nay nguyên nhân sinh bệnh vẫn chưa được chứng minh một cách rõ ràng. Các nhà khoa học chỉ đưa ra một số yếu tố nguy cơ cao dẫn đến bệnh u lympho không Hodgkin như: tổn thương gen, yếu tố nhiễm khuẩn (HIV, EBV, HTLV-1, HHV8…), yếu tố miễn dịch (suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải HIV/AIDS, sau ghép tạng…), bệnh lý tự miễn, môi trường (thuốc trừ sâu, dioxin, phóng xạ…).

Theo Healthline , nhiều người bị u lympho không Hodgkin không có yếu tố nguy cơ rõ ràng. Cũng có thể có nhiều yếu tố nguy cơ và không bao giờ phát triển thành bệnh. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ u lympho không Hodgkin bao gồm:

– Lớn t.uổi hơn, vì hầu hết mọi người đều từ 60 t.uổi trở lên khi được chẩn đoán.

– Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.

– N.hiễm t.rùng, đặc biệt là với HIV, virus Epstein-Barr hoặc Helicobacter pylori.

– Tiếp xúc với một số hóa chất, chẳng hạn như chất diệt cỏ và côn trùng.

U lympho không Hodgkin được điều trị như thế nào?

Điều trị bệnh tùy thuộc vào t.uổi của bạn, loại u lympho không Hodgkin bạn mắc phải và giai đoạn bệnh bạn mắc phải.

Điều trị ngay lập tức không phải lúc nào cũng cần thiết. Bác sĩ của bạn có thể chỉ theo dõi bệnh đang phát triển chậm và không gây ra các triệu chứng. Điều trị có thể đợi cho đến khi bệnh tiến triển.

Bệnh có thể được điều trị theo một số cách:

– Hóa trị có thể được thực hiện bằng đường uống hoặc tiêm. Nó t.iêu d.iệt các tế bào ung thư. Hóa trị có thể được sử dụng một mình hoặc với các phương pháp điều trị khác.

– Xạ trị liên quan đến việc sử dụng các chùm năng lượng công suất cao để t.iêu d.iệt các tế bào ung thư và loại bỏ các khối u. Xạ trị có thể được sử dụng một mình hoặc với các phương pháp điều trị khác.

– Việc cấy ghép tế bào gốc cho phép bác sĩ của bạn sử dụng liều cao hơn của hóa trị liệu. Phương pháp điều trị này t.iêu d.iệt tế bào gốc cũng như tế bào ung thư. Sau đó, bác sĩ sử dụng phương pháp cấy ghép để trả lại các tế bào khỏe mạnh cho cơ thể. Bác sĩ có thể cấy ghép tế bào của chính bạn hoặc họ có thể sử dụng tế bào của người hiến tặng.

Thuốc có thể được sử dụng để tăng cường hệ thống miễn dịch. Chúng cũng có thể được sử dụng để cung cấp các đồng vị phóng xạ liên kết với các tế bào ung thư.

TP.HCM có 1.937 t.rẻ e.m dưới 16 t.uổi mắc COVID-19 đang điều trị

Tính đến 19-8, TP.HCM hiện đang điều trị cho 1.937 t.rẻ e.m dưới 16 t.uổi mắc COVID-19, chiếm tỉ lệ hơn 5,8%.

Một bệnh nhân COVID-19 được chuyển vào Bệnh viện dã chiến quận 7 – Ảnh: ĐAN THUẦN

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tổng số bệnh nhân COVID-19 đang điều trị là 33.202 người, trong đó có 1.937 t.rẻ e.m dưới 16 t.uổi (5,8%), 2.302 bệnh nhân nặng đang thở máy (6,9%) và có 16 bệnh nhân phải can thiệp ECMO.

Trước đó, ngày 17-8, Sở Y tế TP.HCM đã ra công văn khẩn số 5722 về việc tiếp nhận, chăm sóc, đảm bảo an toàn trong điều trị đối với t.rẻ e.m dưới 16 t.uổi mắc COVID-19.

Sở Y tế TP.HCM cho biết, t.rẻ e.m dưới 16 t.uổi mắc COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ có thể được hướng dẫn cách ly tại nhà nếu đủ điều kiện theo quy định.

Nếu người bệnh không đủ điều kiện cách ly tại nhà thì sẽ liên hệ chuyển đến Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 4 (do Bệnh viện Nhi đồng thành phố phụ trách), Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 11 (do Bệnh viện Nhi đồng 2 phụ trách) hoặc Bệnh viện dã chiến Củ Chi (do Bệnh viện Nhi đồng 1 phụ trách).

Đối với t.rẻ e.m dưới 16 t.uổi mắc COVID-19 có diễn tiến nặng sẽ được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng thành phố hoặc Bệnh viện Nhi đồng 2 để tiếp tục điều trị chuyên sâu.

Trong ngày 18-8, TP.HCM có 2.291 bệnh nhân xuất viện, nâng tổng số xuất viện tính từ 1-1 lên 80.441 bệnh nhân. Đồng thời, thành phố cũng ghi nhận 255 trường hợp t.ử v.ong trong ngày. Tổng số F0 đang cách ly, điều trị tại nhà là 47.218 người, trong đó có 18.943 trường hợp F0 cách ly tại nhà ngay từ đầu và 28.275 trường hợp F0 sau xuất viện về tiếp tục cách ly, theo dõi tại nhà.

Trong giai đoạn từ 15-8 đến 15-9, TP.HCM triển khai xét nghiệm tầm soát để giải phóng vùng sạch và đ.ánh giá nguy cơ tại các vùng có tỉ lệ lây nhiễm cao. Hiện tại, TP vẫn còn 17 ổ dịch đang diễn tiến và đã 5 ngày qua không phát sinh ổ dịch mới.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *