Sữa là sản phẩm giúp người cao t.uổi bổ sung thêm dinh dưỡng và các chất thiết yếu. Tuy nhiên người cao t.uổi nên chọn sữa gì và uống vào thời điểm nào là tốt nhất thì không phải ai cũng biết.
Người cao t.uổi nên uống sữa gì?
Người già, người cao t.uổi thường dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa và có khả năng hấp thu kém, sức miễn dịch giảm. Do vậy, việc ăn uống và hấp thu các thực phẩm qua đường miệng có thể sẽ bị hạn chế và thức ăn hàng ngày không thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Người cao t.uổi có thể bổ sung các loại sữa để tăng cường dinh dưỡng. Sữa cung cấp các loại axit amin thiết yếu với tỷ lệ cân đối, cung cấp chất dinh dưỡng cũng như bổ sung canxi và các vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin D, A… Sữa giúp người cao t.uổi tăng cường thể chất và giảm nguy cơ loãng xương.
Vậy người cao t.uổi nên uống sữa gì? Trong các loại sữa, tốt nhất người cao t.uổi nên chọn sữa tươi. Bởi sữa tươi chứa nhiều vitamin và muối khoáng. Trong trường hợp người cao t.uổi không dùng được sữa tươi thì có thể thay thế bằng các loại sữa công thức.
Cần lưu ý gì khi chọn sữa cho người cao t.uổi? Việc lựa chọn sữa cho người cao t.uổi cần thận trọng. Bởi người cao t.uổi thường có nhiều bệnh lý nền như tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, suy thận…. Khi người cao t.uổi uống sữa rất có thể sẽ gặp các vấn đề như rối loạn tiêu hóa, dị ứng, uống nhiều canxi nhưng không uống đủ nước dẫn tới lắng đọng canxi…
Do vậy, người cao t.uổi cần rất chú ý trong quá trình chọn sữa và cần lưu ý các yếu tố sau:
– Chọn các loại sữa chất lượng và uy tín để sử dụng. Tránh sử dụng phải sản phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, hàng giả hàng nhái.
– Phù hợp với khẩu vị của người cao t.uổi.
– Với người bệnh có bệnh lý nền như tim mạch, đái tháo đường, suy thận, tăng huyết áp… phải có sự tư vấn của bác sĩ điều trị. Bởi mỗi loại bệnh sẽ có những loại sữa phù hợp trong quá trình bổ sung dinh dưỡng.
Những người cao t.uổi có bệnh lý nền cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng sữa.
Người cao t.uổi nên uống sữa khi nào?
Thời điểm tốt nhất để uống sữa với người cao t.uổi là vào các bữa phụ: sáng (9h), chiều (15h) và tối (21h).
Người cao t.uổi không nên uống sữa khi nào? Thời điểm không nên uống sữa với người cao t.uổi là vào bữa chính. Bởi không nên thay hoàn toàn chế độ ăn uống bữa chính bằng việc uống sữa. Nếu chỉ uống sữa, cơ thể sẽ thiếu năng lượng trầm trọng, do vậy chỉ sử dụng sữa như bữa phụ, thực phẩm bổ sung. Người cao t.uổi chỉ nên thay thế sữa cho bữa chính khi không thể ăn uống hay hấp thu được thông qua thực phẩm.
Ngoài ra, người cao t.uổi không nên uống sữa khi dùng thuốc. Bởi tất cả các loại thuốc đều có hướng dẫn cụ thể và người bệnh nên uống theo chỉ định của bác sĩ.
Những loại rau quả mùa đông tăng cường miễn dịch
Vào mùa đông, bổ sung những loại rau củ vào thực đơn hàng ngày không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn hỗ trợ chống lại cảm lạnh, khô da, lão hóa da và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Sự thay đổi thời tiết của mùa đông khiến mọi người thường dễ bị n.hiễm t.rùng và các bệnh khác. Các bệnh dễ gặp nhất do miễn dịch suy yếu trong mùa đông là cúm, cảm lạnh, tái phát các bệnh mạn tính… Vì vậy, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa và tăng cường dinh dưỡng bằng cách ăn các loại rau quả giúp nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Các loại rau quả chứa nhiều dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch trong mùa đông
Rau bina. Rau bina hay còn gọi là rau chân vịt, là loại rau bạn nên ăn thường xuyên vào mùa đông vì nó có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Rau bina chứa kẽm, magiê, vitamin A, B, C, E, K và sắt giúp củng cố xương và nâng cao mức độ huyết sắc tố.
Cà rốt. Cà rốt có đặc tính tăng cường miễn dịch giàu vitamin và beta-carotene. Đó là một lựa chọn thích hợp để cải thiện khả năng miễn dịch trong mùa đông. Cà rốt cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, bao gồm lutein và zeaxanthin, giúp hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa và chống lại các tổn thương gốc tự do. Bạn có thể ăn cà rốt sống hoặc nấu chín.
Súp lơ xanh. Súp lơ xanh được coi là một trong những loại rau có lợi nhất để tăng cường khả năng miễn dịch trong mùa đông. Nó chứa các chất dinh dưỡng như folate, vitamin K, C và chất xơ, giúp hỗ trợ khả năng miễn dịch và hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Ớt chuông. Ớt chuông là một loại rau phổ biến trên thị trường, có các loại màu xanh, vàng và đỏ. Ớt chuông rất giàu vitamin C, chất chống oxy hóa mạnh và có đặc tính chống viêm. Ăn ớt chuông rất ít calo, do đó nó cũng là một lựa chọn tốt để kiểm soát cân nặng.
Củ cải đường. Củ cải đường có hàm lượng sắt cao cùng với vitamin A, B6 và C. Loại rau này giúp giải độc gan và hỗ trợ hệ thống miễn dịch, đồng thời cũng rất ít calo giúp giảm cân hiệu quả. Chúng cũng là nguồn cung cấp chất xơ, folate, mangan, kali, sắt và các hợp chất có tác dụng chống viêm.
Bắp cải. Tất cả các loại bắp cải đều có lượng calo thấp nhưng giàu chất xơ hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa, cũng như vitamin C, vitamin K, mangan và chất chống oxy hóa như anthocyanin tăng cường miễn dịch.
Thì là. Thì là có tác dụng tăng cường sức khỏe tiêu hóa nhờ sự hiện diện của các hợp chất chống viêm, kháng khuẩn. Rễ thì là chứa một số hợp chất phenolic giúp ngăn ngừa bệnh tật.
Hành, tỏi. Hành, tỏi, hành tây, tỏi tây cùng với nhiều loại trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt được coi là thực phẩm prebiotic vì chúng chứa chất xơ và oligosacarit để nuôi và hỗ trợ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh. Khi đường ruột khỏe mạnh sẽ có tác động tích cực đến khả năng miễn dịch của cơ thể.
Cải xoăn. Cải xoăn là một trong những loại rau lá tốt nhất cho sức khỏe, bởi chúng chứa chất chống oxy hóa có đặc tính chống viêm. Ngoài ra, ăn cải xoăn có thể giúp giảm nguy cơ ung thư và giúp chống lại n.hiễm t.rùng.
Quả bơ. Trái bơ rất giàu chất béo lành mạnh, giúp giữ cholesterol trong cơ thể chúng ta ở phạm vi an toàn, giữ cho trái tim khỏe mạnh. Nếu bạn đang sống chung với bệnh tiểu đường, sự kết hợp của chất béo lành mạnh và hàm lượng chất xơ cao của bơ có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin và kiểm soát lượng đường trong m.áu.
Khoai lang. 100 gam khoai lang chứa 3 gam chất xơ và hàm lượng chất xơ này cao gấp 2, 3 lần so với các loại gạo hạt dài mà chúng ta thường ăn. Vì vậy, nếu thay thế 1/3 tới 1/2 khẩu phần gạo thành khoai lang, có thể làm tăng lượng chất xơ và giúp ngăn ngừa táo bón.
Lựu. Những anthocyanins trong quả lựu có các đặc tính giống như chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể chúng ta khỏi bị hư hại do các gốc tự do.
Khoai tây. Khoai tây không chỉ là nguồn cung cấp vitamin C và B6, mà còn rất giàu chất xơ. Chúng hỗ trợ tiêu hóa, giúp duy trì cân nặng và ngăn chặn sự tích tụ mỡ thừa.
Bí đỏ. Bí đỏ là một lựa chọn tuyệt vời với ít calo nhưng lại cung cấp hơn 200% nhu cầu vitamin A và 33% vitamin C mỗi ngày. Đồng thời, bí đỏ cũng giàu vitamin B6 và kali.
Su hào. Su hào chứa nhiều vitamin C và K, cũng như chất xơ và kali. Chúng có thể giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, duy trì huyết áp ổn định và hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Bạn có thể tận dụng su hào bằng cách nấu canh, hầm, hoặc nộm… Su hào cũng là một lựa chọn tuyệt vời cho những người muốn giữ ấm cơ thể trong mùa đông.