Viêm phổi do COVID-19 ở phụ nữ mang thai làm tăng nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển và t.ử v.ong chu sinh, hướng dẫn tạm thời xử trí và dự phòng COVID-19 ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh do Bộ Y tế vừa ban hành cho biết.
Tiêm ngừa COVID-19 cho phụ nữ mang thai tại Cần Thơ – Ảnh: THÁI LŨY
Theo hướng dẫn này, khả năng lây nhiễm COVID-19 qua bánh nhau trong quá trình mang thai là rất thấp. Kết quả xét nghiệm dịch mũi, họng, hầu lấy ngay sau sinh ở trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm COVID-19 đều âm tính. Đường lây truyền qua giọt b.ắn là đường lây truyền chính khi trẻ tiếp xúc với người chăm sóc nhiễm COVID-19.
Về ảnh hưởng của COVID-19 đối với phụ nữ mang thai và thai nhi, các dữ liệu cho thấy nguy cơ mắc bệnh thể nặng của phụ nữ mang thai cao hơn so với nhóm bệnh nhân nữ còn lại. Phụ nữ mang thai mắc COVID-19 phải điều trị tích cực, thở máy và sử dụng ECMO có nguy cơ t.ử v.ong cao hơn.
Cho đến nay, không có bằng chứng về mối liên quan giữa COVID-19 và dị tật bẩm sinh, nhưng viêm phổi do COVID-19 ở phụ nữ mang thai làm tăng nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển và t.ử v.ong chu sinh.
Tiêm vắc xin khi từ tuần 13 của thai kỳ và giai đoạn sau sinh
Bộ Y tế hướng dẫn để dự phòng COVID-19 cho phụ nữ mang thai, các cơ sở cung cấp dịch vụ sản khoa và chăm sóc trẻ sơ sinh được yêu cầu phân luồng, tổ chức sàng lọc từ nơi tiếp đón. Tùy tình hình có thể sàng lọc bằng test nhanh hoặc khai báo y tế; bố trí khu vực riêng cho ca nghi nhiễm.
Tại cơ sở cung cấp dịch vụ sản khoa, giữ khoảng cách tối thiểu 2m giữa các người bệnh. Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho phụ nữ mang thai từ tuần thứ 13 của thai kỳ trở lên hoặc giai đoạn sau sinh, kể cả khi đang nuôi con bằng sữa mẹ theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.
Phụ nữ mang thai ở khu vực phong tỏa giảm số lần thăm khám trực tiếp, giảm thời lượng mỗi lần thăm khám, tăng cường thăm khám từ xa. Trường hợp nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19 cần hạn chế can thiệp sản khoa, trừ trường hợp cấp cứu (nhau t.iền đạo/cài răng lược, ra m.áu nhiều, rau bong non, thai suy), hoặc bán cấp như vỡ ối, chuyển dạ hoặc khi mẹ có dấu hiệu trở nặng.
Mẹ nhiễm COVID-19 vẫn có thể cho con bú
Hướng dẫn này cho biết bà mẹ và người chăm sóc cần được tư vấn da kề da với trẻ và cho trẻ bú mẹ có lợi ích vượt trội hơn so với nguy cơ có thể của việc lây truyền COVID-19. Bà mẹ đeo khẩu trang y tế hoàn toàn, kể cả trong thời gian cho con bú; thay khẩu trang ngay khi thấy khẩu trang bị ẩm và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.
Bà mẹ nhiễm COVID-19 không triệu chứng, thể nhẹ và trung bình, cơ sở y tế thực hiện quy trình chăm sóc sơ sinh thiết yếu và chăm sóc thường quy như mọi t.rẻ e.m khác. Tùy tình hình, địa phương bố trí trẻ riêng phòng hoặc nằm cách mẹ 2m, nhân viên y tế hỗ trợ mẹ cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn.
Bà mẹ mức độ nặng hơn, nhân viên y tế có thể hỗ trợ mẹ vắt sữa cho trẻ hoặc sử dụng sữa từ ngân hàng sữa mẹ nếu mẹ không đủ sữa. Khi mẹ ổn định, trẻ cần được ở chung phòng với mẹ và được bú mẹ sớm.
Thiếu nữ 17 t.uổi qua đời vì ung thư cổ tử cung, bác sĩ chỉ mặt 1 hành động cực nguy hại mà chị em đừng nên làm khi còn quá trẻ
Đang hạnh phúc trong tình yêu, bỗng Xiaolin (17 t.uổi, Trung Quốc) nhận thấy bụng to ra, nghĩ mình mang thai nhưng đi khám thì cô phát hiện mắc ung thư cổ tử cung.
Không có t.iền cũng không dám về quê, cô mãi nằm lại nơi đất khách quê người ở t.uổi 17.
Xiaolin, cha mẹ ly hôn từ khi còn nhỏ, được bà ngoại nuôi dưỡng. Vì vậy, cô đã bỏ học sớm khi còn rất trẻ và lên thành phố làm việc từ năm 17 t.uổi. Trong một lần đi hội chợ, Xiaolin gặp Qiangzi, sau một thời gian “cò cưa” thì cuối cùng 2 người cũng trở thành một cặp.
Xiaolin thích Qiangzi chở cô đi lái xe mô tô khiến nhiều cô gái phải đổ dồn ánh mắt ghen tị. Sau đó, 2 người thuê một căn nhà ở thành phố, Xiaolin đắm chìm trong tình yêu với Qiangzi, Qiangzi luôn đưa Xiaolin đi mua đủ thứ đồ ngon và vui chơi khắp nơi.
Sau một thời gian, Xiaolin đột nhiên thấy bụng mình sưng lên và ngày càng to ra. Nghi ngờ rằng mình đang mang thai, vì vậy cô và Qiangzi đã cùng nhau vay một số t.iền, dự định đến bệnh viện để kiểm tra và phá thai.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, khi đến bệnh viện, bác sĩ thấy Xiaolin gầy yếu nhưng bụng lại to, không nghĩ là cô đang mang thai nên đã tiến hành kiểm tra hàng loạt. Kết quả cho thấy cô bị ung thư cổ tử cung. Vì thấy t.uổi đời của cô còn quá trẻ, bác sĩ yêu cầu Xiaolin gọi bố mẹ đến để thông báo tình hình, tình hình của cô không phải đang mang thai mà là… bệnh rất nặng.
Nghe nói vậy, Xiaolin chia sẻ rằng bố mẹ đã vứt bỏ cô từ lâu, bác sĩ cứ thông báo kết quả với cô. Bác sĩ nhìn Xiaolin và thở dài cho cô biết sự thật. Sau khi Xiaolin ra khỏi phòng khám, Qiangzi cũng biến mất, Xiaolin không muốn về nhà bà ngoại vì sợ bà ngoại lo lắng nên cô sống 1 mình ở căn phòng cho thuê.
Vì không có t.iền để điều trị bệnh nên tình trạng bệnh của cô tiếp tục xấu đi, ngay sau đó, Xiaolin mãi mãi ở t.uổi 17…
Bác sĩ phụ khoa Duan Xiaofang nhắc nhở: 3 điều con gái đừng nên làm để tránh ung thư cổ tử cung
1. Quan hệ t.ình d.ục sớm
Xã hội hiện đại đang dần hội nhập, nhiều chị em phụ nữ đã bắt đầu quan hệ t.ình d.ục từ khá sớm, đó dường như được coi là điều không quá xa lạ. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng nữ giới dưới 16 t.uổi có quan hệ t.ình d.ục thì khả năng mắc ung thư cổ tử cung sẽ tăng lên 30%.
Do cơ thể nữ giới lúc này chưa phát triển hoàn thiện, dễ bị tổn thương và suy giảm khả năng miễn dịch nên nhiều khả năng có thể gây viêm nhiễm hệ sinh sản, vi khuẩn, vi rút tấn công, bào mòn, làm tăng khả năng mắc bệnh cổ tử cung.
Trường hợp của Xiaolin là ví dụ rõ nhất.
2. Có nhiều bạn tình
Việc có nhiều bạn tình có thể gây tổn thương nội mạc tử cung, đồng thời cơ thể người cũng sản sinh ra các kháng thể khác nhau, làm tăng khả năng mắc ung thư cổ tử cung.
3. Nhiễm vi rút u nhú ở người
HPV là loại vi rút gây u nhú ở người, có hơn 100 loại, được chia thành loại nguy cơ thấp và loại nguy cơ cao. Yếu tố chính dẫn đến sự khởi phát của ung thư cổ tử cung là virus HPV-16 và 18, chúng thuộc nhóm nguy cơ cao, có thể dễ dàng lây nhiễm qua đường t.ình d.ục.
Nguồn và ảnh: Sohu, Womens Health