Triệu chứng ho, đau họng rất thường gặp trong điều kiện khí hậu rét đậm, rét hại. Trong trường hợp này, bạn có thể dùng mật ong giúp làm dịu cổ họng, giảm kích thích, dịu cơn ho và giảm bớt các triệu chứng liên quan.
Mật ong còn gọi là bách hoa tinh, bách hoa cao, phong đường, phong mật. Tên khoa học làApis mellifera L.
Mật ong đã được dùng làm thuốc ở nhiều quốc gia từ nhiều năm. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo sử dụng mật ong khi bị đau họng kèm theo ho.
Viện Y tế và Chăm sóc Sức khỏe (NICE) và Y tế Công cộng Anh (PHE) cũng khuyến nghị sử dụng mật ong khi bị ho, đau họng. Ở Ấn Độ, mật ong đã được dùng để chữa ho, viêm họng từ xa xưa.
Mật ong được sử dụng nhiều do có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm, chống vi khuẩn và chống nấm.
Một số cách sử dụng mật ong để giảm ho, đau họng
– Mật ong với nước ấm: Đây là phương pháp đơn giản nhất giúp giảm ho, đau họng. Bạn chỉ cần trộn hai thìa mật ong với một cốc nước ấm và uống.
Bạn có thể uống hỗn hợp này 3 đến 4 lần một ngày. Để có kết quả tốt nhất, hãy dùng mật ong nguyên chất, có nguồn gốc rõ ràng.
– Mật ong với gừng tươi :Hỗn hợp này có thể giúp cơ thể đối phó với ho, cảm lạnh hoặc dị ứng. Mật ong, gừng không chỉ giảm ho, đau họng mà còn điều trị tận gốc nguyên nhân gây tình trạng này.
Giã nát lượng gừng tươi vừa đủ và ép lấy nước. Trộn khoảng 1 thìa nước ép này với một thìa mật ong và sử dụng. Thực hiện phương thuốc này ít nhất 2 đến 3 lần một ngày để có kết quả tốt nhất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đun sôi gừng nạo với nước trong khoảng 5 phút. Lọc bã gừng rồi trộn 1 thìa mật ong với nước gừng và uống ngay.
Hỗn hợp mật ong, gừng giúp giảm ho, đau họng.
– Mật ong với đinh hương :Đinh hương có đặc tính chống vi khuẩn, khi kết hợp với mật ong tạo thành phương thuốc hiệu quả để giảm đau, kích thích tại họng.
Cách dùng đơn giản nhất là thêm một nhánh đinh hương vào một thìa mật ong và ngâm trong vài giờ hoặc qua đêm. Sau đó lấy đinh hương ra và nhấm nháp mật ong để giúp bạn giảm ho, đau họng nhanh chóng.
– Mật ong, chanh và nước nóng:Để thực hiện, bạn cần vắt nửa quả chanh vào cốc nước nóng và thêm 2 thìa mật ong vào rồi sử dụng 3-4 lần/ngày để sát khuẩn, làm ấm vùng họng, từ đó làm giảm triệu chứng ho, đau họng.
– Mật ong và quế:Quế có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Trong y học cổ truyền, quế là một phương thuốc truyền thống chữa cảm lạnh, cúm và viêm họng.
Bạn có thể sử dụng quế bằng cách thêm một chút quế vào một thìa mật ong và tiêu thụ hỗn hợp này 1-2 lần mỗi ngày. Hoặc pha trà bằng cách cho thìa bột quế vào nước sôi trong một phút rồi thêm một thìa mật ong, uống khi còn nóng.
Mật ong, quế có tác dụng giảm triệu chứng viêm họng.
2. Một số lưu ý khi dùng mật ong
– Lựa chọn mật ong: Nên chọn loại mật ong nguyên chất chưa qua xử lý nhiệt hoặc lọc để giữ được các enzym tự nhiên và đặc tính chữa bệnh. Chú ý, không chọn mật ong nếu ong hút mật ở những cây có hoa độc như phụ tử, hoa t.huốc l.á, hoa cà độc dược.
– Tránh cho trẻ dưới 12 tháng t.uổi dùng mật ong: Do nguy cơ ngộ độc.
– Lưu ý nhiệt độ nước: Không nên sử dụng mật ong với nước vừa đun sôi vì nhiệt độ cao có thể làm giảm các đặc tính có lợi của vị thuốc.
– Kiên trì sử dụng: Để có kết quả tốt nhất, hãy thường xuyên sử dụng các phương pháp hỗ trợ điều trị bằng mật ong cho đến khi các triệu chứng giảm bớt.
– Liều lượng: Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị hạn chế lượng đường bổ sung ở mức khoảng 30 gam mỗi ngày, vì vậy nên duy trì lượng mật ong hàng ngày không quá 6 thìa cà phê.
Ba cách trị viêm họng đơn giản, hiệu quả tại nhà
Bằng những những nguyên liệu sẵn có như: mật ong, chanh, lá hẹ và lá diếp cá giúp nhiều người bệnh có thể đẩy nhanh tốc độ phục hồi và hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển dai dẳng do bệnh viêm họng gây ra.
Thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển, gây bệnh viêm họng cấp, biểu hiện đặc trưng là đau họng, ho khan, viêm phế quản… Và theo Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, Hội Đông y Việt Nam chia sẻ các bài thuốc chữa viêm họng dưới đây, bạn có thể tự trị đau họng tại nhà để chấm dứt tình trạng khó chịu trong cổ họng mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh.
Hầu hết các cách điều trị viêm họng tại nhà đều sử dụng những loại thảo dược tự nhiên, an toàn, lành tính, không có các tác dụng phụ. Do đó, phù hợp với nhiều đối tượng kể cả t.rẻ e.m, người cao t.uổi, phụ nữ mang thai và cho con bú.
Pha chanh, mật ong với nước ấm
Hỗn hợp này uống khi vừa ngủ dậy giúp thanh lọc cơ thể, tốt cho tiêu hóa, chữa ho và viêm họng hiệu quả. Quả chanh rất giàu vitamin C, vị chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, chữa ho, lợi tiêu hóa. Vỏ quả chanh có vị đắng, the, mùi thơm, tính lạnh, tác dụng thông khí, tiêu đờm, trị ho có đờm.
Chỉ cần 1/2 quả chanh, 1 thìa mật ong và ít nước ấm, bạn đã có thể giảm bớt cơn ho dai dẳng. (Nguồn: Pinterest)
Mật ong vừa là món ăn vừa là vị thuốc, được ứng dụng nhiều trong đời sống và y dược. Mật ong vị ngọt, tính bình, không độc, có công năng giải độc, nhuận phế, điều hòa các dược liệu khác. Theo các tài liệu y học, mật ong được biết đến với công dụng bổ dưỡng tỳ vị, trị các chứng ho mạn tính, ho ra m.áu, thanh nhiệt độc, giải độc… Mật ong có tính kháng khuẩn và kháng viêm cao, có khả năng phòng chống nhiễm khuẩn đường hô hấp, trị ho, rát họng… Một số nghiên cứu chứng minh, hiệu quả của mật ong còn cao hơn nhiều loại thuốc ho thông thường.
Hỗn hợp chanh tươi – mật ong pha uống buổi sáng rất tốt cho sức khỏe, có tính kháng khuẩn rất tốt, thường dùng để điều trị đau họng, trị ho khi trời trở lạnh. Theo lương y Sáng, nên pha mật ong với nước ấm, bởi nước lạnh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa trong dạ dày. Không nên uống quá nhiều một lúc mà nhấp từng ngụm nhỏ.
Cách pha: Vắt lấy nước nửa quả chanh tươi, 1-2 thìa cà phê mật ong, pha với một cốc nước ấm. Bạn có thể rửa sạch chanh, ngâm với nước muối khoảng 30 phút, để khô sau đó thái lát mỏng, xếp vào lọ. Cứ một lớp chanh pha một lớp mật ong, thêm chút muối. Mỗi sáng múc 3-4 thìa ra cốc, pha với nước ấm để uống. Theo lương y Sáng, nên pha cả vỏ chanh để đạt hiệu quả tốt nhất. Và bạn nên quan sát kỹ để mua mật ong nguyên chất, dùng hàng giả sẽ gây tác dụng phụ.
Lá hẹ hấp mật ong
Lá hẹ gồm đạm, vitamin A, C, canxi, phốtpho và chất xơ, có vị cay, tính ấm tác dụng trợ thận, bổ dương, giải độc, tiêu đờm… Trong lá hẹ chứa các thành phần odorin có tác dụng như một chất kháng sinh chống tụ cầu và các chủng vi khuẩn.
Bạn có thể lấy một nhúm nhỏ lá hẹ tươi đem rửa sạch với nước, giã nát đắp lên vùng cổ bị viêm họng. Sau đó cuốn băng giữ chặt phần lá đắp khoảng 30 phút rồi tháo ra rửa sạch cổ bằng nước sạch. Hoặc hấp cách thủy hỗn hợp lá hẹ giã nhuyễn với hai thìa mật ong trong 15 phút. Chắt lấy nước cốt và uống khi còn ấm, bã lá hẹ dùng để ngậm sẽ làm dịu cơn đau, giảm đau rát cổ họng hiệu quả.
Lá diếp cá
Diếp cá vị cay, tính mát giúp thanh nhiệt, nhuận tràng, giải cảm, giải độc và làm lành các vết l.ở l.oét. Thành phần tinh dầu trong rau diếp cá có tác dụng sát trùng, kháng viêm và loại trừ các ổ vi khuẩn, virus trong cổ họng.
Người bị viêm họng, dùng lá diếp cá rửa sạch, để cho ráo nước rồi đem xay nhuyễn hoặc giã nhỏ và lọc lấy nước cốt. Sau đó, pha nước cốt với một ít nước ấm rồi uống từng ngụm. Áp dụng hai lần mỗi ngày, liên tục trong 4-5 ngày.
Ngoài uống trực tiếp, lá rau diếp cá còn có thể kết hợp với các loại thảo dược khác để hiệu quả tốt hơn trong điều trị viêm họng. Dùng khoảng 50 g lá diếp cá và 20 g lá cam thảo đất, đem rửa sạch rồi cho vào nồi sắc với nước để uống hàng ngày. Thực hiện đều đặn hai đến ba ngày./.