Theo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, những bệnh nhân có triệu chứng như đau đầu, đau mỏi vai gáy, có ăn tiết canh hiện sức khỏe ổn định và không có triệu chứng khác thường.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, nơi tiếp nhận hàng chục người nghi có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm sau bữa cỗ có món tiết canh dê.
Như Báo Sức khỏe và Đời sống đã đưa tin, vào đêm 5/5 và sáng 6/5, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình tiếp nhận gần 20 trường hợp (chủ yếu ở phường Hoàng Diệu, TP Thái Bình) đến khám. Trong đó, một số trường hợp có triệu chứng sốt, rối loạn tiêu hóa, đau bụng. Đáng chú ý, những người này đều ăn món tiết canh dê tại bữa cỗ và đã có một người t.ử v.ong.
Ngay sau khi nhận được thông tin về các trường hợp nghi bị ngộ độc thực phẩm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thái Bình cùng các đơn vị liên quan đã khẩn trương vào cuộc điều tra, xác minh vụ việc.
Theo báo cáo ban đầu vụ việc từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thái Bình, trưa ngày 1/5 tại gia đình bà Đ.T.H. (trú tại tổ 5, phường Hoàng Diệu, TP Thái Bình) có tổ chức bữa ăn nhân dịp gia đình chuẩn bị làm đám cưới cho con, thành phần tham dự chủ yếu là người thân.
Bữa ăn trưa 1/5 với khoảng 20 mâm, thực đơn gồm các món thịt gà rang, tôm kho, canh dưa cà, tiết canh dê. Đáng chú ý, dê được g.iết mổ ở Ninh Bình, sau đó vận chuyển tiết, thịt về Thái Bình. Riêng nhân làm tiết canh dê gồm có tai, gan, cuống họng lợn đã luộc chín.
Đến chiều 1/5 và sáng 2/5, gia đình tiếp tục tổ chức bữa cỗ; thực đơn gồm gà luộc, tôm chao, chân giò hầm, mèo xào, ba ba nấu chuối. Tuy nhiên, vào ngày 4/5, ông P.T.T., một trong những người tham gia ăn các bữa cỗ trên (có ăn tiết canh dê) xuất hiện triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau tức 2 bên sườn. Sau đó, ông P. đã đến khám và nhập viện điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.
Vào khoảng 20h cùng ngày, ông T. bất ngờ bị diễn biến nặng nên đã được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình lên Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) và đến ngày 5/5, bệnh nhân này t.ử v.ong. Theo bác sĩ, ông T. được chẩn đoán lúc ra viện bị nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi nặng, biến chứng sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, ngừng tuần hoàn, gout.
Sau khi nhận được thông tin về ông P.T.T., t.ử v.ong, trong đêm 5/5 và sáng hôm qua (6/5) nhiều người cùng ăn bữa cơm (ngày 1-2/5) ở đám cưới đã đến khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.
Sức khỏe các bệnh nhân hiện ổn định, không có triệu trứng khác thường.
Cụ thể, 8 người khai có các triệu chứng như sốt, rối loạn tiêu hóa, đau bụng. Những người này có nguyện vọng xin chuyển lên tuyến trên điều trị (6 người đã được xuất viện về nhà); 10 người có triệu chứng nhẹ như đau đầu, đau mỏi vai gáy, có ăn tiết canh nhập viện và theo dõi tại khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Đến trưa hôm qua, sức khỏe của 10 người ổn định, không có triệu chứng khác thường.
Đại diện khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, cho biết các bệnh nhân vào khoa trong tình trạng sức khỏe ổn định và đều ăn tiết canh. Các trường hợp này đã lấy mẫu xét nghiệm công thức m.áu, sinh hóa m.áu, đang chờ kết quả nuôi cấy m.áu và được theo dõi, điều trị tại bệnh viện.
Hiện, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế TP Thái Bình và một số đơn vị liên quan phối hợp, tiếp tục điều tra, xác minh cụ thể thông tin vụ việc nghi ngộ độc thực phẩm.
Thành phố Hồ Chí Minh được phân bổ 13.000 liều vaccine 5 trong 1
Ngày 22/4, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC), Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia (Bộ Y tế) vừa phân bổ cho Thành phố 13.000 liều vaccine 5 trong 1.
Đây là loại vaccine liên tục rơi vào tình trạng khan hiếm trong thời gian qua.
Tiêm vaccine 5 trong 1 cho trẻ. Ảnh: Đan Phương/Báo Tin tức
Ngày 19/4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố đã hoàn tất việc tiếp nhận số vaccine này và ngay lập tức phân bổ về cho 22 tung tâm y tế quận huyện, thành phố Thủ Đức. Hiện, các trạm y tế xã/phường/thị trấn lên kế hoạch tiêm chủng cho trẻ trong độ t.uổi quy định.
Vaccine 5 trong 1 là vaccine phối hợp dự phòng 5 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib. Đây đều là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. T.rẻ e.m, đặc biệt là trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh này. Bệnh gây ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển, thậm chí là t.ử v.ong.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, vaccine 5 trong 1 cần được tiêm phòng 3 liều cơ bản cho t.rẻ e.m đủ 2 tháng t.uổi, 3 tháng t.uổi và 4 tháng t.uổi. Nếu bỏ qua các thời điểm trên, trẻ nên được đưa đến điểm tiêm phòng càng sớm càng tốt.
Trước đó, từ tháng 5/2022, Thành phố Hồ Chí Minh cũng như nhiều địa phương trên cả nước rơi vào tình trạng bị gián đoạn một số loại vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Sau thời gian gián đoạn cung ứng vaccine cũng như ảnh hưởng sau COVID-19, từ đầu năm 2024, Hệ thống Giám sát bệnh truyền nhiễm đã ghi nhận nhiều trường hợp t.rẻ e.m mắc các bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa được bằng vaccine như ho gà, sởi trên toàn quốc. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận 9 trường hợp mắc ho gà trong tháng 3/2024. Do đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố khuyến cáo, tiêm chủng là biện pháp tốt nhất để tạo lá chắn miễn dịch giúp phòng bệnh cho trẻ. Phụ huynh cần theo dõi lịch tiêm và đưa trẻ đi tiêm đúng lịch, đủ mũi.
Hiện nay, vaccine 5 trong 1 và nhiều vaccine phòng bệnh khác thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia được cung cấp miễn phí cho t.rẻ e.m trong độ t.uổi tiêm chủng tại tất cả trạm y tế xã/phường/thị trấn trên toàn Thành phố Hồ Chí Minh. Phụ huynh nên đưa trẻ đến trạm y tế gần nhất để được khám và tư vấn tiêm chủng, đảm bảo quyền lợi của trẻ.