Bạn đã bao giờ nghĩ về điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta tái sử dụng dầu nhiều lần và nó ảnh hưởng thế nào đến cơ thể?
Theo các nghiên cứu, việc hâm nóng lại dầu ăn dẫn đến giải phóng chất độc hại và cũng làm tăng các gốc tự do trong cơ thể gây viêm nhiễm và bệnh mãn tính khác nhau.
Hướng dẫn của FSSAI ( Cơ quan Tiêu chuẩn và An toàn Thực phẩm của Ấn Độ), nên tránh đun lại dầu ăn và trong trường hợp bạn phải tái sử dụng dầu, tối đa là ba lần được phép để tránh hình thành chất béo chuyển hóa. Tốt nhất hãy tránh sử dụng dầu thừa, đặc biệt dầu thực vật đã phát triển các hợp chất phân cực hơn 25% sẽ không được sử dụng.
Dẫn lời Tiến sĩ Soumyadeep Mukhopadhyay, Phụ trách Phòng thí nghiệm, Dịch vụ Kiểm tra Thực phẩm MitraSK: “Số lần chúng ta có thể tái sử dụng dầu một cách an toàn phụ thuộc vào loại thực phẩm được chiên trong đó, loại dầu, nhiệt độ nó được làm nóng và trong thời gian bao lâu”.
Ông Mukhopadhyay cũng giải thích tác hại của việc tiêu thụ thực phẩm nấu bằng dầu tái sử dụng.
Tái dùng dầu ăn sẽ thải ra các chất độc hại
Dầu được đun nóng đến nhiệt độ cao sẽ giải phóng khói độc. Khói tỏa ra ngay cả trước khi đạt đến điểm khói nhưng sẽ tăng đột ngột khi nhiệt độ vượt quá điểm khói.
Mỗi lần dầu được làm nóng, các phân tử chất béo của nó sẽ bị p.hân h.ủy một chút. Điều này khiến nó đạt đến điểm khói và tỏa ra mùi hôi, nhanh chóng hơn mỗi khi sử dụng. Khi điều này xảy ra, các chất có hại cho sức khỏe sẽ được thải ra ngoài không khí và vào thức ăn đang được nấu chín.
Lượng chất béo chuyển hóa tăng lên khi sử dụng lại dầu ăn, điều này khiến thức ăn của chúng ta không lành mạnh.
Làm tăng mức cholesterol
Ở nhiệt độ cao, một số chất béo trong dầu biến đổi thành chất béo chuyển hóa. Chất béo chuyển hóa là chất béo có hại, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Khi dầu được tái sử dụng, lượng chất béo chuyển hóa thậm chí còn cao hơn.
Làm tăng huyết áp
Độ ẩm trong thực phẩm, oxy trong khí quyển, nhiệt độ cao tạo ra các phản ứng như thủy phân, oxy hóa và phản ứng trùng hợp. Những phản ứng thay đổi các thành phần hóa học của dầu chiên được sử dụng, giải phóng axit béo tự do, và các gốc tự sản xuất monoglycerides, diglycerides và triglycerides. Chúng được xếp vào nhóm các hợp chất phân cực. Độc tính của các hợp chất này hình thành sau khi chiên nhiều lần có thể gây lắng đọng lipid, ứng kích oxy hóa, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch,….
Giờ đây, chúng ta đã biết việc tái sử dụng dầu ăn có hại như thế nào. Tốt nhất bạn nên ước tính đúng lượng dầu cần thiết để chiên, nấu nhằm đảm bảo an toàn và tránh xa bệnh tật.
Trẻ bị nóng trong người ăn gì cho mát?
Trẻ bị nóng trong người ăn gì cho mát? M.áu nóng, nóng gan hay nóng trong người, trẻ bị nóng trong mẩn ngứa, nổi mụn…là tình trạng của rất nhiều người gặp phải, đặc biệt là vào những ngày hè oi nóng. Vậy bé bị nóng trong người thì ăn gì cho mát?
Bé bị nóng trong người nổi mụn là hiện tượng rất hay thường gặp, hiện tượng này không chỉ xuất hiện ở t.rẻ e.m mà còn xuất hiện ở người lớn. Nguyên nhân là do chức năng thanh lọc gan và thận của bé vẫn chưa hoàn thiện nên không thể đào thải được các chất độc hại, lâu ngày bị tích tụ trong cơ thể gây nên tình trạng bị nóng trong.
Trẻ bị nóng trong thường nổi mụn, mẩn ngứa. (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, chế độ ăn uống không hợp lý, bé được cho ăn quá nhiều chất thịt và đạm hoặc cũng có thể do uống quá ít nước cũng là nguyên nhân khiến cho bé bị nóng trong.
Trẻ bị nóng trong người ăn gì cho mát?
Ăn rau xanh giúp hỗ trợ mát gan, giải độc
– Bông cải xanh (Súp lơ)
Bông cải xanh (hay còn gọi là súp lơ) được xứng danh là loại rau giúp làm “hạ nhiệt” cho gan. Bông cải xanh hỗ trợ làm tăng hàm lượng glucosinolate trong cơ thể, kích thích enzym giải độc, đào thải độc tố, hỗ trợ hạ nhiệt cho gan. Ngoài ra, bông cải xanh còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác tốt cho sức khỏe của các bé.
– Rau ngót
Rau ngót vốn là loại rau xanh có vị ngọt, tính hàn, chứa nhiều chất xơ. Mẹ có thể chế biến rau ngót thành món canh rau ngót nấu tôm, rau ngót thịt bằm…để giúp trẻ ăn ngon miệng, giảm tình trạng bị nóng gan hiệu quả.
Trẻ bị nóng trong nên ăn rau xanh để giải nhiệt. (Ảnh minh họa)
– Rau má
Đây là thực phẩm có tính giải độc và hỗ trợ làm mát gan. Trong thành phần của rau má có chứa nhiều loại khoáng chất và vitamin giúp tăng cường hỗ trợ đào thải độc tố cho gan. Phụ huynh có thể sử dụng rau má bằng cách làm món rau xanh cho trẻ hoặc xay để vắt lấy nước cho trẻ uống hàng ngày.
– Rau cải bắp
Vốn là loại rau khá phổ biến và quen thuộc, rau cải bắp có chứa lượng enzyme dồi dào nên được xem là thực phẩm “thần dược” với bệnh nóng gan và hỗ trợ thanh nhiệt. Rau cải bắp sẽ giúp trẻ thanh nhiệt, giải độc, đào thải độc tố, đẩy lùi các chất béo để bảo vệ gan.
– Rau dền
Không chỉ mang vị ngọt, tính hàn, rau dền còn có công dụng làm thanh nhiệt, mát gan. Thành phần hoạt chất acid béo không no và steroid có trong rau dền còn giúp hỗ trợ tăng cường khả năng chất phóng xạ, đào thải độc tố, đẩy lùi bệnh nóng gan ở trẻ.
– Rau mồng tơi
Mồng tơi nằm trong danh sách thực phẩm giúp bé nhuận tràng. Với tính hàn, công dụng tán nhiệt, loại rau này đã góp mặt vào danh sách mà trẻ bị nóng trong người nên ăn.
Đặc biệt, thành phần pectin trong rau mồng tơi còn có một số công dụng để giúp điều trị bệnh gan. Vì thế, nếu bé bị nóng trong nổi mụn, mẹ hãy thêm loại rau này vào thực đơn của bé để giúp bé nhuận tràng, mát gan.
Nước ép rau má giúp trẻ giải độc, mát gan. (Ảnh minh họa)
Trái cây
Trái cây có chứa rất nhiều vitamin nên khi trẻ bị nóng trong mẩn ngứa hay nổi mụn, mẹ nên chú ý bổ sung vào thực đơn hàng ngày cho trẻ để giúp bảo vệ gan. Với trái cây, mẹ nên dùng ở dạng xay sinh tố hoặc ăn trực tiếp/ ép lấy nước để bé dùng.
– Qủa bưởi, cam quýt
Bưởi, cam, quýt là những loại trái cây rất tốt cho sức khỏe bởi nó không chỉ có khả năng làm giảm cholesterol ở người lớn mà những hợp chất của cam, quýt, bưởi còn có tác dụng kích thích sự hoạt động của các enzyme, hỗ trợ tăng cường chức năng giải độc gan. Mẹ có thể cho bé ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước cho trẻ uống để giúp làm giải độc, mát gan.
– Quả bơ
Bơ không chỉ đơn giản là món ăn rất giàu dưỡng chất mà còn có chứa rất nhiều loại khoáng chất, vitamin giúp giải độc, thanh nhiệt và trị bệnh nóng cho gan. Mẹ có thể dùng bơ để xay thành sinh tố cùng sữa tươi hoặc sữa đặc. Đây là món ăn khoái khẩu dành cho rất nhiều bạn nhỏ.
– Quả dưa hấu
Thành phần vitamin, khoáng chất đồng, beta carotene của dưa hấu mang đến công dụng thanh nhiệt, bảo vệ, giải độc gan. Vì thế, dưa hấu là món trái cây được sử dụng vào mùa hè để giúp giải nhiệt cho cơ thể. Tuy nhiên, mẹ nên chọn dưa hấu tại những nơi bán đáng tin cậy để cho trẻ nhỏ ăn.
Bé bị nóng trong nên ăn các loại quả có tính thanh nhiệt. (Ảnh minh họa)
– Quả táo
Trong quả táo có chứa hàm lượng thành phần pectin lớn, có công dụng giải độc gan, rất tốt. Mẹ có thể dùng 2 quả táo để ép lấy nước mỗi ngày để đào thải và t.iêu d.iệt các loại độc tố ra ngoài.
Trẻ bị nóng trong không nên ăn gì?
– Nên hạn chế những món giàu đạm nếu thấy trẻ đang bị nóng trong người.
– Không cho trẻ ăn những loại thức ăn quá cay, nóng, có nhiều tiêu và ớt.
– Chú ý điều chỉnh lượng muối mỗi khi nêm vào trong thức ăn cho t.rẻ e.m, không nên cho trẻ ăn quá mặn về sẽ khiến trẻ nhanh khát nước, không tốt cho thận.
– Hạn chế cho trẻ ăn bánh ngọt, kem lạnh, nước ngọt có gas…nếu muốn nhanh chóng giải nhiệt hiệu quả cho bé.
Trẻ bị nóng trong uống thuốc gì?
Việc dùng thuốc cho trẻ bị nóng trong cần phải có hướng dẫn và tham khảo, chỉ định của bác sĩ. Phụ huynh không nên tự ý và tùy tiện sử dụng thuốc nóng trong cho trẻ. Bất kỳ loại thuốc nào được dùng mà không có sự chỉ định của các bác sĩ đều có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ.