Cá rô phi được bán nhiều ở Việt Nam nhưng đây là loài cá nước ngọt ăn tạp có thể chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng.
Tôi rất thích ăn cá rô phi. Tuy nhiên, nhiều người nói đây là loại cá bẩn nhất. Xin chuyên gia tư vấn ăn cá rô phi nhiều có ảnh hưởng tới sức khỏe không? (Nguyễn Thị Phương – Hà Đông, Hà Nội)
Phó giáo sư Nguyễn Duy Thịnh – nguyên giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa (Hà Nội) tư vấn:
Cá rô phi là thủy sản nước ngọt phổ biến, được nuôi rất nhiều, sinh sản nhanh, tăng trưởng tốt. Đây là loài cá có thể sống ở mọi điều kiện môi trường như ao hồ, cống rãnh thậm chí nước sông đen ngòm. Tại Hà Nội, có nhiều kiểm nghiệm cá rô phi ở khu vực sông Nhuệ nhiễm chì.
Nếu sống ở vùng nước bẩn, cá dễ nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn. Các vi khuẩn có thể c.hết khi cá được nấu chín kỹ. Đáng lo ngại nhất, cá rô phi có thể nhiễm kim loại nặng như asen, sắt, chì, tồn dư hóa chất từ môi trường sống là mối đe dọa tới sức khỏe của cộng đồng.
Bạn có thể chọn các loại cá khác như cá trắm, cá chép thay thế cá rô phi. Ngoài nguy cơ bẩn, cá rô phi cũng có giá trị dinh dưỡng ít hơn, nhất là các chất axit béo như omega-3. Ưu điểm của cá rô phi là phi lê dễ, thịt dày, ít xương dăm.
Khi mua cá rô phi nên biết rõ nguồn gốc, chỉ nên mua cá bán trong siêu thị, cửa hàng thực phẩm an toàn, uy tín ngoài chợ, không ăn cá bắt ở các sông, suối bẩn. Bạn tuyệt đối không được ăn sống, tái cá.
Khi chế biến cá nên bỏ hết vây, đầu, đuôi, vẩy, ruột. Cần cạo sạch màng đen ở bụng cá vì đó là nơi tích nhiều vi khuẩn nhất. Bạn không nên ăn cá rô phi quá nhiều, có thể kết hợp luân phiên với các loại cá khác.
Ngoài ra, người dân tuyệt đối không ăn sống các loại cá ở tầng đáy như cá trê.
Vì sao cá nước ngọt không thể sống ở biển?
Tất cả chúng ta đều biết có cá nước ngọt và cá biển. Vậy bạn có biết tại sao cá nước ngọt không thể sống ở biển dù chúng đều biết bơi như nhau?
Cá nước ngọt là gì?
Có hơn 8.600 loài cá nước ngọt được biết đến trên thế giới, bao gồm hơn 30 phân loại khác nhau. Thực tế, bất kỳ loài cá nào có thể sống trong nước có độ mặn 0.003% đều có thể được gọi là cá nước ngọt, nhưng phần lớn trong số chúng là những loài cá sẽ không bao giờ rời khỏi nước ngọt trong suốt vòng đời của mình. Chúng chủ yếu ăn thực vật và thức ăn hỗn hợp, hiếm khi ăn thịt. Chỉ cần có nước ngọt, dù là ở nơi lạnh giá như Nam Cực hay suối nước nóng ấm áp, bạn cũng có thể tìm thấy cá nước ngọt.
Cá nước ngọt là loài cá có thể sống trong nước có độ mặn 0.003%. Ảnh minh họa: Internet
Cũng có một số ít loài cá chỉ sống ở nước ngọt trong một giai đoạn nhất định trong đời. Chúng thường là loài cá di cư, vào mùa xuân sẽ bơi ngược dòng lên thượng nguồn để sống. Khi nhiệt độ giảm dần, chúng sẽ theo dòng sông trở lại biển để sống qua mùa đông.
Tại sao cá nước ngọt không thể sống ở biển?
Như chúng ta đã biết, nước biển có hàm lượng muối rất cao, nhưng cá biển có thể sống an toàn ở đó. Điều này là do chúng có các tế bào tiết clorua, lọc muối trong nước hiệu quả, giúp cân bằng nước và muối trong cơ thể cá. Trong khi đó, cá nước ngọt thì hấp thụ chất clorua qua mang.
Cá nước ngọt không thể sống ở biển vì cơ thể chúng không có cấu tạo để lọc muối. Thả ra biển, chúng nhanh chóng mất nước dẫn đến m.ất m.ạng. Ảnh minh họa: Internet
Ngoài ra, bề mặt da, khoang miệng và niêm mạc bụng cá biển là một loại màng bán thấm, khác với cá nước ngọt. Loại màng này có thể chặn nước biển hiệu quả hơn. Để duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu bên trong và bên ngoài cơ thể, cá biển sẽ liên tục nuốt nước biển, sau đó giữ lại nước biển trong miệng thông qua màng, rồi lọc qua mang và hấp thụ nước đã khử muối, loại bỏ muối ra khỏi miệng.
Nhưng đối với cá nước ngọt thì điều này lại khó khăn. Chúng ta đều biết vết thương đau khi chạm vào muối do chênh lệch thẩm thấu, trường hợp cá nước ngọt thả xuống biển cũng tương tự. Nước sẽ liên tục xâm nhập vào tế bào do sự chênh lệch thẩm thấu. Nồng độ nước biển cao hơn nước trong cơ thể cá nước ngọt, áp suất thẩm thấu sẽ đẩy nước ra bên ngoài liên tục, gây ra tình trạng mất nước của tế bào, khiến cá không thể tồn tại.