Viêm gan B có lây không?

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan B gây ra. Virus viêm gan B có thể gây tổn thương gan, hủy hoại tế bào gan và là căn nguyên hàng đầu gây ung thư gan ở nước ta.

Vậy bệnh viêm gan B có lây không, ăn uống chung bát đũa với người viêm gan B có mắc bệnh?

Viêm gan B ảnh hưởng như nào đến gan?

Virus viêm gan B là virus có thể gây ra tổn thương gan, hủy hoại tế bào gan…Nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời, viêm gan B có thể gây ra biến chứng xơ gan và ung thư gan.

Các triệu trứng của bệnh viêm gan B

Phần lớn, người mắc viêm gan B luôn cảm thấy khỏe mạnh và không có bất kỳ dấu hiệu gì cảnh báo khiến người bệnh chủ quan và bỏ qua, đặc biệt với những trường hợp viêm gan B cấp tính. Trường hợp hệ thống miễn dịch của người mắc viêm gan B phản ứng với virus viêm gan B thì người bệnh có thể cảm thấy không khỏe, ốm yếu, mệt mỏi, đôi khi có sốt, đi tiểu nước vàng, đau khớp, đau dạ dày, vàng da, vàng mắt hoặc chán ăn, sợ mỡ.

Ngoài ra, có thể có một số biểu hiện khác của viêm gan B mạn tính như:

– Mệt mỏi kéo dài, xanh xao

– Chán ăn, ăn không ngon miệng

– Buồn nôn hoặc nôn

– Vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng sậm

– Đau nhức xương khớp

– Đau hạ sườn phải

– Rối loạn tiêu hóa, đi cầu phân đen

– Chướng bụng, phù chân

– Xuất huyết dưới da

– Nghiêm trọng có thể hôn mê do bệnh não gan

Viêm gan B có bị lây không?

Viêm gan B không lây qua ăn uống, không lây khi dùng chung bát đũa, không lây qua ôm hôn hoặc qua muỗi đốt, hắt hơi…

Tuy nhiên, virus viêm gan B có thể lây qua tiếp xúc m.áu trực tiếp, quan hệ t.ình d.ục không được bảo vệ và mẹ truyền sang con. Cụ thể:

– Mẹ truyền viêm gan B cho con khi sinh nở hoặc trong quá trình mang thai

– Không sử dụng b.ao c.ao s.u khi quan hệ t.ình d.ục với người bị viêm gan B

– Dùng chung dụng cụ khi tiêm chích m.a t.úy

– Dùng chung bàn chải đ.ánh răng, dao cạo râu, nhíp, dụng cụ cắt móng tay, móng chân (bấm móng tay..) với người bị viêm gan B

– Xăm mày, xăm môi, xăm cơ thể, xỏ lỗ tai….

– Quan hệ bằng miệng khi có vết thương, vết loét, viêm, nhiệt miệng

– Có t.iền sử truyền m.áu và các chế phẩm của m.áu

– Tiếp xúc với m.áu của người nhiễm vi rút viêm gan B qua vết thương hở

– Thủ thuật y tế: làm răng, nạo hút thai, cắt b.ao q.uy đ.ầu, nội soi đường tiêu hóa….

Cách phòng tránh để không bị viêm gan B

– Tiêm phòng vắc xin viêm gan B: là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất và an toàn.

– Mọi em bé sinh ra đều cần được tiêm phòng vắc xin viêm gan B mũi đầu tiên trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, sau đó tiêm các mũi còn lại theo chương trình tiêm chủng quốc gia.

Bệnh nhân mắc viêm gan B nặng đang được các BS đặt ống Nội khí quản

Mắc viêm gan B cần làm gì?

Nếu bạn mới bị nhiễm vi rút viêm gan B dưới 6 tháng, được gọi là viêm gan B cấp. Nếu bạn nhiễm vi rút viêm gan B trên 6 tháng, được gọi là viêm gan B mạn.

Nếu bạn là người lớn 16 t.uổi có hệ miễn dịch khỏe mạnh, khi bị viêm gan B cấp thì 95% cơ thể bạn có thể tự đào thải vi rút, sạch HBsAg ( có thể coi như là khỏi bệnh) và không bị viêm gan B mạn. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh khi bị viêm gan B cấp, do hệ miễn dịch chưa trưởng thành nên chỉ có 5-10% có khả năng đào thải vi rút và sạch HBsAg. Hơn 90% trẻ sơ sinh sau khi nhiễm viêm gan B sẽ tiến triển thành viêm gan B mạn.

Trường hợp bạn mắc viêm gan B lâu hơn 6 tháng và trở thành viêm gan B mạn thì bạn cần quan tâm theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Bởi vì 30% người mắc viêm gan B mạn sẽ tiến triển thành xơ gan; 5-10% sẽ tiến triển thành ung thư gan. Thông thường, người mắc viêm gan B mạn thường thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng. Do đó người bệnh thường chủ quan và bệnh sẽ tiến triển nặng lên mà không hề hay biết.

Chính vì vậy, người mắc viêm gan B cần tuân thủ lịch khám định kỳ theo hẹn của bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm hoặc gan mật. Điều này là vô cùng quan trọng, giúp cho người bệnh trao đổi với bác sĩ về tình trạng bệnh của mình, cũng như phát hiện kịp thời giai đoạn bệnh để điều trị, ngăn ngừa các biến chứng suy gan, xơ gan, ung thư gan. Nếu là phụ nữ đang mang thai hoặc đang có kế hoạch sinh em bé mà có xét nghiệm HBsAg dương tính, người bệnh cần đến chuyên khoa truyền nhiễm để được khám và tư vấn về các dự phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con.

Hiện tại, thuốc điều trị đặc hiệu viêm gan B là các thuốc kháng virus giúp ức chế virus viêm gan B.

10 lời khuyên giúp hồi phục nhanh khi mắc cúm A

Cúm A là một bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp rất dễ lây lan do virus cúm gây ra. Mặc dù nhẹ nhưng cũng khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược…

Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn nhanh chóng phục hồi cơ thể khi mắc cúm A.

1. Nghỉ ngơi ở nhà khi mắc cúm A

Khi mắc cúm A, cơ thể cần thời gian và năng lượng để chống lại virus cúm. Do đó, bạn cần nghỉ ngơi để giúp cơ thể phục hồi. Theo đó, hãy nghỉ làm hoặc nghỉ học ở nhà và tạm dừng làm các việc vặt cho đến khi bạn bắt đầu cảm thấy tốt hơn.

Ngoài việc giúp cơ thể phục hồi, việc ở nhà còn ngăn ngừa lây lan bệnh cúm sang những người khác trong cộng đồng hoặc nơi làm việc. Bệnh cúm A có thể nguy hiểm đối với người lớn t.uổi và trẻ nhỏ. Vì vậy điều quan trọng là bạn phải tránh tiếp xúc với người khác khi đang lây nhiễm và thường xuyên khử trùng các bề mặt cũng như vật dụng cá nhân.

Mắc cúm A khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược…

2. Cung cấp đủ nước cho cơ thể khi mắc cúm A

Một triệu chứng của bệnh cúm A là sốt cao, có thể dẫn đến mất nước. Bạn cũng có thể bị nôn hoặc tiêu chảy khi mắc cúm A, khiến cho cơ thể mất nước nhiều hơn.

Lúc này cơ thể cần chất lỏng để thay thế lượng chất lỏng đã mất và thậm chí cần nhiều hơn để chống lại n.hiễm t.rùng.

Ngoài nước lọc, bạn có thể uống trà thảo dược hoặc trà với mật ong. Những thức uống này có thể giúp làm dịu các triệu chứng và cung cấp nước cho cơ thể.

Trong thời gian này, bạn nên tránh các uống rượu và caffeine…. Các thức uống này có thể gây mất nước.

3. Ngủ càng nhiều càng tốt

Giấc ngủ là liều thuốc tốt nhất cho cơ thể khi chống lại bệnh cúm. Hãy đi ngủ sớm hơn thường lệ và có thể cho phép mình ‘ngủ nướng’ trong thời gian này. Bạn cũng có thể ngủ trưa trong ngày để cơ thể có thêm thời gian phục hồi.

Nghỉ ngơi và ngủ cũng làm giảm nguy cơ biến chứng cúm nghiêm trọng, như viêm phổi.

Khi bị cúm bạn có thể khó ngủ khi bị nghẹt mũi và ho. Hãy thử những lời khuyên sau dưới đây giúp bạn dễ thở và ngủ ngon hơn:

Sử dụng thêm một chiếc gối để nâng cao đầu và giảm bớt áp lực xoang.

Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc máy hóa hơi trong phòng ngủ.

Tắm nước ấm trước khi đi ngủ…

4. Ăn thực phẩm lành mạnh

Khi mắc cúm A, cơ thể cần nhiều dinh dưỡng tốt hơn để nhanh hồi phục. Trái cây và rau quả tươi cung cấp các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa quan trọng, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch khi phải chống lại virus.

Mặc dù cúm A có thể gây chán ăn, nhưng bạn cần chịu khó ăn uống đầy đủ, đều đặn để duy trì sức lực.

Nên tăng cường các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

5. Bổ sung độ ẩm cho không khí

Không khí khô có thể làm cho các triệu chứng cúm A trở nên tồi tệ hơn. Dùng máy hóa hơi hoặc máy tạo độ ẩm… bổ sung độ ẩm cho không khí, có thể giúp làm giảm tắc nghẽn.

6. Dùng thuốc OTC (không kê đơn)

Các thuốc trị cảm cúm không kê đơn (người bệnh có thể tự mua) có rất sẵn tại các nhà thuốc. Một số loại thuốc được sử dụng để giải quyết các triệu chứng cụ thể như sốt, nghẹt mũi, ho… Tuy nhiên, một số loại thuốc kết hợp nhiều thành phần có thể giúp điều trị nhiều triệu chứng cúm cùng một lúc.

Ví dụ về những loại thuốc này:

Thuốc giảm đau giúp hạ sốt, giảm đau đầu và đau nhức cơ thể như ibuprofen (advil, motrin) và acetaminophen (tylenol).

Thuốc thông mũi, như pseudoephedrine (sudafed), giúp thông mũi và giảm đau áp lực trong xoang khi bị tắc nghẽn.

Thuốc giảm ho, chẳng hạn như dextromethorphan có thể được sử dụng để làm dịu cơn ho khan.

Thuốc long đờm giúp làm loãng chất nhầy đặc và rất hữu ích khi ho có đờm và tiết ra chất nhầy.

Thuốc kháng histamine có xu hướng có tác dụng an thần giúp bạn dễ ngủ…

Hãy nhớ đọc nhãn sản phẩm để biết liều lượng chính xác cho từng loại thuốc và đảm bảo rằng bạn không vô tình kết hợp thuốc uống dẫn đến quá liều.

T.rẻ e.m và thanh thiếu niên không dùng aspirin khi bị cúm, vì có nguy cơ mắc một tình trạng nghiêm trọng gọi là hội chứng Reye nguy hiểm.

7. Có thể dùng mật ong để làm dịu cơn ho khi mắc cúm A

Mật ong là một phương thuốc tự nhiên khá phổ biến để làm dịu cơn đau họng hoặc ho (triệu chứng của cúm). Trộn mật ong với trà cũng là một cách tốt để cung cấp nước cho cơ thể, đồng thời điều trị các triệu chứng cúm.

Tuy nhiên, không nên cho trẻ dưới một t.uổi dùng mật ong.

8. Tham khảo ý kiến bác sĩ về thuốc kháng virus trị cúm A

Thuốc kháng virus chỉ được dùng theo đơn của bác sĩ. Những loại thuốc này thường được dành riêng cho những người có nguy cơ cao bị biến chứng do cúm.

Các thuốc kháng virus giúp ngăn chặn virus phát triển và nhân lên và có tác dụng tốt nhất khi dùng trong vòng 48 giờ sau khi có triệu chứng của cúm.

Do đó, các trường hợp sau cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc kháng virus:

Dưới 5 t.uổi (cụ thể là 2 t.uổi)

Từ 18 t.uổi trở xuống và đang dùng thuốc có chứa aspirin hoặc salicylate

Từ 65 t.uổi trở lên

Đang mang thai hoặc vừa sinh con trong hai tuần qua

Mắc một bệnh mạn tính hoặc đang dùng các loại thuốc khác làm ảnh hưởng (suy yếu) hệ thống miễn dịch của cơ thể

Béo phì, với chỉ số khối cơ thể (BMI) ít nhất là 40…

Thuốc kháng virus được kê đơn phổ biến nhất là oseltamivir (tamiflu). Vào tháng 10/2018, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã phê duyệt baloxavir marboxil (xofluza), một loại thuốc kháng virus mới dành cho người từ 12 t.uổi trở lên.

Dùng thuốc kháng virus trong vòng hai ngày kể từ khi xuất hiện các triệu chứng có thể làm giảm cả thời gian mắc bệnh cúm khoảng một ngày và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

9. Tiêm phòng cúm

Vaccine phòng cúm hàng năm được sản xuất dựa trên dự đoán của các nhà khoa học về chủng cúm nào sẽ thống trị trong mùa cúm tiếp theo. Do đó, nên tiêm phòng cúm hàng năm, đặc biệt với những đối tượng nguy cơ cao mắc cúm và các biến chứng nghiêm trọng của cúm.

Tiêm phòng cúm sau khi bạn đã bị cúm có thể bảo vệ bạn khỏi các chủng virus khác.

10. Luôn suy nghĩ tích cực

Cảm xúc và thái độ có ảnh hưởng đến cảm giác thể chất của mỗi chúng ta. Mặc dù bạn có thể không hết nghẹt mũi hoặc hạ sốt bằng những suy nghĩ tích cực, nhưng việc duy trì thái độ tích cực trong thời gian bị bệnh có thể giúp bạn hồi phục tổng thể nhanh hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *