Chỉ “uống vui” 3 chén rượu nhỏ, bạn đã nạp vào cơ thể quá khuyến cáo 3 lần về mức tiêu thụ đồ uống có cồn này.
Nguy cơ ung thư cũng tăng lên dựa vào lượng cồn nạp vào cơ thể.
Rượu làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư. Uống càng nhiều rượu, nguy cơ ung thư càng cao. Nhưng đối với một số loại ung thư, đáng chú ý nhất là ung thư vú, tiêu thụ một lượng nhỏ rượu cũng có thể làm tăng nguy cơ.
Theo Viện ung thư quốc gia Hoa Kỳ, người uống bia rượu từ trung bình đến nặng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư khoang miệng, hầu họng và thanh quản từ 2 – 5 lần so với người không uống bia rượu.
Đối ung thư thực quản chỉ cần có uống bia rượu sẽ làm tăng từ 1,3 – 5 lần so với người không uống bia rượu.
Ung thư gan làm tăng gấp 2 lần ở những người có uống bia rượu nhiều, đặc biệt nguy cơ tăng cao ở người uống nhiều bia rượu mà lại có kèm theo nhiễm virus viêm gan B hoặc C.
Nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ cũng tăng từ 1,23 – 1,6 lần ở người uống bia rượu từ trung bình tới nhiều.
Ung thư đại tràng cũng tăng từ 1,2 – 1,5 lần ở người uống bia rượu từ trung bình tới nhiều. Nếu uống bia rượu đồng thời có hút t.huốc l.á sẽ làm tăng cao khả năng ung thư khoang miệng, hầu họng, thanh quản và thực quản hơn người chỉ uống rượu hoặc hút t.huốc l.á đơn thuần. Uống bia rượu nhiều làm tăng nguy cơ ung thư tụy từ 1.17-1.74 lần.
Trong khi đó, nhiều người uống rượu bia như một thói quen, rồi thành nghiện. Bởi khi uống bia rượu chỉ sau 5 phút đã có tác động lên não làm tăng tiết dopamin giúp cho cơ thể khoan khoái dễ chịu và có phần hưng phấn quên hết mệt nhọc.
Vì thế, hãy nghĩ về những tác hại nguy hiểm của rượu bia để hạn chế đồ uống có cồn này.
Những người uống rượu nên hạn chế uống không quá 2 ly mỗi ngày đối với nam giới và 1 ly mỗi ngày đối với phụ nữ. Giới hạn được khuyến nghị của nữ giới thấp hơn vì kích thước cơ thể của họ nhỏ hơn và khả năng đào thải rượu chậm hơn.
Một đồ uống có cồn được định nghĩa là 1 lon/chai bia nhỏ (341ml), 1 ly rượu vang, hoặc 1 chén nhỏ rượu mạnh (từ 40% cồn trở lên). Về nguy cơ ung thư, điều quan trọng là lượng đồ uống cồn bạn tiêu thụ chứ không phải là loại đồ uống cồn nào bạn chọn dùng.
Nhận diện dấu hiệu cảnh báo ung thư thực quản
Nuốt nghẹn là dấu hiệu ung thư thực quản thường gặp nhất. Nhưng căn bệnh này cũng có thể gây các triệu chứng nói khàn, ho kéo dài, nước bọt tiết nhiều không rõ cơ chế…
Tại Việt Nam, ung thư thực quản đứng thứ 15 trong những bệnh ung thư thường gặp nhất với 2.411 chẩn đoán mới, 2.222 ca t.ử v.ong mỗi năm và tỷ lệ mắc 8,7/100,000 dân.
Phần lớn bệnh nhân ung thư thực quản được phát hiện ở giai đoạn muộn với các triệu chứng rõ ràng như nuốt vướng, nghẹn tăng dần, ho khàn tiếng do khối u xâm lấn vào tổ chức lân cận, giai đoạn này thường không thể phẫu thuật được, điều trị hóa xạ trị đồng thời thường được chỉ định nhưng tiên lượng xấu tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ đạt 20 %. Trong khi phát hiện sớm, tỉ lệ chữa khỏi đạt trên 90%.
Nếu như trước đây, người mắc ung thư thực quản thường gặp ở độ t.uổi trên 50 thì giờ đây căn bệnh này có xu hướng gia tăng và trẻ hóa.
Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo ung thư thực quản cần lưu ý:
Nuốt nghẹn
Đây là dấu hiệu ung thư thực quản thường gặp nhất. Lúc đầu người bệnh cảm thấy nuốt nghẹn mơ hồ, vướng sau xương ức khi ăn thức ăn đặc, một thời gian sau cảm giác rõ uống nước cũng nghẹn.
Trớ
Thức ăn đọng lại trong lòng thực quản khi người bệnh ngủ trớ ngược ra ngoài. Hiện tượng này là nguyên nhân của viêm phế quản dai dẳng do dịch từ thực quản chảy vào đường thở.
Nước bọt tiết nhiều mà không rõ cơ chế
Các biểu hiện khác
Khàn tiếng hoặc ho kéo dài, gầy sút không rõ nguyên nhân, da sạm và khô, mặt và hai bàn tay có nhiều nếp nhăn nổi rõ dễ nhận thấy.
Với những biểu hiện bệnh khác nhau trong từng giai đoạn, ung thư thực quản rất khó phát hiện trong những giai đoạn đầu, thường đến khi bệnh đã tiến triển người bệnh mới có thể phát hiện và điều trị.
Ung thư thực quản gây ra những biến chứng nguy hiểm: Hẹp thực quản gây nuốt nghẹn, buồn nôn, sụt cân; Loét khối u gây xuất huyết tiêu hóa. Bệnh có thể làm mòn thực quản và tạo ra lỗ rò vào khí quản, gây ra ho sặc khi nuốt; Xâm lấn vào ống ngực, tĩnh mạch chủ gây phù nề ngực và đầu, mặt, cổ.
Có nhiều phương pháp điều trị ung thư thực quản, đặc biệt ở giai đoạn sớm, có thể áp dụng điều trị không phẫu thuật, không xạ trị đối với ung thư thực quản.
Tuy nhiên tại Việt Nam, tỉ lệ phát hiện ung thư thực quản sớm còn rất hạn chế. Phẫu thuật là biện pháp chủ yếu để điều trị ung thư thực quản. Thông qua phương pháp phẫu thuật, khối u sẽ được lấy cùng với một phần hoặc toàn bộ thực quản, tổ chức bạch huyết kệ cận và các tổ chức khác trong vùng.
Còn phương pháp xạ trị thông qua nguồn tia có năng lượng cao và biện pháp hóa xạ trị sử dụng các hóa chất kháng u để t.iêu d.iệt tế bào ung thư. Ngoài ra, thông qua một số thuốc được hấp thụ và hoạt hóa hồng ngoại chủ yếu bởi tế bào ung thư để điều trị bệnh bằng phương pháp điều trị quang độc học. Liệu pháp miễn dịch tự thân là giải pháp đột phá trong điều trị ung thư, bao gồm ung thư thực quản.
Để phòng tránh bệnh ung thư thực quản, chuyên gia khuyên người dân nên hạn chế tối đa việc lạm dụng các chất kích thích, đặc biệt là rượu, t.huốc l.á, có chế độ sinh hoạt khoa học, bổ sung đầy đủ vitamin, các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Với những người bệnh có t.iền sử viêm thực quản kéo dài, ung thư vùng cổ… cần thăm khám bác sĩ thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh.
Ung thư thực quản cũng gặp ở nam nhiều hơn nữ giới. Vì thế, với nam giới từ 40 t.uổi trở lên có t.iền sử hút thuốc, uống nhiều rượu, lại có cảm giác nuốt nghẹn nuốt vướng thì nên đi khám sớm.