Hàng chục câu hỏi của bệnh nhân ung thư gửi đến báo Dân trí, hỏi chuyên gia họ là bệnh nhân ung thư có được/có nên tiêm vắc xin phòng Covid-19 hay không?
Rất nhiều bệnh nhân ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư tuyến giáp… gửi câu hỏi đến báo Dân trí, mong được tư vấn xem có thể tiêm phòng vắc xin Covid-19 hay không.
Dưới đây là một số câu hỏi của độc giả:
– Tôi năm nay 50 t.uổi, đang điều trị ung thư tuyến giáp. Tôi đã cắt toàn bộ tuyến giáp và điều trị Iot phóng xạ đến nay được 6 tháng. Tình trạng sức khỏe hiện tại ổn định. Tôi xin hỏi bác sĩ trường hợp của tôi có tiêm vắc xin được không. Nếu tiêm thì cần lưu ý với những loại vắc xin nào?
– Tôi bị ung thư tuyến giáp và bị cắt toàn bộ từ năm 2013, hiện nay hàng năm vẫn tái khám tại bệnh viện. Tôi bị thêm bệnh sỏi và Polyp mật, bệnh m.áu nhiễm nữa. Hỏi tôi có đủ sức khỏe để tiêm vắc xin không ạ?
– Tôi bị ung thư vú đã điều trị khỏi được 3 năm, hiện tại đang uống thuốc nội tiết mỗi ngày và đi khám định kỳ 4 tháng/1 lần. Vậy xin hỏi bác sĩ tôi có thể tiêm vắc xin Covid-19 này không? Xin cảm ơn bác sĩ.
– Con gái tôi bị ung thư trung thất từ năm 9 t.uổi, nay đã điều trị khỏi được 9 năm, hiện sức khỏe bình thường, con tôi có nên tiêm vắc xin Covid-19 hay không?
– Tôi bị ung thư dạ dày phát hiện giai đoạn sớm, chỉ nội soi hớt lớp niêm mạc tổn thương. Bệnh đã ổn định 2 năm nay, tôi có nên tiêm vắc xin Covid-19 hay không?…
PGS.TS Đào Xuân Cơ , Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Tổng Thư ký Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam trả lời:
Những người mắc ung thư, đang điều trị ổn định, nên tiêm vắc xin Covid-19. Bởi đây là nhóm bệnh nhân dễ bị diễn biến nặng nhất khi Covid-19 tấn công. Khi mắc Covid-19, mang sẵn bệnh nền, bệnh dễ diễn biến nặng hơn, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.
Trong hướng dẫn tiêm phòng vắc xin Covid-19 của Bộ Y tế cũng đã nêu rõ, những người có bệnh nền, bệnh mãn tính thuộc nhóm cần thận trọng khi tiêm phòng, nhưng hoàn toàn có thể tiêm phòng khi được khám, sàng lọc kỹ.
GS.TS Mai Trọng Khoa , nguyên Phó Giám đốc BV Bạch Mai, nguyên Giám đốc Trung tâm y học hạt nhân và ung bướu (BV Bạch Mai) cho biết, tại thời điểm này, bệnh nhân ung thư có thể được tiêm vắc xin phòng Covid-19 nếu không có chống chỉ định với các thành phần của vắc xin.
Hướng dẫn lâm sàng tạm thời của Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ cũng đã bàn luận về những người bị suy giảm miễn dịch. Hướng dẫn nêu rõ: “Những người bị suy giảm miễn dịch vẫn có thể tiêm vắc xin phòng Covid-19 nếu họ không có chống chỉ định tiêm chủng. Tuy nhiên, họ nên được tư vấn về các vấn đề an toàn và hiệu quả của vắc xin chưa rõ trong quần thể bị suy giảm miễn dịch cũng như khả năng đáp ứng miễn dịch với vắc xin và cần phải tiếp tục tuân theo tất cả những hướng dẫn hiện hành để tự bảo vệ mình chống lại Covid”.
Tiêm vắc xin phòng Covid-19 mang lại lợi ích và điều quan trọng là làm giảm nguy cơ lây nhiễm và giảm mức độ nghiêm trọng của Covid-19 với bệnh nhân ung thư khi nhiều bằng chứng gần đây cho thấy họ có tỉ lệ n.hiễm t.rùng nặng cao hơn.
Vì thế, những bệnh nhân ung thư đang điều trị ổn định, hoàn toàn có thể yên tâm đăng kí tiêm vắc xin Covid-19. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ khám sàng lọc, tư vấn theo dõi sau tiêm vắc xin.
Những điều bệnh nhân ung thư cần biết khi tiêm phòng Covid-19
Bệnh nhân ung thư được khuyến cáo tiêm phòng vắc xin Covid-19. Vậy người bệnh ung thư cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn tiêm chủng?
Tất cả chúng ta cần thận trọng với Covid-19, đặc biệt là những người bị ung thư. Nhiều người bị ung thư đang tự hỏi liệu có an toàn khi tiêm một trong các loại vắc xin Covid-19 đã được phê duyệt hay không. Chúng ta đều biết rằng khi một người có một tình trạng bệnh lý nền tiềm ẩn, chẳng hạn như ung thư hoặc bệnh tim mạch sẽ khiến người đó có nhiều nguy cơ tiến triển nặng và rất nặng khi nhiễm virus Covid-19. Do đó câu trả lời ngắn gọn là đối với hầu hết người trưởng thành bị ung thư hoặc có t.iền sử ung thư, nên tiêm vắc xin phòng ngừa Covid-19, nhưng cần cân nhắc các yếu tố sau:
Ung thư là một tình trạng nguy cơ cao
Những bệnh nhân ung thư thuộc một trong các nhóm ưu tiên được tiêm vắc xin Covid-19 sớm, nhưng việc có thể được tiêm vắc xin ngay hay không còn phụ thuộc vào nguồn cung cấp vắc xin sẵn có. Ngoài ra, các bệnh nhân ung thư thường ở lứa t.uổi cao, đây cũng là một nhóm thuộc diện được ưu tiên tiêm vắc xin sớm.
Xin ý kiến tư vấn bác sĩ điều trị ung thư trước khi chủng ngừa
Đối với các bệnh nhân ung thư và đang điều trị ung thư, điều quan trọng là phải nói chuyện với bác sĩ điều trị của mình trước khi tiêm liều đầu tiên của bất kỳ loại vắc xin nào. Loại ung thư và phương pháp điều trị của bệnh nhân sẽ là một yếu tố để xem xét. Bác sĩ điều trị ung thư sẽ thảo luận về rủi ro, lợi ích, lịch trình và những điều bệnh nhân ung thư nên lưu ý trước khi tiêm liều vắc xin đầu tiên.
Tác dụng phụ của vắc xin
Các tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm vắc xin là đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi và đau nhức cơ. Sốt và ớn lạnh cũng có thể xảy ra, đặc biệt là sau tiêm liều thứ hai.
Sau khi tiêm phòng, một số người có thể nổi hạch bạch huyết. Nổi hạch bạch huyết thường xảy ra nhất ở dưới cánh tay hoặc ở cổ bên cạnh chỗ tiêm chủng. Vì ung thư cũng có thể gây ra hạch to nên điều quan trọng là bệnh nhân ung thư phải nhận ra đây là một tác dụng phụ có thể xảy ra và thường không phải là dấu hiệu cho thấy ung thư của họ đang tiến triển.
Các hạch to thường mềm khi chạm vào và sẽ tự biến mất, nhưng đôi khi có thể kéo dài trong vài tuần. Các bệnh nhân ung thư nên liên hệ với bác sĩ của mình nếu các hạch to không bắt đầu giảm đi trong vòng ba đến bốn tuần sau khi tiêm liều vắc xin thứ hai.
Thời điểm tiêm vắc xin và điều trị ung thư
Nếu có sẵn vắc xin, có thể trì hoãn việc bắt đầu một số phương pháp điều trị ung thư không khẩn cấp cho đến khi hoàn tất việc tiêm chủng. Tuy nhiên, không nên trì hoãn hầu hết các phương pháp điều trị ung thư để đợi tiêm chủng. Bác sĩ điều trị có thể tư vấn về thời gian tiêm chủng liên quan đến việc điều trị ung thư của bệnh nhân. Tùy thuộc vào các phương pháp điều trị ung thư đang thực hiện, bác sĩ có thể có những cân nhắc đặc biệt khác cho bệnh nhân ung thư khi tiêm vắc xin.
Cuối cùng, điều quan trọng cần lưu ý là những bệnh nhân ung thư có xu hướng bị suy yếu hệ thống miễn dịch, điều này có thể làm cho vắc xin kém hiệu quả hơn. Nhưng rất khó để biết liệu bệnh nhân ung thư có cùng mức độ đáp ứng đó hay không. Do đó, điều quan trọng là tất cả chúng ta là dù đã tiêm vắc xin, phải tiếp tục tuân theo các khuyến nghị về an toàn trong một thời gian nữa, bao gồm vệ sinh tay đúng cách, tuân thủ các nguyên tắc về giãn cách xã hội và thể chất cũng như tiếp tục đeo khẩu trang ngay cả sau khi đã được tiêm phòng.