Quỹ Nghiên cứu ung thư Thế giới ước tính ít nhất 18% tất cả các bệnh ung thư được chẩn đoán ở Hoa Kỳ có liên quan đến sự dư thừa chất béo trong cơ thể, ít vận động, uống rượu, và/hoặc dinh dưỡng kém
Quỹ Nghiên cứu ung thư Thế giới ước tính ít nhất 18% tất cả các bệnh ung thư được chẩn đoán ở Hoa Kỳ có liên quan đến sự dư thừa chất béo trong cơ thể, ít vận động, uống rượu, và/hoặc dinh dưỡng kém, do đó có thể được ngăn ngừa.
Theo đó, thừa cân có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như: ung thư vú (ở phụ nữ đã mãn kinh), đại trực tràng, nội mạc tử cung, thực quản, tụy, gan, thận và một số bệnh ung thư khác.
Việc kiểm soát cân nặng hợp lý không chỉ ngăn ngừa các bệnh lý mạn tính, ung thư, tiểu đường, mà còn giảm nguy cơ ung thư.
Hãy kiểm tra chỉ số khối cơ thể (BMI) để biết được mình có nguy cơ béo phì hay không. Theo WHO thì thừa cân là tình trạng vượt quá cân nặng nên có so với chiều cao còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ thái quá không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể của lipid trong các tổ chức mỡ tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao)2]
Trong đó, chiều cao tính bằng m và cân nặng tính bằng kg. Chỉ số BMI không áp dụng cho phụ nữ có thai, vận động viên, người tập thể hình.
Dựa vào thang phân loại của IDI & WPRO dành cho người châu Á thì BMI lý tưởng của người Việt Nam là từ 18,5 đến 22,9.
Theo đó, nếu ở ngưỡng béo phì, bạn hãy kiểm soát cân nặng bằng điều chỉnh chế độ ăn và vận động đều đặn mỗi ngày. Hãy ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước, loại bỏ đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ ra khỏi thực đơn, cắt giảm bớt khẩu phần ăn.
Chạy bộ/đi bộ tại chỗ rất hiệu quả trong mùa dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, hãy vận động mỗi ngày. Các khuyến nghị mới nhất dành cho người lớn là vận động 150-300 phút với cường độ vừa phải (là các hoạt động như đi bộ nhanh, đạp xe, làm việc nhà…) hoặc vận động 75-150 phút hoạt động cường độ mạnh mỗi tuần, hoặc kết hợp cả hai. Đạt đến hoặc vượt mức 300 phút là lý tưởng. Đối với t.rẻ e.m, khuyến nghị là vận động ít nhất 60 phút với cường độ vừa phải hoặc mạnh mỗi ngày.
Ngay trong những ngày giãn cách xã hội vì dịch Covid-19, đừng nằm, ngồi một chỗ để xem ti vi. Trong những lúc không phải làm việc, học online, cả nhà hãy bật đoạn video đi bộ tại chỗ trên mạng, hay đứng, đi lại, xoay người… khi cùng xem một bộ phim. Mỗi ngày hãy cố gắng duy trì vận động 60 phút sẽ mang lại những lợi ích rất tốt cho sức khỏe.
5 triệu chứng bất thường cho thấy bạn đang có nguy cơ mắc ung thư miệng
So với các bệnh ung thư khác như ung thư dạ dày, ung thư gan thì ung thư miệng là một loại ung thư mà mọi người ít biết đến.
Nhiều người trong chúng ta không biết đến sự tồn tại của bệnh ung thư miệng. Hiện nay, tỉ lệ người mắc ung thư miệng tương đối cao, đứng thứ 6 trong số các khối u ác tính. Nguyên nhân là do mọi người chủ quan, chưa biết đến triệu chứng của căn bệnh này.
Viêm loét miệng
Viêm loét miệng là bệnh lý răng miệng thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, hầu hết các vết loét sẽ thuyên giảm trong vòng một hoặc hai tuần, trong khi các vết loét miệng do ung thư miệng gây nên lại khó lành lại. Nếu tình trạng này kéo dài trong nhiều tháng, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn kịp thời.
Dấu hiệu bất thường ở niêm mạc miệng
Thông thường, niêm mạc ở miệng có màu hồng, mềm và mịn. Nếu có dấu hiệu bất thường, bạn cần cảnh giác cao độ bởi rất có thể ung thư miệng đang “ghé thăm”. Nếu niêm mạc ở miệng chuyển sang màu nâu hoặc trắng, thậm chí là đen thì nguy cơ cao là bạn đã mắc ung thư miệng. Ngoài sự thay đổi về màu sắc, sự thay đổi về kết cấu cũng cần được lưu ý. Niêm mạc miệng bỗng trở nên cứng, dày hoặc thô ráp thì bạn cũng cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Xuất hiện cục u trong miệng
Các khối u trong miệng cũng là triệu chứng của bệnh ung thư miệng. Ban đầu nó chỉ là một cục nhỏ và cơn đau tương đối nhẹ. Khi bệnh tiển triển nặng hơn, các cục u sẽ to dần và cơn đau ngày càng dữ dội hơn. Đừng quá bi quan, hãy đến bệnh viện để được thăm khám chi tiết.
Khối u ở cổ
Ung thư miệng có thể di căn và nếu di căn đến các hạch bạch huyết, nó sẽ làm các hạch bạch huyết sưng lên. Nếu một khối u xuất hiện, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức. Phần hạch này khá nhạy cảm nên nhiều bệnh ung thư khác cũng có biểu hiện bất thường tại vị trí trên, nên chúng ta cần phải tìm hiểu kĩ nguyên nhân đằng sau.
Cảm thấy khó ăn hoặc nói chuyện
Khối u trong miệng có thể xâm lấn sang khớp hàm dưới nên nhiều bệnh nhân cảm thấy khó chịu khi ăn uống, nói chuyện. Đừng bỏ qua triệu chứng này của cơ thể, hãy nhanh chóng tìm ra nguyên nhân đằng sau, đề phòng ung thư miệng xuất hiện.
Tất cả chúng ta đều nên chú ý đến các vấn đề sức khỏe răng miệng trong cuộc sống hằng ngày. Không chỉ viêm nha chu, viêm nướu mà còn cần để ý đến các khối u ác tính nghiêm trọng. Hãy chú ý vệ sinh miệng và đ.ánh răng thường xuyên. Bỏ thói quen ăn trầu, hút thuốc, uống rượu và tránh tiếp xúc thường xuyên với các tác nhân gây ung thư.