Hỏi đáp vắc xin Covid-19: Có nên uống thuốc chống dị ứng trước khi tiêm?

Tôi nghe mọi người nói trước khi tiêm vắc xin thì uống thuốc chống dị ứng để giảm nguy cơ sốc phản vệ, uống aspirin để giảm nguy cơ biến chứng đông m.áu. Điều này có đúng không?

Câu hỏi: Tôi nghe mọi người nói trước khi tiêm vắc xin thì uống thuốc chống dị ứng để giảm nguy cơ sốc phản vệ, uống aspirin để giảm nguy cơ biến chứng đông m.áu. Điều này có đúng không?

Sau khi tiêm vắc xin, hầu hết người tiêm có thể gặp các phản ứng nhẹ thường gặp sau tiêm như sốt, đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi…

Trả lời:

TS Đặng Thị Thanh Huyền , Phó trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết:

Sau khi tiêm vắc xin, hầu hết người tiêm có thể gặp các phản ứng nhẹ thường gặp sau tiêm như sốt, đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi… Đây là biểu hiện của cơ thể trong giai đoạn sinh kháng thể đáp ứng để phòng chống bệnh.

Các dấu hiệu này thường tự khỏi sau 2-3 ngày. Bạn có thể sử dụng các thuốc hạ sốt, giảm đau thông thường nếu bị sốt. Tuy nhiên, nếu bạn không gặp các dấu hiệu này thì không nên sử dụng các thuốc chống dị ứng trước và sau khi tiêm.

Đồng thời, bạn phải chủ động theo dõi các dấu hiệu bất thường của cơ thể như tức ngực, khó thở, đau ngực, đau bụng, tê môi lưỡi… Nếu gặp phải những triệu chứng này, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời, hạn chế tối đa các phản ứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

Việc uống thuốc chống dị ứng trước khi đi tiêm để phòng nguy cơ sốc phản vệ như người dân truyền tai là không có giá trị.

PGS.TS Đào Xuân Cơ , Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Tổng Thư ký Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam chia sẻ:

Việc uống thuốc chống dị ứng trước khi đi tiêm để phòng nguy cơ sốc phản vệ như người dân truyền tai là không có giá trị. Ngoài ra, việc uống aspirin để phòng biến chứng đông m.áu sau tiêm là không nên, không có tác dụng.

Quan trọng nhất, đó là cơ sở tiêm chủng khám sàng lọc kỹ, theo dõi kỹ phản ứng sau tiêm.

Trong trường hợp sau khi tiêm vắc xin mũi một, cơ thể bị nổi mẩn (một lúc là hết), đây là những biểu hiện phản ứng dị ứng cần phải theo dõi. Khi đi khám sàng lọc để tiêm mũi 2, người dân nên trao đổi kỹ với bác sĩ về những dấu hiệu này.

Người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu sau lần nhuộm tóc kinh hoàng

Nhuộm tóc là điều bình thường nhưng với một người phụ nữ ở Anh thì đó là trải nghiệm kinh hoàng. Cô bị dị ứng với thuốc nhuộm, khiến da đầu nổi đầy mụn nước, mắt thì sưng húp.

Cô Leonie Dee nổi đầy mụn nước trên da đầu vì dị ứng với thuốc nhuộm tóc – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Cô Leonie Dee (27 t.uổi) sống ở thị trấn Aberaeron, xứ Wales. Trước khi nhuộm tóc, cô đã dùng miếng dán kiểm tra dị ứng để xác định xem mình có bị dị ứng với thuốc nhuộm không, theo Mirror .

Sau khi kiểm tra và thấy kết quả mình không bị dị ứng, cô Dee bắt đầu nhuộm. Việc nhuộm tóc với cô không còn gì xa lạ vì cô rất hay nhuộm khi còn là thiếu niên.

Nhưng sau này, khi đã sinh con, cô không còn mấy quan tâm đến màu tóc của mình nữa. Suốt 7 năm qua, cô không hề động đến thuốc nhuộm.

Lần này, cô quyết định nhuộm lại tóc và mua 2 chai thuốc nhuộm khác nhau. Chai đầu tiên có màu xanh đen. Cô bôi thuốc nhuộm vào khoảng 17 giờ 30 phút chiều. Lúc mới bôi, không có gì đặc biệt xảy ra.

Dee đi ngủ và khi thức dậy vào sáng hôm sau, cô phát hiện tai và một bên cổ bị sưng. Tình trạng này được điều trị dễ dàng bằng cách uống một số viên thuốc chống dị ứng thông thường.

Nhưng vào sáng hôm sau, cô thức dậy và phát hiện da đầu mình phủ đầy những nốt mụn nước lớn, trong khi mắt phải sưng húp.

Cô Dee được đưa đến bệnh viện cấp cứu. “Chuyện này thực sự đáng sợ, đã có lúc bác sĩ lo ngại vết sưng tấy có thể lan đến cổ họng tôi”, cô Dee kể lại.

Nữ bệnh nhân đã hỏi bác sĩ liệu có cần phải cạo hết tóc hay không. Nếu việc này giúp tình trạng dị ứng của cô mau khỏi thì Dee cũng sẵn sàng.

“Tuy nhiên, thuốc nhuộm đã ngấm vào da đầu tôi rồi nên không thể làm gì khác, chỉ còn cách phải đợi cho các vết phồng rộp và sưng giảm xuống”, cô Dee nói.

Các bác sĩ kê cho cô steroid, một số loại thuốc kháng viêm, kem chống dị ứng và truyền dịch. Cô đã phải nằm lại bệnh viện 36 giờ.

Trong khoảng thời gian này, các vết mụn nước liên tục vỡ và chảy ra loại dịch có màu xanh như thuốc nhuộm. Sau khi bình phục, cô Dee cho biết sẽ không bao giờ nhuộm tóc nữa, theo Mirror.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *