Lượng m.áu O dự trữ tại ngân hàng m.áu của TP HCM sáng 1/8 chỉ còn 640 túi, dự kiến không đủ cung cấp cho các bệnh viện trong ba ngày tới.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Phương Liên, Phó giám đốc Bệnh viện Truyền m.áu Huyết học TP HCM, cho biết nhu cầu cung cấp nhóm m.áu O đến các bệnh viện ít nhất 150 túi mỗi ngày. Lượng dự trữ m.áu hiến nhóm này bình thường khoảng trên 2.000 túi mới đảm bảo an toàn.
“Trong vòng ba ngày tới, ngân hàng m.áu TP HCM sẽ không còn đủ m.áu nhóm O để cung cấp cho các bệnh viện. Chúng tôi khẩn thiết mong người dân hỗ trợ nhanh chóng nhất có thể”, bác sĩ Liên nói.
Theo bác sĩ Liên, m.áu O có thể truyền thay thế cho tất cả nhóm m.áu khác. Việc tăng dự trữ nhóm m.áu O là rất cần thiết và khoa học vì sẽ không hết hạn, nhất là vào những đợt khan hiếm, nguy kịch vì dịch bệnh như hiện nay. Các m.áu nhóm khác nếu trữ nhiều, nếu người bệnh cùng nhóm đó không có nhu cầu thì nguy cơ bị huỷ sẽ cao.
Tính chung các nhóm m.áu, lượng dự trữ ở ngân hàng m.áu TP HCM, sáng 1/8, khoảng 3.100 túi. Bình thường, số dự trữ đạt khoảng 8.000-10.000 túi.
Tình trạng thiếu m.áu hiến tại TP HCM xảy ra từ cuối tháng 5, khi Covid-19 bùng phát mạnh, thành phố áp dụng các biện pháp giãn cách. Từ ngày 9/7 đến nay, tất cả tua lấy m.áu lưu động đăng ký trước đều bị hủy, sau khi thành phố áp dụng giãn cách xã hội theo chỉ thị 16.
Mỗi ngày ngân hàng phải cấp phát khoảng 300-350 túi. Trong khi đó, hiện mỗi ngày chỉ 50-150 người tình nguyện đến hiến trực tiếp tại Bệnh viện Truyền m.áu Huyết học và Trung tâm Hiến m.áu nhân đạo TP HCM, tức chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu.
Ngân hàng m.áu Bệnh viện Truyền m.áu Huyết học TP HCM từ tháng 5 đến nay thường vắng vẻ, ít người đến hiến do ảnh hưởng của Covid-19. Ảnh: Minh Châu.
Ngoài ra, lượng tiểu cầu dự trữ tại ngân hàng m.áu TP HCM cũng đang ở ngưỡng thấp báo động, chưa đáp ứng đủ nhu cầu cấp cứu và điều trị đang ngày càng tăng của hầu hết các bệnh viện trong thành phố.
Bác sĩ kêu gọi người dân hiến m.áu, tiểu cầu tại Bệnh viện Truyền m.áu Huyết học, 118 Hồng Bàng, phường 12, quận 5. Thời gian từ 7-12h và đến 13h30-16h30 tất cả các ngày trong tuần. Mang theo giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân khi đến hiến m.áu.
Đăng ký hiến m.áu qua số điện thoại 0919660010 hoặc 028 39557858, hoặc email tiepnhanhienmau@gmail.com để nhận tin nhắn xác nhận khi qua các chốt kiểm tra Covid-19.
Thế nào là hội chứng áo choàng trắng?
Khi bệnh nhân đến môi trường lạ như bệnh viện, phòng mạch hoặc gặp bất cứ bác sĩ nào, họ dễ bị tăng huyết áp.
Ảnh minh họa
Hỏi:
Hơn 10 năm nay, mỗi lần đo huyết áp tại bệnh viện là huyết áp của tôi tăng 16-18/8-10 nhưng theo dõi thường xuyên sáng chiều ở nhà chỉ mức 12-13/7-8,5. Bác sĩ bảo tôi bị hội chứng áo choàng trắng. Xin bác sĩ giải thích thêm về bệnh này và tôi cần lưu ý gì trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày? Cám ơn bác sĩ.
Nguyễn Văn Khuân (60 t.uổi, TP Tân An, Long An)
Trả lời:
Hiện tượng này rất phổ biến, vì vậy tôi thường khuyên các bác sĩ đừng dựa vào huyết áp đo được mà cho thuốc mạnh ngay, hôm sau bệnh nhân ngồi dậy không nổi. Khi bệnh nhân đến môi trường lạ như bệnh viện, phòng mạch hoặc gặp bất cứ bác sĩ nào, họ dễ bị tăng huyết áp.
Hiện nay, trong y khoa, để chẩn đoán tăng huyết áp nên dựa vào huyết áp đo tại nhà hoặc huyết áp 24 giờ. Huyết áp điện tử rất tốt, mọi người nên mua một cái để đo tại nhà, loại có băng tay sẽ chính xác và nên đo ở nhà sẽ đúng hơn.
Có trường hợp nguy hiểm hơn là huyết áp đo ở nhà cao nhưng tại bệnh viện không cao, gọi là tăng huyết áp bị che giấu, nhiều biến chứng hơn. Bệnh nhân tăng huyết áp nên giảm ăn muối, bớt thịt, mỡ và ăn chay với điều kiện không ăn đồ chiên. Thay đổi lối sống, tập thể dục, thay đổi ăn uống, không hút t.huốc l.á sẽ hạn chế được tình trạng tăng huyết áp.