Các bệnh nhân được phân loại theo 4 mức nguy cơ (thấp, trung bình, cao, rất cao) tương đương với 4 màu xanh, vàng, cam và đỏ; từ đó phân loại, vận chuyển bệnh nhân đến tuyến điều trị phù hợp.
Bộ Y tế vừa có quyết định ban hành tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2. Việc phân loại nguy cơ sẽ giúp hệ thống y tế tránh áp lực quá tải, lúng túng trong điều trị. Bên cạnh đó, giúp xác định được các nhóm người nhiễm SARS-CoV-2 có nguy cơ khác nhau, từ đó xác định đúng nhu cầu điều trị, chăm sóc và hỗ trợ cho từng đối tượng.
Các bệnh nhân sẽ được phân loại theo 4 mức nguy cơ tương đương với 4 màu.
Cụ thể, màu xanh là cho nhóm bệnh nhân có mức nguy cơ thấp, gồm các bệnh nhân có một trong những đặc điểm dưới đây:
– T.uổi 45 t.uổi và không mắc bệnh lý nền.
– Đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin trước ngày xét nghiệm dương tính ít nhất 12 ngày.
– Sức khỏe chưa có dấu hiệu bất thường SpO2 từ 97% trở lên.
Những trường hợp được chuyển đến cơ sở thuộc “Tầng 1 của tháp điều trị”, các cơ sở cách ly người nhiễm F0 tập trung, cơ sở thu dung điều trị Covid-19 ban đầu hoặc chỉ định điều trị ngoại trú tại nơi cư trú được nhân viên y tế, chính quyền địa phương kiểm tra và xác nhận đủ điều kiện điều trị ngoại trú như biệt thự, nhà riêng, có người theo dõi….
Tùy theo mức độ nguy cơ, bệnh nhân sẽ được chuyển đến cơ sở y tế phù hợp (Ảnh: Hữu Khoa).
Màu vàng là nhóm nguy cơ trung bình, gồm các bệnh nhân có một trong những đặc điểm dưới đây:
– T.uổi 46-64 và không mắc bất kỳ bệnh lý nền.
– Sức khỏe có dấu hiệu bất thường như sốt (từ 37,5 độ C trở lên), ho, đau họng, rát họng, đau ngực…
– SpO2 từ 95% đến 96%
– T.uổi 45 t.uổi và mắc một trong các bệnh lý nền.
Những trường hợp này được chuyển vào cơ sở thuộc “Tầng 2 của tháp điều trị”, các bệnh viện dã chiến thu dung, điều trị người bệnh Covid-19.
Màu cam là nhóm nguy cơ cao, gồm các bệnh nhân có một trong các đặc điểm dưới đây:
– T.uổi từ 65 t.uổi trở lên và không mắc bệnh lý nền.
– Phụ nữ có thai.
– T.rẻ e.m dưới 5 t.uổi.
– SpO2 từ 93% đến 94%.
Nhóm này được chỉ định nhập viện càng sớm càng tốt, chuyển đến bệnh viện thuộc “Tầng 3 của tháp điều trị”, các bệnh viện điều trị Covid-19 nặng.
Các bệnh nhân sẽ tự theo dõi sức khỏe và thông báo tình trạng sức khỏe hằng ngày cho nhân viên y tế địa phương, liên lạc ngay với nhân viên y tế khi có tình trạng cấp cứu và được đ.ánh giá lại mức độ nguy cơ hằng ngày, chuyển màu/mức nguy cơ phù hợp.
Cuối cùng màu đỏ là nhóm nguy cơ nhóm nguy cơ rất cao, gồm các trường hợp F0 có một trong các đặc điểm dưới đây:
– T.uổi từ 65 t.uổi trở lên và mắc một trong các bệnh lý nền.
– Người bệnh trong độ t.uổi bất kỳ đang trong tình trạng cấp cứu.
– SpO2 từ 92% trở xuống.
– Người bệnh đang có tình trạng: thở máy, đang có ống mở khí quản, liệt tứ chi, đang điều trị hóa xạ trị.
Những trường hợp này được chỉ định chuyển ngay đến bệnh viện thuộc “Tầng 3 của tháp điều trị”, các bệnh viện điều trị Covid-19 nặng.
Danh sách các bệnh nền có nguy cơ cao gồm 19 loại bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì, thừa cân, bệnh gan, ung thư, thận mạn tính, hen suyễn, bệnh tim mạch, sử dụng corticosteriod hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác…
Tình trạng cấp cứu gồm các dấu hiệu sau:
– Rối loạn ý thức.
– Khó thở, thở nhanh> 25 lần/phút hoặc SpO2
– Nhịp tim nhanh> 120 nhịp/phút.
– Huyết áp tụt, huyết áp tối đa
– Bất kỳ dấu hiệu bất thường khác mà nhân viên y tế chỉ định xử trí cấp cứu.
Bệnh nhân người Anh khỏi Covid-19 ở TP.HCM: Tôi trở về từ cõi c.hết
Sau hai ngày nhiễm virus SARS-CoV-2, ông Piers Birtwistle rơi vào tình trạng nguy kịch, phải chuyển đến Bệnh viện Hồi sức Covid-19 điều trị.
Hạnh phúc vì được về nhà từ cõi c.hết
Chiều 26/7, Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP.HCM đã trao giấy ra viện cho 17 F0 trước đó chuyển đến trong tình trạng nặng và nguy kịch.
Trong những bệnh nhân được xuất viện lần này có ông Piers Birtwistle Frgs (53 t.uổi, người Anh, cư trú tại TP Thủ Đức) là người nước ngoài, sinh sống làm việc tại Việt Nam được hơn 8 năm.
Ông kể, hai tuần trước, ông bị khó thở mệt mỏi nên liên hệ cơ quan y tế đi xét nghiệm thì có kết quả dương tính với nCoV. Hai ngày sau khi phát hiện bệnh, ông bị chuyển biến nặng nhanh, sốt cao, hô hấp khó khăn, phải hỗ trợ oxy và được chuyển đến Bệnh viện Hồi sức Covid-19 điều trị.
Ông cho biết, những ngày qua, ông được các y bác sĩ chăm sóc, điều trị chu đáo, tận tình. “Đồ ăn ở bệnh viện ngon. Tôi hài lòng khi được điều trị tại đây. Giờ được trở về nhà từ cõi c.hết, tôi rất hạnh phúc”, ông Piers Birtwistle nói. Ông cũng gửi lời cảm ơn đến các y bác sĩ và đất nước Việt Nam đã toàn tâm toàn ý chăm sóc ông trong thời gian qua.
Ông Piers Birtwistle nhận giấy ra viện từ Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn. Ảnh: K.N.
Bệnh viện Hồi sức Covid-19 bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 5/7, với quy mô 1.000 giường, chuyên điều trị các F0 nặng và nguy kịch. TS.BS Nguyễn Tri Thức, Giám đốc bệnh viện cho biết, trong 10 ngày qua, đơn vị đã tiếp nhận 400 bệnh nhân, trong đó 83 ca nặng, nguy kịch đã dần phục hồi, được chuyển sang các bệnh viện cấp nhẹ hơn để tiếp tục điều trị.
Ngày 26/7, có 17 bệnh nhân đủ điều kiện xuất viện. Những người này có kết quả xét nghiệm nCoV âm tính và xét nghiệm PCR có nồng độ virus thấp (CT>30) nên đủ điều kiện xuất viện. “Đây đều là những F0 nặng, nguy kịch với nhiều đặc điểm tình trạng bệnh khác nhau. Nhưng với sự cố gắng của tập thể y bác sĩ trong giai đoạn đầu bệnh viện đi vào hoạt động, các bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn”, bác sĩ Thức chia sẻ.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, tính riêng trong ngày 25/7, TP có 2.115 F0 được xuất viện, nâng tổng số bệnh nhân khỏi bệnh từ khi TP có dịch đến nay lên 14.704 người.
Định bỏ trốn về nhà
Ngày 25/7, anh N.T, đang cách ly, điều trị ở Bệnh viện dã chiến thu dung Covid-19 số 8 tràn ngập niềm vui và phấn chấn khi được xuất viện về nhà.
Một bệnh nhân Covid-19 lớn t.uổi ở TP.HCM vui khi được xuất viện về nhà. Ảnh: K.N.
Anh kể, những ngày trước, khi có kết quả xét nghiệm nCoV dương tính, anh đã vô cùng lo lắng, tinh thần suy sụp. Khi được nhân viên y tế động viên, khích lệ tinh thần, anh đã vui hơn và kêu gọi mọi người đang cách ly cùng mình hãy lạc quan, ăn uống, vận động thường xuyên để có sức khỏe tốt.
Nhờ làm theo những hướng dẫn của bác sĩ điều trị, sức khỏe của anh nhanh chóng được cải thiện, cảm giác mệt mỏi, sốt nhẹ cũng hết.
Tối 24/7, bác sĩ gọi báo, anh đã khỏi bệnh, được xuất viện. “Đó là cuộc điện thoại đặc biệt nhất đời tôi”, anh T. nói. Anh cho biết, khi về nhà sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm ngặt việc cách ly và các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
Anh L.T. cư trú ở phường Tân Thới Nhất, quận 12 làm nghệ kinh doanh tự do. Khi tình hình dịch bệnh có diễn biến phức tạp, anh phải tạm nghỉ. Lúc nhận kết quả dương tính với nCoV, anh đứng ngồi không yên. Anh sợ, bệnh của mình chuyển nặng, không có người thân ở bên chăm sóc sẽ rất cực.
Anh T. cho biết, khi đến Bệnh viện dã chiến thu dung Covid-19 số 2, anh chỉ muốn trốn về nhà. May mắn, ý nghĩ này của anh nhanh chóng bị gạt bỏ, vì anh nghĩ đến các nguy cơ lây lan dịch bệnh cho người thân và cộng đồng.
Sự quyết tâm phải chiến thắng được bệnh tật của anh như nhân đôi khi ngày đêm chứng kiến các y bác sĩ, lực lượng hậu cần tại bệnh viện phải làm việc vất vả, nhưng luôn âm thầm, lặng lẽ. Anh cũng nhận ra, dù phải cách ly ở bệnh viện, nhưng sự quan tâm của các y bác sĩ cũng ấm áp như một gia đình. Ngày 23/7, anh T. được xuất viện.
Từ ngày 20/7 đến nay, TP.HCM đã liên tục có nhiều ca F0 được xuất viện. Ảnh: K.N.
Còn bà N.T.H. được xuất viện ngày 22/7. Bà cho biết, mắc Covid-19 khi t.uổi đã cao làm bà nhiều đêm mất ngủ vì lo. Nhưng cũng chính những đêm khuya vắng ấy, bà được chứng kiến sự nỗ lực từng giờ của các nhân viên y tế nên tự nhủ phải vui lên.
“Các con tôi rất lo lắng cho mẹ, nhưng tôi bảo không có gì, mình phải vào tin vào bác sĩ”, bác H. nói.
BS.CKII Bùi Văn Thanh, Bệnh viện Răng-Hàm-Mặt Trung ương TP.HCM (đang tham gia hỗ trợ quản lý, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 2) cho biết, những ngày đầu bệnh viện mới hoạt động, liên tục có các ca F0 chuyển vào. Lúc đó, các y bác sĩ ở đây phải làm việc gấp hai lần thường ngày. Tuy nhiên, từ ngày 20/7 đến nay, bệnh viện liên tục có các F0 đủ điều kiện được xuất viện.
“Tiễn bệnh nhân ra cổng viện, chúng tôi cùng nhắc nhở, hướng dẫn chi tiết các quy định về phòng, chống dịch bệnh khi về nhà. Từ các thành quả hiện hữu là nhiều bệnh nhân được điều trị khỏi, những bệnh nhân khác đang điều trị rất phấn khởi. Hầu hết đã hợp tác tốt với bác sĩ, thực hiện đúng các quy định trong quá trình cách ly, điều trị, không còn xuất hiện những đòi hỏi quá đáng như trước nữa”, bác sĩ Thanh chia sẻ