eDoctor miễn phí dịch vụ tư vấn bác sĩ mùa dịch

Thông qua ứng dụng eDoctor, người dân có thể gọi điện video, chat trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn cụ thể, rõ ràng về vấn đề sức khỏe mà mình quan tâm.

Các bác sĩ muốn hỗ trợ người dân cũng có thể chung tay cùng eDoctor.

Miễn phí hoàn toàn dịch vụ

Startup dịch vụ chăm sóc y tế trực tuyến eDoctor công bố triển khai chương trình “Tư vấn sức khỏe trực tuyến tại nhà – không cần đi xa” bằng cách miễn phí toàn bộ các dịch vụ tư vấn với bác sĩ qua các hình thức: gọi video trực tiếp với bác sĩ, chat với bác sĩ, đặt câu hỏi gửi bác sĩ giải đáp.

Theo đó, để được tư vấn bác sĩ MIỄN PHÍ, người dân cần cài đặt ứng dụng di động eDoctor (có trên kho ứng dụng Android và iOS) hoặc truy cập vào trang web edoctor.io.

Với dịch vụ tư vấn bằng hình thức gọi video với các bác sĩ, người dân cần đăng ký lịch hẹn trước thông qua ứng dụng eDoctor hoặc tại địa chỉ https://edoctor.io/goi-bac-si. Khi đăng ký, ngoài việc cung cấp một số thông tin cá nhân, người dân còn được đề nghị cung cấp triệu chứng bệnh và thời điểm tư vấn mong muốn để ứng dụng dễ dàng sắp xếp lịch hẹn phù hợp với các bác sĩ. Sau đó, eDoctor sẽ xác nhận lịch hẹn cũng như tư vấn hướng dẫn để người đăng ký chuẩn bị tốt nhất cho cuộc gặp trực tuyến với bác sĩ.

Đến giờ hẹn, các bác sĩ sẽ gọi điện video lại để tư vấn sức khỏe cho người dân. Lịch hẹn được eDoctor thông báo nhắc trước cuộc gọi 10 phút để đảm bảo người dân không bỏ lỡ cuộc gọi từ bác sĩ. Lưu ý, để cuộc gọi tư vấn với bác sĩ đạt chất lượng tốt nhất, người dùng cần cấp quyền truy cập micro và camera cho ứng dụng eDoctor, đồng thời nên chọn không gian thoáng, hạn chế tiếng ồn và có kết nối internet ổn định.

Bên cạnh cuộc gọi video, người dân có thể chat với các bác sĩ miễn phí từ ứng dụng hoặc trên web edoctor.io. Để gặp và trao đổi với các bác sĩ theo hình thức này, người dân chỉ cần truy cập tính năng chat (trên ứng dụng eDoctor hoặc website edoctor.io) và chọn bác sĩ đang online để nhận tư vấn về sức khỏe. Ngoài ra, người dân còn có thể đặt câu hỏi và nhận câu trả lời tư vấn hoàn toàn miễn phí từ đội ngũ bác sĩ eDoctor trong 24h làm việc. Người dân có thể gửi câu hỏi thông qua tính năng “Đặt câu hỏi với bác sĩ” trên ứng dụng eDoctor hoặc mục Cộng đồng tại địa chỉ: https://edoctor.io/hoi-dap trên website eDoctor.

Kêu gọi các bác sĩ cùng chung tay chống dịch

“Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước đang khiến người dân rất khó khăn khi muốn đi khám bệnh, gặp bác sĩ tư vấn sức khỏe. Họ cũng e ngại nguy cơ lây nhiễm khi đi ra đường, đến những chỗ tụ tập đông người như bệnh viện, phòng khám. Tuy nhiên, bất kỳ ai, bất kỳ gia đình nào cũng có nhu cầu khám chữa bệnh, tư vấn sức khỏe, đặc biệt hơn trong tình cảnh dịch bệnh hiện nay. Trước tình hình đó, eDoctor và đội ngũ y bác sĩ thực hiện chiến dịch hỗ trợ và giúp đỡ cộng đồng mùa dịch hoàn toàn miễn phí. Người dùng không phải trả bất kỳ loại phí nào cho các dịch vụ gọi video với bác sĩ, chat với bác sĩ và hỏi đáp miễn phí”, ông Vũ Thanh Long, Tổng giám đốc eDoctor, chia sẻ.

Bên cạnh nỗ lực chăm sóc sức khỏe cho người dân, eDoctor cũng kêu gọi các bác sĩ cùng chung tay chống dịch. eDoctor cung cấp công cụ kết nối hoàn toàn miễn phí cho các bác sĩ sử dụng để tiện việc theo dõi và chăm sóc bệnh nhân. Các bác sĩ muốn chung tay cùng eDoctor có thể đăng ký tại: https://edoctor.io/tu-van-suc-khoe.

Người dùng, doanh nghiệp có thể tìm hiểu kỹ hơn về dịch vụ của eDoctor thông qua việc cài đặt ứng dụng di động eDoctor (có trên kho ứng dụng Android và iOS) hoặc trực tiếp gọi điện đến tổng đài 19006115, hoặc tại website edoctor.io.

‘Dịch’ sóng não thành câu, đột phá giúp người không nói được giao tiếp

Các nhà nghiên cứu của Đại học California, San Francisco cho biết đã thành công trong việc chuyển đổi sóng não của một bệnh nhân không thể nói do bị liệt thành câu, giúp người này có thể “chuyện trò”.

Bác sĩ Edward Chang phẫu thuật cấy điện cực vào phần não điều khiển giọng nói của bệnh nhân – Ảnh: Đại học California, San Francisco

Nghiên cứu công bố ngày 14-7 trên tạp chí khoa học về y khoa New England Journal of Medicine là thành công đầu tiên cho tới nay về việc giải mã trực tiếp, đầy đủ từ ngữ từ sóng não của bệnh nhân bị liệt và không nói được.

Nếu được đầu tư phát triển, nghiên cứu có thể ứng dụng, giúp hàng ngàn người không nói được do bị liệt nặng cải thiện vấn đề giao tiếp.

Theo báo The Guardian, một bệnh nhân nam ở độ t.uổi cuối 30, bị liệt do đột quỵ não hơn 15 năm trước đã tình nguyện tham gia nghiên cứu.

Anh bị hạn chế cử động đầu, cổ và chân tay, và phải giao tiếp bằng cách sử dụng một que trỏ gắn trên mũ bóng chày để chỉ các chữ cái trên màn hình.

Bác sĩ Edward Chang, nhà nghiên cứu chính, đã phẫu thuật để cấy các điện cực vào phần não điều khiển giọng nói của bệnh nhân.

Bệnh nhân làm việc với các nhà nghiên cứu để tạo ra một kho từ vựng gồm 50 từ – như “nước”, “gia đình”, “tốt”… Sau đó, các thuật toán máy tính được huấn luyện để nhận ra các từ này từ hoạt động của não bệnh nhân phản ứng với hơn 1.000 câu quen thuộc với tỉ lệ chính xác lên đến 93% và tốc độ 18 từ/phút.

Quá trình nghiên cứu được nhóm nghiên cứu công bố – Ngưồn: Đại học California, San Francisco

Điều đặc biệt trong nghiên cứu là họ “dịch” tín hiệu não điều khiển cơ của hệ thống âm thanh có chức năng nói các từ chứ không phải là các tín hiệu não điều khiển cử động của cánh tay hoặc bàn tay để đ.ánh máy.

Theo bác sĩ Chang, đây là quá trình tạo thần kinh giọng nói nhằm khai thác các khía cạnh tự nhiên và linh hoạt của lời nói. Cách tiếp cận rất tiềm năng vì giúp bệnh nhân giao tiếp nhanh và suôn sẻ hơn.

Không tham gia nghiên cứu nhưng lạc quan với kết quả mới được công bố, ông Leigh Hochberg, nhà thần kinh học của Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, nhận xét: “Có thể chỉ vài năm nữa sẽ có một hệ thống hữu ích về điều trị cho phép khôi phục khả năng giao tiếp cho các bệnh nhân bị liệt nặng”.

Trước đó, vào tháng 5-2021, một nhóm nghiên cứu khác đã giúp một người bị liệt dịch chữ viết tay tưởng tượng của mình thành văn bản bằng một giao diện kết hợp não và máy tính.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *