Không chịu tiêm vắc xin phòng COVID-19 vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi, sức khỏe bà mẹ mang song thai lúc 31 tuần t.uổi bị mắc COVID-19 bỗng chuyển biến xấu, 2 thai nhi cũng yếu dần.
Hai b.é t.rai được chăm sóc trong lồng kính tại Bệnh viện Hùng Vương – Ảnh: BVCC
Ngày 16-11, bác sĩ Hồ Viết Thắng, trưởng khu K1 (khu điều trị COVID-19) Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM), cho biết sức khỏe của sản phụ N.T.L. (27 t.uổi, ngụ quận 12, TP.HCM) bị mắc COVID-19 đã ổn định, cai máy thở. Sức khỏe của 2 bé con chị cũng ổn định và âm tính với COVID-19.
Trước đó, thai phụ L. bỗng chuyển biến xấu sau 7 ngày được phát hiện và điều trị COVID-19. Bà mẹ này mang song thai thụ tinh trong ống nghiệm và chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19 vì sợ tiêm ảnh hưởng đến thai nhi.
Chị L. được xác định mắc COVID-19 từ ngày 1-11 và được điều trị tại một điểm thu dung, đến ngày 8-11 vẫn tiếp tục sốt ho, khó thở nên được chuyển đến Bệnh viện Hùng Vương. Tại đây, chị L. được cho thở oxy qua chụp mũi, dùng thuốc kháng đông, kháng virus.
Ngày 9-11, tình trạng sức khỏe chị chuyển biến xấu, khó thở tăng dần, SpO2 giảm. Thai phụ được chuyển sang thở oxy lưu lượng cao và có cải thiện, tuy nhiên đến tối cùng ngày thì diễn tiến nặng hơn, SpO2 liên tục giảm, thở gấp, chị được chuyển sang thở máy.
Đến rạng sáng 10-11, sức khỏe thai phụ cải thiện nhưng cả hai thai nhi xuất hiện tình trạng nhịp tim giảm. Êkip trực chẩn đoán các bé bị suy tuần hoàn nhau thai do mẹ bị COVID-19 nguy kịch. Cuộc hội chẩn khẩn với lãnh đạo bệnh viện được tiến hành lúc rạng sáng và đi đến quyết định mổ sinh.
“Chỉ trong vòng 10 phút sau khi được lãnh đạo bệnh viện thống nhất, chúng tôi đã tiến hành ca mổ ngay. Hai b.é t.rai có cân nặng mỗi bé khoảng 1,6kg đã chào đời an toàn và được chuyển đến khoa nhi để được chăm sóc. Cả hai âm tính với COVID-19″, bác sĩ Thắng nói.
Sau phẫu thuật bắt con, chị L. phải tiếp tục thở máy trong 5 ngày. Đến chiều 16-11, chị đã được cai máy thở. Riêng 2 con chị do sinh thiếu tháng nên vẫn được chăm sóc đặc biệt.
BS.CK2 Bùi Thị Thủy Tiên, trưởng khoa sơ sinh của bệnh viện, cho biết hiện sức khỏe 2 bé đã cải thiện, khoa sơ sinh đã mời bố của bé đến để hướng dẫn bài tập chăm sóc trẻ sinh non Kangaroo.
PGS.TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, giám đốc Bệnh viện Hùng Vương, cảnh báo nhiều thai phụ mang thai quý, thai hiếm mắc COVID-19 trở nặng vì không tiêm ngừa vắc xin COVID-19. Đây là tình trạng rất đáng báo động và đau lòng.
Các bác sĩ khuyến cáo các thai phụ nên sớm tiêm ngừa vắc xin phòng COVID-19. Với trường hợp phát hiện mắc COVID-19, thai phụ nên đến khám tại bệnh viện có chuyên khoa sản để được khám kỹ cả mẹ lẫn thai nhi.
Cần biết: Trẻ mắc COVID-19 có triệu chứng sốt, ho, khó thở…
Theo Bộ Y tế, phần lớn t.rẻ e.m mắc COVID-19 đều không triệu chứng hoặc nhẹ với triệu chứng viêm hô hấp cấp trên hoặc tiêu hoá (55%), trung bình (40%), nặng (4%), nguy kịch (0,5%).
Bộ Y tế đã có Quyết định về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở t.rẻ e.m.
Trẻ nhũ nhi dưới 12 tháng t.uổi mắc COVID-19 có nguy cơ cao diễn tiến nặng
Theo Hướng dẫn này, phần lớn t.rẻ e.m mắc COVID-19 đều không triệu chứng hoặc nhẹ với triệu chứng viêm hô hấp cấp trên hoặc tiêu hoá (55%), trung bình (40%), nặng (4%), nguy kịch (0,5%).
Trẻ nhũ nhi dưới 12 tháng t.uổi có nguy cơ cao diễn tiến nặng. Trẻ mắc COVID-19 thường ở thể nhẹ vì thế tỷ lệ nhập viện và t.ử v.ong ít so với người lớn.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, phần lớn t.rẻ e.m mắc COVID-19 đều không triệu chứng hoặc nhẹ với triệu chứng viêm hô hấp cấp trên hoặc tiêu hoá. Ảnh minh hoạ
Hội chứng viêm hệ thống đa cơ quan ở trẻ mắc COVID-19 hiếm gặp, xảy ra chủ yếu ở 2-6 tuần sau nhiễm SARS-CoV-2, nhưng thường diễn tiến nặng và có thể gây t.ử v.ong.
Trẻ bị nghi ngờ mắc COVID-19 khi bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (sốt và có ít nhất một triệu chứng của bệnh đường hô hấp như: ho, đau họng, khó thở,…) và có một trong các điều kiện sau:
– T.iền sử ở/đi/đến/qua vùng dịch tễ COVID-19 trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát các triệu chứng;
– T.iền sử tiếp xúc với ca bệnh COVID-19 hoặc t.iền sử tiếp xúc gần với các trường hợp nghi ngờ/hoặc ca bệnh trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát các triệu chứng;
– Một trẻ nhập viện với các triệu chứng của nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính nặng nhưng không giải thích được bằng các nguyên nhân khác;
– Trẻ có xét nghiệm test nhanh dương tính với COVID.
Các triệu chứng lâm sàng ở trẻ mắc COVID-19
Thời gian ủ bệnh từ 2-14 ngày, trung bình là 4-5 ngày. Khởi phát khi có một hay nhiều triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, đau đầu, ho khan, đau họng, nghẹt mũi/sổ mũi, mất vị giác/khứu giác, nôn và tiêu chảy, đau cơ, tuy nhiên trẻ thường không có triệu chứng.
Triệu chứng lâm sàng thường gặp: sốt 63%, ho 34%, buồn nôn/nôn 20%, tiêu chảy 20%, khó thở 18%, triệu chứng mũi họng 17%, phát ban 17%, mệt mỏi 16%, đau bụng 15%, triệu chứng giống Kawasaki 13%, không có triệu chứng 13%, triệu chứng thần kinh 12%, kết mạc 11% và họng đỏ 9%.
Các triệu chứng khác ít gặp hơn: tổn thương da niêm (hồng ban các đầu ngón chi, nổi ban da…); rối loạn nhịp tim; tổn thương thận cấp; viêm thanh mạc (tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng tim); gan to, viêm gan; bệnh não (co giật, hôn mê hoặc viêm não).
Hầu hết trẻ chỉ bị viêm đường hô hấp trên với sốt nhẹ, ho, đau họng, số mũi, mệt mỏi; hay viêm phối và thường tự hồi phục sau khoảng 1-2 tuần. Khoảng 2% trẻ có diễn tiến nặng, thường vào ngày thứ 5-8 của bệnh.
Trong đó một số trẻ (khoảng 0,7%) cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biến chứng nặng như. hội chứng nguy kịch hô hấp cấp (ARDS), viêm cơ tim, nhiễm khuẩn huyết, sốc n.hiễm t.rùng, và hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C).
Các yếu tố tiên lượng nặng trẻ béo phì, trẻ chậm phát triển, bại não, bệnh phổi mạn, suy giảm miễn dịch, đái thảo đường, tim bẩm sinh… Tỷ lệ t.ử v.ong ở trẻ rất thấp (
Trẻ khi mắc COVID-19 thường trong giai đoạn từ ngày thứ 7-10 ngày, nếu không có các biến chứng nặng trẻ sẽ hết dần các triệu chứng lâm sàng và khỏi bệnh.
Yếu tố nguy cơ bệnh diễn biến nặng của trẻ mắc COVID-19
Hướng dẫn của Bộ Y tế về điều trị COVID-19 cho t.rẻ e.m nêu rõ yếu tố nguy cơ bệnh diễn biến nặng của trẻ mắc COVID-19 là: Trẻ đẻ non, cân nặng thấp; Béo phì, thừa cân; Đái tháo đường, các bệnh lý gene và rối loạn chuyển hoá; Các bệnh lý phổi mạn tính, hen phế quản. Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi..);
Bệnh thận mạn tính; Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo m.áu; Bệnh tim mạch (tim bẩm sinh, suy tim, tăng áp phổi, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim, tăng huyết áp) Bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần)
Ngoài ra, các đối tượng trẻ có các yếu tố nguy cơ bệnh diễn biến nặng khi mắc COVID-19 là trẻ mắc bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác; Các bệnh lý suy giảm miễn địch bẩm sinh hoặc mắc phải; Bệnh gan – đang điều trị bằng thuốc corticoid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác; Các bệnh hệ thống…